Tốc độ tăng chi BHXH hàng năm tại BHXH tỉnh PhúThọ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

giai đoạn 2016 - 2019 Đơn vị: % Stt Năm Tổng số NSNN đảm bảo Quỹ BHXH Quỹ BHYT Quỹ BHTN 1 2017/2016 15,22 1,09 22,86 17,20 20,64 2 2018/2017 16,13 4,06 13,12 37,42 17,71 3 2018/2019 9,40 3,81 10,66 10,71 34,33 4 Bình quân 13,58 2,98 15,5 21,78 24,23

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BHXH tỉnh Phú Thọ 2016 - 2019

Qua số liệu bảng trên cho ta thấy, về cơ bản tốc độ tăng tiền chi BHXH, BHYT, BHTN tăng dần lên theo các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng không đều giữa chi BHXH nguồn NSNN, nguồn quỹ BHXH đảm bảo, quỹ BHYT, BHTN là do nhiều nguyên nhân như: chính sách tiền lương của Nhà nước thay đổi qua các thời kỳ hàng năm, tăng tiền lương tối thiếu vùng, tăng giảm đối tượng hưởng hưởng BHXH, BHYT, BHTN, do tác động của các chính sách BHYT cho người dân,...

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Công tác lập dự toán chi chế độ BHXH ngắn hạn

2.2.2.1. Thực trạng lập dự toán chi chế độ BHXH ngắn hạn

Những năm qua, nhận thức được được tầm quan trọng của công tác quản lý chi BHXH nói chung và chi chế độ BHXH ngắn hạn nói riêng, BHXH tỉnh Phú Thọ đã xác định được vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng chỉ tiêu chi BHXH trong hiệu quả công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHXH tỉnh Phú Thọ đã nghiêm túc thực hiện việc xây dựng dự toán chi BHXH ngắn hạn.

Theo đó, thực hiện Quyết định số 3588/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc Ban hành quy trình lập, phân bổ và giao dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hàng năm, Công văn số 4985/BHXH-KHĐT ngày 07 tháng 11 năm 2017 về việc hướng dẫn

lập kế hoạch tài chính NSNN 03 năm, Công tác xây dựng dự toán năm kế hoạch và đề xuất KHTC –NSNN 03 năm tại BHXH tỉnh Phú Thọ được thực hiện theo đúng quy trình. Thời điểm lập dự toán năm kế hoạch đối với các đơn vị dự toán cấp III (BHXH các huyện thành, thị) vào tháng 6 năm trước liền kề; đối với BHXH tỉnh là đơn vị dự toán cấp I phải hoàn thành xong trước ngày 05 tháng 7 năm trước. Để lập dự toán cho năm N+1, Căn cứ vào số liệu thông báo của BHXH Việt Nam; số quyết toán năm N-1; tình hình thực hiện dự toán thu - chi tại tỉnh Phú Thọ trong 06 tháng đầu năm N, BHXH tỉnh Phú Thọ tiến hành lập dự toán thu, chi năm N+1, trong đó có dự toán chi tiết cho khoản chi BHXH ngắn hạn [11],[9]. Dự toán chi BHXH, BHTN năm kế hoạch và KHTC - NSNN 03 năm được thể hiện như sau: (bảng 2.5)

Qua bảng số liệu 2.5 cho thấy:

►Về dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN: Dự toán số người và số tiền thu năm sau cao hơn năm trước, trong giai đoạn 2020 - 2022, bình quân mỗi năm tăng 21.618 người. Nguyên nhân tăng chủ yếu do phát triển NLĐ thuộc khối doanh nghiệp; đối tượng học sinh, sinh viên, hộ nông nghiệp có mức sống trung bình và hộ gia đình. Đối với số tiền thu dự kiến bình quân tăng hàng năm 4,28%, tương ứng bình quân mỗi năm tăng 229.610 triệu đồng. Nguyên nhân tăng chủ yếu là hàng năm điều chỉnh tăng mức đóng đối với người lao động động áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định của Chính phủ; điều chỉnh tăng lương cơ sở theo Nghị định của Chính phủ áp dụng thu với khối Hành chính sự nghiệp, cán bộ xã phường; đồng thời viên chức thuộc ngành BHXH tỉnh tích cực thu, thu hồi nợ đọng BHXH, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ BHXH xuống thấp nhất có thể.

►Về dự toán chi BHXH, BHTN: Dự toán chi năm kế hoạch cao hơn năm hiện hành, nguyên nhân tăng chủ yếu do tăng đối tượng hưởng, tăng mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng, lương hưu hàng tháng được điều chỉnh tăng theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội.

“Qua số liệu trên ta thấy dự toán về số lượng người và số chi chế độ BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ tăng lên dần theo các năm. Nguyên nhân tăng chủ yếu do đối tượng hưởng tăng theo lộ trình hàng năm và do Nhà nước tăng mức lương cơ sở hàng năm, mặt khác mục tiêu phấn đấu của BHXH tỉnh Phú Thọ luôn

đề ra năm sau tốt hơn năm trước về hình thức và phương thức chi trả chế độ cho NLĐ nhằm khuyến khích thu hút NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, góp phần phát triển đất nước và đảm bảo cho NLĐ có được một khoản thu nhập nhất định khi ốm đau, thai sản không thể tham gia lao động.”

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)