Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 90 - 92)

2.3.3 .Yếu tố vềquản lýthu BHXH

2.4. Đánh giá kết quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

- Do đặc điểm từ các đơn SDLĐ:

Theo kết quả trong Báo cáo tổng hợp tình hình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, các đơn vị tham gia BHXH BB trên địa bàn toàn tỉnh tính đến tháng 10 năm 2019 có 5.414 đơn vị SDLĐ. Qua thực tế cho thấy do số lượng các đơn vị sử dụng lao động trên toàn tỉnh rất lớn và đa dạng về các thành phần, chính vì thế công tác quản lý chi trả chế độ BHXH cũng không giống nhau giữa các đơn vị. Theo kết quả điều tra và kinh nghiệm quản lý thực tế từ phía tác giả cho thấy công tác quản lý đối tượng chi trả đối với đơn vị doanh nghiệp chưa chặt chẽ, khoa học nhất đối với các đối tượng tham gia BHXH tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc quản lý đối tương mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi trên hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu.

- Do hạn chế về số lượng, chất lượng CB, VC thực hiện công tác quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn:

hạn tại BHXH tỉnh, huyện, thành phố của tỉnh Phú Thọ còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc mang tính chất hành chính sự vụ, chưa bám sát cơ sở, việc giải thích, tuyên truyền vận động còn chung chung, hiệu quả chưa cao… Theo kết quả điều tra tại phiếu điều tra từ phía cán bộ viên chức đánh giá về số lượng cán bộ viên chức thực hiện nhiệm vụ quản lý chi BHXH ngắn hạn trung bình ý kiến đạt 3,29 điểm, trình độ năng lực của cán bộ viện chức đảm nhiệm công việc này được đánh giá ở mức độ trung bình đạt 3,23 điểm. Thực tế trực tiếp điều tra tại các BHXH cấp huyện cho thấy số lượng cán bộ thực hiện công tác chi trả BHXH hiện nay còn thiếu: BHXH tỉnh có 13 đơn vị BHXH huyện, thành thị, mỗi huyện có 01 cán bộ thực hiện giải quyết chế độ. Như vậy, với đơn vị có số lượng người tham gia, người hưởng chế độ BHXH nhiều nhưng chỉ có duy nhất 1 cán bộ thực hiện công tác chi trả BHXH ngắn hạn.

- Do hạn chế về ứng dụng công nghệ, kỹ thuật quản lý

Việc quản lý người tham gia BHXH là phải cập nhật được những thông tin về tình hình di chuyển, biến động về số lượng lao động của từng đơn vị SDLĐ và mức đóng góp của từng người lao động. Đó là một khối lượng công việc rất lớn, trong khi ngành BHXH chưa có công nghệ quản lý bằng kỹ thuật hiện đại, công tác quản lý đối tượng chủ yếu phụ thuộc vào đơn vị SDLĐ.

- Những nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước

Do Luật BHXH chưa thực sự phù hợp với thực tiễn xã hội, nhận thức về BHXH của một số đơn vị sử dụng lao động, của người lao động và người dân còn hạn chế, còn hay nhầm lẫn với các hình thức bảo hiểm thương mại khác. Công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT chưa được quan tâm đúng mức. Phương pháp hình thức tuyên truyền, giáo dục còn chưa được phù hợp, hiệu quả mang lại chưa cao.

- Những năm qua, việc Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu nhiều lần gây không ít khó khăn cho công tác quản lý chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh vì phải điều chỉnh mức chi trả hợp lý.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH NGẮN HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 90 - 92)