Mục tiêu quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 94)

2.3.3 .Yếu tố vềquản lýthu BHXH

3.1.3. Mục tiêu quản lý

Để thực hiện mục tiêu BHXH cho NLĐ, định hướng phát triển ngành BHXH ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 phải được xây dựng dựa trên cơ sở các quan điểm của BHXH Việt Nam đó là:

Thứ nhất: Phát triển ngành BHXH phải theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính sách, chế độ BHXH gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội của hầu hết các tầng lớp dân cư, nếu được thực hiện tốt sẽ là điều kiện và cơ sở quan trọng để ổn định chính trị và an toàn xã hội. Chính vì vậy phải thể hiện được chức năng, quyền lực quản lý xã hội của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho mọi người dân được bình đẳng về cơ hội, về quyền và nghĩa vụ tham gia và hưởng thụ các chế độ, chính sách BHXH. Vì vậy, có thể khẳng định chính sách, chế độ BHXH là thể chế, sự cụ thể hoá chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.

Thứ hai: Phát triển ngành BHXH phải vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và an toàn xã hội.

Chính sách, chế độ BHXH được ban hành và tổ chức thực hiện là nhằm huy động mọi tiềm năng của từng cá nhân và tổ chức; vừa để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, vừa để hình thành quỹ BHXH - nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu đảm bảo quyền lợi cho người được thụ hưởng các chế độ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Tài chính BHXH là nguồn vốn lớn để tham gia đầu tư phát triển nền kinh tế - xã hội của nước nhà, cho nên, định hướng phát triển BHXH phải hướng tới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ ba: Thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp BHXH từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể là:

Thành lập một tổ chức thống nhất của Nhà nước theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương để tổ chức thực hiện BHXH đối với mọi NLĐ. NLĐ và toàn thể nhân dân. Đồng thời, hoạt động quản lý phải được tiến hành đồng bộ từ khâu ban hành, hướng dẫn chế độ chính sách, đến khâu tổ chức thực hiện các chính sách đó. Hệ thống các văn bản phải đồng bộ, không được chồng chéo, mâu thuẫn, dễ làm, dễ nhớ, dễ kiểm tra. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân trong quá trình quản lý. Mặt khác, phải phân cấp và quy định cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan BHXH từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ quản lý BHXH.[4],[27],[30]

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác lập dự toán và thẩm định quyết toán chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

Về nguyên tắc, việc xây dựng dự toán hàng năm phải được tiến hành từ dưới lên, vì cơ quan BHXH Việt Nam được thành lập và hoạt động theo 3 cấp, do vậy, dự toán chi BHXH ngắn hạn hàng năm phải được xây dựng từ BHXH các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh. Hạn chế trong công tác lập dự toán tại BHXH tỉnh Phú Thọ là công tác dự toán xây dựng chưa chú trọng trong việc xây dựng dự toán cho việc chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại các đơn vị dự toán cấp III. Công tác lập dự toán năm kế hoạch không sát thực tế đến tình trạng năm nào cũng phải điều chỉnh dự toán. Chính vì vậy, BHXH tỉnh Phú Thọ cần phải cụ thể hóa các văn bản pháp lý của Nhà nước đồng thời bám sát các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam để chỉ đạo cấp huyện hàng năm xây dựng hệ thống dự toán chi tiết đảm bảo cho hoạt động quản lý chi trả BHXH ngắn hạn đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể như sau:

a) Cơ sở pháp lý để xây dựng dự toán

- Văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành như: “Luật Lao động; Luật BHXH; Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương; Các quy định về cơ chế quản lý tài chính về BHXH; Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH” v.v...

- Các văn bản BHXH Việt Nam ban hành, đây là những quy định, hướng dẫn BHXH địa phương về các nội dung quản lý chi các chế độ BHXH.

- Các văn bản của UBND tỉnh Phú Thọ về quy hoạch, kế hoạch, quy chế phối hợp với các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các nội dung có liên quan.

b) Dự báo nhu cầu chi BHXH ngắn hạn trên địa bàn quản lý

Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị lập dự toán chi BHXH ngắn hạn phải tiến hành điều tra, khảo sát thực tế để nắm bắt được hoạt động SXKD của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Từ đó, xác định được xu hướng tăng, giảm người lao tham gia BHXH theo quy định của pháp luật, đồng thời phái bám sát vào

cơ chế, chủ trương chính sách của Nhà nước về tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng,.. trên cơ sở đó để xác định được chính xác nhu cầu chi BHXH ngắn hạn trên địa bàn quản lý trong năm kế hoạch.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cần đổi mới phương pháp thẩm định quyết toán chi trả BHXH ngắn hạn, định kỳ xây dựng lịch thẩm định đảm bảo hiệu quả, bố trí CB, VC có trình độ, kinh nghiệm thực hiện thẩm định quyết toán, thẩm định trực tiếp tại các cơ sở nhất là các đơn vị có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trường hợp trong quá trình xét duyệt nếu phát hiện đơn vị SDLĐ có dấu hiệu vi phạm thì kiểm tra tại đơn vị, lập biên bản và chấn chỉnh sai phạm trong chi trả BHXH ngắn hạn.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách chi trả chế độ BHXH ngắn hạn BHXH ngắn hạn

Xác định các nguyên nhân hạn chế về chi trả và quản lý chi trả BHXH tại tỉnh Phú Thọ là các văn bản về BHXH áp dụng chưa phù hợp dẫn đến việc quản lý chi BHXH có những khó khăn nhất định. Vì vậy cần hoàn thiện và ổn định có tính tương đối các văn bản đó để quản lý hoạt động chi BHXH được tốt hơn. Đó là một mặt, mặt khác các văn bản này cần thực sự đi vào cuộc sống xã hội, vào các đơn vị SDLĐ và NLĐ. Bên cạnh đó, Luật BHXH cần điều chỉnh, kịp thời bổ sung nhằm đảm bảo tính công khai, công bằng, minh bạch của các chế độ chính sách, taọ điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, nhất là đảm bảo quyền lợi của đối tượng tham gia BHXH và thân nhân của họ. Xử phạt hành chính đối với việc vi phạm trong lĩnh vực BHXH cần sửa đổi theo hướng nâng cao hình phạt, xem trọng việc truy cứu trách nhiệm hình sự, để từ đó giữ vững kỷ cương đảm bảo tính nghiêm minh trong việc thực thi các chính sách về BHXH.

3.2.3. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

3.2.3.1. Quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn

- Trong thời gian tới, BHXH tỉnh cần quản lý chặt chẽ, khoa học hơn đối với hồ sơ tham gia BHXH của người lao động tại các đơn vị SDLĐ nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và DN tư nhân. Thường xuyên kiểm tra rà soát các biến động tăng, giảm đối tượng hưởng BHXH ngắn hạn và và số tiền chi trả.

Thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc đó là: Chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH, chấp hành đúng chế độ kế toán, báo cáo thống kê, thực hiện thanh quyết toán và quản lý lưu trữ chứng từ sổ sách theo quy định, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ chi trả chế độ BHXH khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thực hiện thu hồi số tiền người hưởng đã lĩnh sai chế độ khi phát hiện chi sai hoặc khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Yêu cầu các đơn vị SDLĐ đăng ký tài khoản giao dịch trong thanh toán kinh phí chi BHXH cũng như cam kết thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước trong lĩnh vực thanh toán và nghiêm chỉnh thực hiện đúng các quy định của luật BHXH trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xét duyệt.

3.2.3.2 Quản lý tổ chức chặt chẽ chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn

- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức y tế, tổ chức công đoàn và các đơn vị để kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục triệt để hiện tượng làm giả hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ.

- Phối hợp với các cơ quan thanh tra, tài chính, kho bạc... để kiểm tra, khảo sát việc thực hiện chế độ BHXH và chi trả chế độ cho NLĐ tại đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh và huyện uỷ quyền chi trả hộ.

- BHXH tỉnh, BHXH huyện không được sử dụng tiền mặt cho đơn vị SDLĐ để chi trả hộ. Nghiêm cấm việc chi trả bằng tiền mặt thông qua đại diện của người SDLĐ, sau đó về chi trả ở đơn vị của họ.

- Đẩy mạnh ứng dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó ngày càng tăng tỷ lệ chi trả trực tiếp cho NLĐ thông qua tài khoản cá nhân.

3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát chi trả chế độ BHXH ngắn hạn. chế độ BHXH ngắn hạn.

Trong công tác kiểm tra, kiểm soát chi trả BHXH cho đối tượng tại cơ quan BHXH cần tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra và thanh tra liên ngành. Duy trì kỷ cương hành chính, thực hiện chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Công tác kiểm tra phải được tiến hành nghiêm chỉnh, có khen thưởng, kỷ luật.

công để khắc phục triệt để hoàn toàn hiện tượng ốm giả, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ. Thực hiện dối chiếu chứng từ gốc tại đơn vị với hồ sơ ban đầu lưu ở nơi khám, chữa bệnh để phát hiện trưởng hợp giả mạo chứng từ.

Chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã tích cực cần kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ phát hiện kịp thời hồ sơ có dấu hiệu giả mạo, nghi vấn trước khi chuyển bộ phận chuyên môn giải quyết, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ kiểm tra dữ liệu đóng nộp, quá trình tham gia để tìm ra những trường hợp nghi vấn như nộp BHXH vừa đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản, đề nghị hưởng chế độ BHXH trong thời gian đề nghị truy thu đóng BHXH... để xác minh là rõ trước khi xét duyệt. Đồng thời cần quán triệt cán bộ xét duyệt chế độ BHXH nâng cao hơn nữa tinh thần thường xuyên tự kiểm tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện những sai sót trong quá trình giải quyết để kịp thời điều chỉnh.

Xây dựng chương trình, các kế hoạch phối hợp với các ngành Thanh tra, Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động... để thường xuyên hoặc đột xuất tổ chức các đợt thanh tra liên ngành nhằm kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH cho NLĐ tại đơn vị SDLĐ, đặc biệt là đối với những lao động có số hồ sơ phát sinh nhiều, các hồ sơ có dấu hiện nghi vấn. Phối hợp với Thanh tra Nhà nước, Viện Kiểm soát nhân dân giải quyết những trường hợp khiếu nại, tố cáo người hưởng sai chế độ, khai man năm sinh và thời gian công tác.

Song song với việc tự kiểm tra, các đơn vị phải tăng cường thường xuyên hơn nữa xây dựng kế hoạch và thực hiện hậu kiểm sau giải quyết chế độ BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động đặc biệt là tại các doanh nghiệp để chấn chỉnh kịp thời những đơn vị có dấu hiệu lạm dụng quỹ BHXH hoặc cố tình lạm dụng tiền trợ cấp BHXH của người lao động, thực hiện sai chính sách BHXH.

3.2.5. Các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi trả BHXH

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

- Nâng cao chất lượng ứng dụng phần mềm trong quản lý hoạt động chi trả BHXH ngắn hạn:

Việc nâng cao chất lượng ứng dụng phần mềm trong quản lý chi trả BHXH ngắn hạn là một nhiệm vụ cấp bách của BHXH tỉnh Phú Thọ trong khi việc ứng dụng phần mềm tại một số đơn vị thuộc BHXH tỉnh Phú Thọ còn gặp phải những vướng mắc nhất định: Lỗi phần mềm, phần mềm không tương thích với máy,...

- Nâng cấp trang thiết bị phần cứng:

Để hệ thống ứng dụng CNTT hoạt động hiệu quả cần thiết phải đổi mới công nghệ, loại bỏ, thay thế, nâng cấp những thiết bị CNTT cũ, lỗi thời nhằm đáp ứng hệ thống phần mềm quản lý tương thích. Hiện tại theo kết quả điều tra, tại một số huyện vẫn còn sử dụng hệ thống máy tính bàn cũ, dung lượng lưu trữ thấp, RAM thấp như: Huyện Tam Nông; Thanh Thủy; Thanh Ba. BHXH tỉnh Phú Thọ cần có phương án thay thế thiết bị CNTT cho những huyện trên.

- Đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu:

Nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý chi BHXH ngắn hạn, đồng thời giảm khối lượng công việc cho nguồn nhân sự tham gia công tác quản lý thì việc đồng bộ dữ liệu quản lý là hết sức cần thiết, hiện tại việc sử dụng các phần mềm nghiệp vụ thực hiện các nội dung như thu, chi, dự toán;... của BHXH tỉnh Phú Thọ vẫn còn riêng rẽ, mỗi phần mềm thực hiện một việc khác nhau ứng với phòng ban nghiệp vụ khác nhau, chưa có sự đồng bộ hóa, như vậy, trước hết cần đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu của các phần mềm nghiệp vụ lại với nhau giúp công tác trong từng đơn vị BHXH có sự liên kết (liên kết hoạt động thu với hoạt động chi, với hoạt động lập kế hoạch, dự toán,...). Bên cạnh đó, giữa BHXH câp tỉnh và cấp huyện cần có sự đồng bộ hóa dữ liệu giúp cho BHXH cấp tỉnh theo dõi, quản lý toàn diện, kịp thời hoạt động đối với BHXH cấp huyện; qua đó còn giúp BHXH cấp huyện cập nhật nhanh nhất mọi chủ trương, chính sách từ BHXH cấp tỉnh chuyển đến.

- Nâng cao chất lượng CBVC trong việc ứng dụng CNTT:

Muốn ứng dụng tốt CNTT trong việc quản lý chi trả BHXH ngắn hạn thì yếu tố con người trong CNTT là hết sức cần thiết, bởi vậy, cần nâng cao chất lượng CBVC bằng biện pháp cụ thể sau:

+ Thống nhất nhận thực về vai trò của CNTT trong hoạt động quản lý;

+ Thường xuyên, theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý ở BHXH các cấp;

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về ứng dụng CNTT trong việc quản lý; + Khuyến khích tự đào tạo, tọa đàm kinh nghiệm giữa các cán bộ trong cơ quan BHXH;

+ Tổ chức thi đua, khen thưởng phong trào tìm hiểu kiến thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, đặc biệt trong đó cần có quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn.

3.2.6. Các giải pháp khác

3.2.5.1. Nâng cao chất lượng CB, VC quản lý chi BHXH ngắn hạn

Những năm qua, BHXH Việt Nam đã chú trọng việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ lãnh đạo, hướng dẫn và triển khai công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ trong ngành theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ. Đồng thời thường xuyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)