Tình hình nhân sự của BHXH tỉnh PhúThọ giai đoạn 2016-2019

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 58 - 60)

Đơn vị: Người

Số

TT Phân loại 2016 2017 2018 2019

I Phân theo giới tính 350 349 348 335

1 Nam 181 178 176 175 2 Nữ 169 171 172 160 II Phân theo trình độ 350 349 348 335 1 Trên đại học 23 24 25 39 2 Đại học 264 268 271 257 3 CĐ, trung cấp, sơ cấp 39 35 32 22 4 Lao động phổ thông 24 22 20 17

III Phân theo ngạch, bậc 350 349 348 335

1 Chuyên viên chính 5 13 31 32

2 Chuyên viên 230 248 250 257

3 Cán sự 51 35 20 24

4 Lao động hợp đồng 64 53 47 19

Bảng số liệu cho thấy, cả số lượng và chất lượng nhân lực của BHXH tỉnh Phú Thọ đều có sự tăng trưởng, cải tiến qua các năm. Về cơ bản, công tác cán bộ đã được BHXH tỉnh chú trọng quan tâm, cơ quan tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên đi học thêm nâng cao trình độ, kiến thức, chuyên môn. Mặc dù vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên trong hệ thống BHXH tỉnh Phú Thọ vẫn còn thấp so với các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Yên Bái, Vĩnh Phúc; trình độ chuyên môn không đồng đều, còn nhiều hạn chế về nghiệp vụ, công nghệ thông tin,.. Bên cạnh đó một số cán bộ tuy có trình độ đại học nhưng chuyên môn nghiệp vụ không phù hơp với vị trí việc làm hoặc không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cùng với sự phát triển của kinh tế ở địa phương trong thời gian tới khiến áp lực công việc và đòi hỏi công việc đối với cán bộ, nhân viên ngành BHXH tỉnh sẽ càng lớn. Do đó, chú trọng hơn đến công tác cán bộ là yêu cầu đặt ra đối với BHXH tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

2.1.2.3. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn 2016-2019

Những năm qua, BHXH tỉnh Phú Thọ luôn phấn đấu không ngừng vì mục tiêu “BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân”. BHXH tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các cấp, các ngành thực hiện tốt Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. “Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Phú Thọ đạt 29,1% lực lượng lao động tham gia BHXH, 92% dân số tham gia BHYT. Để thực hiện mục tiêu đó, BHXH tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị, chủ sử dụng lao động, người lao động và nhân dân hiểu và tham gia BHXH, BHYT, nhất là việc tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình; Thực hiện tốt công tác giám định BHYT, các công việc nghiệp vụ của Ngành, phấn đầu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch hằng năm; Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của công chức, viên chức để phục vụ đối tượng ngày càng tốt hơn; Thực hiện hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lương theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại BHXH `tỉnh và BHXH các huyện, thành phố Phú Thọ [2].Theo báo cáo tổng kết hoạt động công tác hàng năm giai đoạn 2016 - 2019 cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của BHXH tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả sau:

a. Kết quả thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Qua thực tế cho thấy, công tác thu BHXH ngày càng phát triển, số tiền thu BHXH, BHYT giai đoạn 2016 - 2019 đã tăng lên theo từng năm. Năm 2017 tổng số thu toàn tỉnh đạt được 3.025.320 triệu đồng tăng 112,1% so với năm 2016, năm 2018 số thu đạt 3.376.526 triệu đồng tăng 111,6% so với năm 2017, năm 2019 số thu đạt 3.788.462 triệu đồng tăng 112,2% so với năm 2018.

Để đạt được những thành quả trên là do BHXH tỉnh Phú Thọ đã bám sát kế hoạch của cấp trên giao, tổ chức tốt việc thu BHXHBB, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, BHYT hộ gia đình, tích cực áp dụng các hình thức vận động đến các trường học và khu dân cư để khai thác mở rộng người tham gia. BHXH tỉnh, chủ động phối kết hợp với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể trong việc triển khai, tuyên truyền, thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT cho NLĐ và người dân trên địa bàn tỉnh..

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 58 - 60)