Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 92)

2.3.3 .Yếu tố vềquản lýthu BHXH

3.1.1. Quan điểm phát triển

Nhằm mục đích triển khai rộng rãi chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới mọi đối tượng lao động, đảm bảo sự công bằng trong việc tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, vừa nhằm tăng nguồn thu cho quỹ BHXH, vừa đảm bảo khả năng chi trả của quỹ, BHXH tỉnh Phú Thọ xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể như sau:

Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn toàn tỉnh, tổ chức tốt công tác thu BHXH, BHYT, BHTN, tiếp tục khai thác tăng số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN tích cực đôn đốc thu BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng, phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch được giao.

- Tổ chức tốt công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng và NLĐ, duy trì ổn định công tác chi trả thường xuyên trước ngày 10 - 15 hàng tháng bằng việc phối hợp chặt chẽ với hệ thống Bưu điện tỉnh Phú Thọ, UBND các xã, thị trấn để công tác chi trả được an toàn.

- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ, đảm bảo các chỉ tiêu về công tác quản lý chi trả như chi đúng, chi đủ, kịp thời.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong đó định hướng nâng cao số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng giám sát với việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá một cách cụ thể đối với từng bộ phận để cán bộ kiểm tra giám sát có thể dễ dàng trong việc đánh giá.

- Thực hiện giải quyết dứt điểm công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH cho NLĐ, giải quyết kịp thời các chế độ cho NLĐ.

- Duy trì tốt công tác cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa. Đồng thời duy trì tốt công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ đảm bảo thuận tiện, an toàn khi khai thác, đáp ứng mọi yêu cầu của cá nhân và đơn vị về hồ sơ khi cần thiết.

- Tổ chức tốt công tác kiểm tra các hoạt động, nhiệm vụ chuyên môn của ngành, kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động và các đại lý chi trả.

- Tăng cường công tác kỉ luật, kỉ cương hành chính, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và nội quy của cơ quan, phát huy tốt những kết quả đã đạt được của những năm trước, các bộ phận tham mưu tốt để thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn.

- Giải quyết kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định của pháp luật.

- Tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo mọi cán bộ, công chức, viên chức đều đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ.

- Phấn đấu xây dựng đơn vị vững mạnh, người công chức kiểu mẫu.

Thực hiện nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu đưa BHXH tỉnh Phú Thọ luôn đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc trong những năm tới.

- Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo khí thế sôi nổi trong cơ quan, động viên kịp thời tới cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ[3],[37].

3.1.2. Định hướng

Những năm qua, công tác ứng dụng CNTT được BHXH Việt Nam đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn Ngành; Hệ thống cấp số định danh quản lý người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp thống nhất trên phạm vi toàn quốc...

Đến nay, BHXH Việt Nam đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Năm 2018, có hơn 47 triệu hồ sơ trong lĩnh vực BHXH, BHYT được thực hiện qua giao dịch điện tử… Toàn bộ ứng dụng CNTT ngành BHXH đã được triển khai theo kiến trúc Chính phủ điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Trên nền tảng đó, ngành BHXH đang khẩn trương xây dựng Hệ sinh thái 4.0 ngành BHXH để phục vụ người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ tiện ích, hiện đại. Ngoài dịch vụ tin nhắn tra cứu đã đi vào hoạt động, thời gian tới, BHXH Việt

Nam sẽ triển khai tiếp: Dịch vụ thanh toán trực tuyến; Ứng dụng BHXH trên thiết bị di động; Hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời chính sách BHXH, BHYT tự động bằng trí tuệ nhân tạo, tăng tính tương tác cao với người tham gia, cung cấp thông tin đóng, hưởng BHXH, BHYT và dự tính mức hưởng nhằm phục vụ người dân tốt hơn); Phân tích, khai thác dữ liệu trên hệ thống dữ liệu tập trung (BigData); Thiết lập Fanpage truyền thông trên hệ thống mạng xã hội…

BHXH Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH liên thông, hiện đại với công nghệ mới nhất, hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho ngành BHXH trong việc quản lý, cung cấp dịch vụ theo hướng tập trung, nhanh chóng, chính xác; hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững. BHXH tỉnh Phú Thọ không nằm ngoài định hướng chung của ngành BHXH Việt Nam.

Tiếp tục phát triển ngành BHXH Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ BHXH, nhằm bảo đảm quỹ BHXH cân đối trong dài hạn, quỹ BHYT cân đối hàng năm.

Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng, mỗi công dân tham gia BHXH, BHYT được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nước quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT một cách chính xác và thuận tiện[32,][33].

3.1.3. Mục tiêu quản lý

Để thực hiện mục tiêu BHXH cho NLĐ, định hướng phát triển ngành BHXH ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 phải được xây dựng dựa trên cơ sở các quan điểm của BHXH Việt Nam đó là:

Thứ nhất: Phát triển ngành BHXH phải theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính sách, chế độ BHXH gắn liền với đời sống kinh tế - xã hội của hầu hết các tầng lớp dân cư, nếu được thực hiện tốt sẽ là điều kiện và cơ sở quan trọng để ổn định chính trị và an toàn xã hội. Chính vì vậy phải thể hiện được chức năng, quyền lực quản lý xã hội của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho mọi người dân được bình đẳng về cơ hội, về quyền và nghĩa vụ tham gia và hưởng thụ các chế độ, chính sách BHXH. Vì vậy, có thể khẳng định chính sách, chế độ BHXH là thể chế, sự cụ thể hoá chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.

Thứ hai: Phát triển ngành BHXH phải vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và an toàn xã hội.

Chính sách, chế độ BHXH được ban hành và tổ chức thực hiện là nhằm huy động mọi tiềm năng của từng cá nhân và tổ chức; vừa để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, vừa để hình thành quỹ BHXH - nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu đảm bảo quyền lợi cho người được thụ hưởng các chế độ BHXH, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Tài chính BHXH là nguồn vốn lớn để tham gia đầu tư phát triển nền kinh tế - xã hội của nước nhà, cho nên, định hướng phát triển BHXH phải hướng tới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Thứ ba: Thống nhất tổ chức, quản lý sự nghiệp BHXH từ Trung ương đến địa phương. Cụ thể là:

Thành lập một tổ chức thống nhất của Nhà nước theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương để tổ chức thực hiện BHXH đối với mọi NLĐ. NLĐ và toàn thể nhân dân. Đồng thời, hoạt động quản lý phải được tiến hành đồng bộ từ khâu ban hành, hướng dẫn chế độ chính sách, đến khâu tổ chức thực hiện các chính sách đó. Hệ thống các văn bản phải đồng bộ, không được chồng chéo, mâu thuẫn, dễ làm, dễ nhớ, dễ kiểm tra. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ và từng cá nhân trong quá trình quản lý. Mặt khác, phải phân cấp và quy định cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan BHXH từng cấp, từng đơn vị và từng cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ quản lý BHXH.[4],[27],[30]

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác lập dự toán và thẩm định quyết toán chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

Về nguyên tắc, việc xây dựng dự toán hàng năm phải được tiến hành từ dưới lên, vì cơ quan BHXH Việt Nam được thành lập và hoạt động theo 3 cấp, do vậy, dự toán chi BHXH ngắn hạn hàng năm phải được xây dựng từ BHXH các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh. Hạn chế trong công tác lập dự toán tại BHXH tỉnh Phú Thọ là công tác dự toán xây dựng chưa chú trọng trong việc xây dựng dự toán cho việc chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại các đơn vị dự toán cấp III. Công tác lập dự toán năm kế hoạch không sát thực tế đến tình trạng năm nào cũng phải điều chỉnh dự toán. Chính vì vậy, BHXH tỉnh Phú Thọ cần phải cụ thể hóa các văn bản pháp lý của Nhà nước đồng thời bám sát các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam để chỉ đạo cấp huyện hàng năm xây dựng hệ thống dự toán chi tiết đảm bảo cho hoạt động quản lý chi trả BHXH ngắn hạn đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể như sau:

a) Cơ sở pháp lý để xây dựng dự toán

- Văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành như: “Luật Lao động; Luật BHXH; Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương; Các quy định về cơ chế quản lý tài chính về BHXH; Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH” v.v...

- Các văn bản BHXH Việt Nam ban hành, đây là những quy định, hướng dẫn BHXH địa phương về các nội dung quản lý chi các chế độ BHXH.

- Các văn bản của UBND tỉnh Phú Thọ về quy hoạch, kế hoạch, quy chế phối hợp với các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các nội dung có liên quan.

b) Dự báo nhu cầu chi BHXH ngắn hạn trên địa bàn quản lý

Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị lập dự toán chi BHXH ngắn hạn phải tiến hành điều tra, khảo sát thực tế để nắm bắt được hoạt động SXKD của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Từ đó, xác định được xu hướng tăng, giảm người lao tham gia BHXH theo quy định của pháp luật, đồng thời phái bám sát vào

cơ chế, chủ trương chính sách của Nhà nước về tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng,.. trên cơ sở đó để xác định được chính xác nhu cầu chi BHXH ngắn hạn trên địa bàn quản lý trong năm kế hoạch.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cần đổi mới phương pháp thẩm định quyết toán chi trả BHXH ngắn hạn, định kỳ xây dựng lịch thẩm định đảm bảo hiệu quả, bố trí CB, VC có trình độ, kinh nghiệm thực hiện thẩm định quyết toán, thẩm định trực tiếp tại các cơ sở nhất là các đơn vị có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trường hợp trong quá trình xét duyệt nếu phát hiện đơn vị SDLĐ có dấu hiệu vi phạm thì kiểm tra tại đơn vị, lập biên bản và chấn chỉnh sai phạm trong chi trả BHXH ngắn hạn.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chế độ chính sách chi trả chế độ BHXH ngắn hạn BHXH ngắn hạn

Xác định các nguyên nhân hạn chế về chi trả và quản lý chi trả BHXH tại tỉnh Phú Thọ là các văn bản về BHXH áp dụng chưa phù hợp dẫn đến việc quản lý chi BHXH có những khó khăn nhất định. Vì vậy cần hoàn thiện và ổn định có tính tương đối các văn bản đó để quản lý hoạt động chi BHXH được tốt hơn. Đó là một mặt, mặt khác các văn bản này cần thực sự đi vào cuộc sống xã hội, vào các đơn vị SDLĐ và NLĐ. Bên cạnh đó, Luật BHXH cần điều chỉnh, kịp thời bổ sung nhằm đảm bảo tính công khai, công bằng, minh bạch của các chế độ chính sách, taọ điều kiện khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, nhất là đảm bảo quyền lợi của đối tượng tham gia BHXH và thân nhân của họ. Xử phạt hành chính đối với việc vi phạm trong lĩnh vực BHXH cần sửa đổi theo hướng nâng cao hình phạt, xem trọng việc truy cứu trách nhiệm hình sự, để từ đó giữ vững kỷ cương đảm bảo tính nghiêm minh trong việc thực thi các chính sách về BHXH.

3.2.3. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

3.2.3.1. Quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn

- Trong thời gian tới, BHXH tỉnh cần quản lý chặt chẽ, khoa học hơn đối với hồ sơ tham gia BHXH của người lao động tại các đơn vị SDLĐ nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và DN tư nhân. Thường xuyên kiểm tra rà soát các biến động tăng, giảm đối tượng hưởng BHXH ngắn hạn và và số tiền chi trả.

Thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc đó là: Chi đúng, chi đủ, chi kịp thời cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH, chấp hành đúng chế độ kế toán, báo cáo thống kê, thực hiện thanh quyết toán và quản lý lưu trữ chứng từ sổ sách theo quy định, cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ chi trả chế độ BHXH khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thực hiện thu hồi số tiền người hưởng đã lĩnh sai chế độ khi phát hiện chi sai hoặc khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Yêu cầu các đơn vị SDLĐ đăng ký tài khoản giao dịch trong thanh toán kinh phí chi BHXH cũng như cam kết thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước trong lĩnh vực thanh toán và nghiêm chỉnh thực hiện đúng các quy định của luật BHXH trong quá trình lập hồ sơ đề nghị xét duyệt.

3.2.3.2 Quản lý tổ chức chặt chẽ chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn

- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức y tế, tổ chức công đoàn và các đơn vị để kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục triệt để hiện tượng làm giả hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ.

- Phối hợp với các cơ quan thanh tra, tài chính, kho bạc... để kiểm tra, khảo sát việc thực hiện chế độ BHXH và chi trả chế độ cho NLĐ tại đơn vị SDLĐ do BHXH tỉnh và huyện uỷ quyền chi trả hộ.

- BHXH tỉnh, BHXH huyện không được sử dụng tiền mặt cho đơn vị SDLĐ để chi trả hộ. Nghiêm cấm việc chi trả bằng tiền mặt thông qua đại diện của người SDLĐ, sau đó về chi trả ở đơn vị của họ.

- Đẩy mạnh ứng dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó ngày càng tăng tỷ lệ chi trả trực tiếp cho NLĐ thông qua tài khoản cá nhân.

3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát chi trả chế độ BHXH ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)