Phát triển các loài LSNG có tiềm năng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 58 - 60)

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3. Phát triển các loài LSNG có tiềm năng kinh tế

4.3.3.1. Những cây trồng chủ đạo hiện nay của địa phương a/ Cây nông nghiệp a/ Cây nông nghiệp

Cây trồng nông nghiệp hiện nay được trồng trên địa bàn huyện Bố Trạch nói chung cũng như tại vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng nói riêng, bao gồm các cây nông nghiệp ngắn ngày là: Lúa, ngô, sắn, đậu xanh, dong riềng, khoai sọ, khoai lang. Trong đó, chủ yếu là cây lúa, cây ngô, cây sắn. Chỉ tiêu của năm 2010 cho diện tích trồng ngô là lớn nhất, tiếp đến là sắn, lúa, các loại cây trồng khác ít hơn. Số liệu tổng kết của những năm trước cho thấy năng suất cây trồng còn thấp. Tuy nhiên, có thể nói đây là nhóm đem lại thu nhập chính cho người dân địa phương.

b/ Cây lâm nghiệp

Những loài cây lâm nghiệp được trồng hiện nay ở địa phương chủ yếu là: Keo, tre, luồng, bồ đề, xoan, sưa.

Hầu hết người dân tự đầu tư vốn và kỹ thuật để trồng. Riêng luồng và sưa thì được nhà nước, các doanh nghiệp đầu tư một phần thông qua các dự án (dự án 747 và 472 đối với cây luồng). Trong số các cây trồng trên thì keo và luồng hiện cho thu nhập chính. Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy giấy ở khu vực miền Trung và các công ty sản xuất các sản phẩm từ keo tre, luồng (đũa, tăm...).

c/ Cây ăn quả

Bên cạnh hai nhóm cây chủ đạo trên, thời gian gần đây, địa phương cũng chú trọng phát triển cây ăn quả nhằm tạo nguồn hàng hóa cho địa phương. Những cây ăn quả hiện được trồng với diện tích lớn là hồng, vải. Tuy nhiên, khâu tiêu thụ gặp khó khăn do không làm tốt khâu bao tiêu sản phẩm. Chủ yếu các hộ tự đem sản phẩm bán lẻ tại chợ Tróoc (Phúc Trạch).

Ngoài ra, đủ đủ, xoài, mít, nhãn... cũng được nhiều hộ gia đình trồng ở quy mô nhỏ, vừa để đáp ứng nhu cầu của gia đình, vừa để cung cấp cho thị trường trong huyện, tăng thu nhập cho gia đình.

d/ Cây công nghiệp

Nhìn chung, cây công nghiệp chưa thực sự phát triển so với các nhóm cây trồng khác. Một số cây công nghiệp chủ yếu hiện nay là: cây mía, cây lạc, quế, cao su. Trong đó, cây mía được trồng để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy mía đường Quảng Bình; cây quế mới được người dân trồng trong vài năm gần đây, do đó gần như mang tính chất trồng thử nghiệm với diện tích nhỏ. Diện tích trồng lạc cũng khá khiếm tốn so với các cây trồng khác (năm 2010 là 33 ha – Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2009).

e/ Cây trồng khác

Những cây trồng khác như: Cây song mây, tre nứa, cây làm thuốc, cây lấy sợi, cây có tanin và thuốc nhuộm ... chỉ mới được trồng lác đác tại khu vực xung quanh nhà ở của người dân địa phương. Chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình, chưa thành nguồn hàng hóa. Thậm chí, nhiều hộ không có thói quen trồng cây tại vườn nhà, xung quanh nhà, mà khi cần sẽ vào chặt, hái trong các khu rừng.

4.3.3.2. Các loài cây có giá trị kinh tế cao được đề xuất phát triển

Căn cứ vào tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của các xã vùng đệm Phúc Trạch và Xuân Trạch, kết hợp với việc xem xét các đặc tính sinh thái, sinh học của một số loài cây cho LSNG có giá trị kinh tế cao, chúng tôi đưa ra danh sách những cây có giá trị kinh tế cao có thể phát triển thành hàng hóa tại địa phương. Những loài này một số đã mọc tự nhiên ở địa phương, một số đã từng được trồng (Xem Dang sách các loài LSNG tại Phúc Trạch và Xuân Trạch).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)