Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 36)

3.2.1. Dân số các xã vùng đệm

Theo số liệu thống kê của Viện Điều tra quy hoạch rừng (2007), Cục thống kê tỉnh (2008) và Công ty tư vấn và đào tạo Việt Nam (2008), vùng đệm của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng gồm 13 xã với 22.163 hộ và 60.641 khẩu sinh sống; trong đó hai xã Xuân Trạch và Phúc Trạch có 3.240 hộ và 15.378 khẩu. Mật độ dân số bình quân khu vực vùng đệm là 17,7 người/km2. Mật độ dân số thấp nhất là xã Tân Trạch với 0,7 người/km2. Mật độ dân số cao nhất là xã Xuân Trạch với 166,9 người/km2. Dân số ở trong độ tuổi lao động chiếm trên 51,1% tổng dân số vùng đệm. Tỷ lệ lao động nam (50,6%) cao hơn lao động nữ (49,4%). Số liệu thống kê ở bảng sau.

Dân số các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng TT Số hộ Số khẩu Mật độ ngườ i/km2 Độ tuổi lao động Toàn xã Tron g VQG Toàn xã Trong VQG Tổng Nam Nữ 1 Hưng Trạch 2.401 11.134 116,3 5.751 2.964 2.878 2 Phúc Trạch 2.123 10.131 166,9 5.104 2.630 2.474 3 Sơn Trạch 2.182 10.045 98,4 5.113 2.632 2.481 4 Tân Trạch 60 60 267 267 0,7 126 64 62 5 Thượng Trạch 384 1.848 2,5 921 475 446

6 Xuân Trạch 1.117 5.247 29,4 2.770 1.427 1.343 7 Phú Định 622 2.686 17,4 1.395 718 677 8 Trường Sơn 817 3.615 4,6 2.078 1.071 1.007 9 Dân Hóa 578 2.928 16,0 1.417 685 732 10 Trọng Hóa 561 3.106 16,0 1.506 715 791 11 Trung Hóa 10.381 5.156 54,0 2.995 1.263 1.332 12 Thượng Hóa 628 2.961 8,0 1.417 665 752 13 Hóa Sơn 309 1.517 8,0 791 368 423 Tổng cộng 22.163 60 60.641 267 17,7 30.984 15.677 15.307

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2008; Viện ĐTQHR, 2007.

3.2.2. Thành phần dân tộc

Trong 13 xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có 3 dân tộc sinh sống là dân tộc Kinh, dân tộc Bru-Vân Kiều (có 4 tộc người, đó là Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì) và dân tộc Chứt (có 4 tộc người là Rục, Sách, Mày và Arem). Dân tộc Chứt là một dân tộc nhỏ, đứng thứ 44 trong số 54 dân tộc của Việt Nam với tổng số người là 60.641; trong đó ở 2 xã Phúc Trạch và Xuân Trạch có 15.378 người dân tộc Kinh và dân tộc Kinh chiếm 100%.

Thành phần dân tộc của các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Xã Tổng Kinh

Bru – Vân Kiều Chứt

Vân Kiều Khùa Ma Coong Trì Rục Sách Mày Are m Hưng Trạch 11.134 11.134 Phúc Trạch 10.131 10.131 Sơn Trạch 10.045 9.907 138 Tân Trạch 267 10 23 234 Thượng Trạch 1.848 9 22 1.765 52 Xuân Trạch 5.247 5.247 Phú Định 2.686 2.686

Trường Sơn 3.615 1.356 2.259 Dân Hóa 2.928 157 1.464 321 986 Trọng Hóa 3.106 125 2.479 502 Trung Hóa 5.156 5.066 62 28 Thượng Hóa 2.961 2.163 17 434 265 75 7 Hóa Sơn 1.517 414 5 17 1.042 9 30 Tổng 60.641 48.405 2.419 3.965 1.788 52 451 1.690 1.572 299 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2008; Viện ĐTQHR, 2007

Trong khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (79,82%). Dân tộc Kinh sống tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp, nơi có điều kiện canh tác tốt. Ngoài ra, người Kinh còn sống xen với người dân tộc thiểu số ở các xã như Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch; xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn huyện Minh Hóa. Tổng số người dân tộc thiểu số trong vùng đệm VQG chiếm 20,18% tổng dân số của các xã vùng đệm. Các xã có dân số hầu hết là người dân tộc thiểu số gồm Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch; xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn huyện Minh Hóa và xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh.

Dân tộc Vân Kiều chiếm 13,56% so với tổng dân số vùng đệm. Trong các tộc người của dân tộc Vân Kiều sống trong vùng đệm của VQG thì tộc người Khùa chiếm tỷ lệ lớn nhất (6,54%), tộc người Trì chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,09%).

Dân tộc Chứt chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,62%) so với tổng dân số vùng đệm. Trong các tộc người của dân tộc Chứt sống trong vùng đệm của VQG thì tộc người Sách chiếm tỷ lệ lớn nhất (2,79%), tộc người Arem chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,49%).

3.2.3. Cơ sở hạ tầng khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng

Hầu hết các xã vùng đệm khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là xã miền núi; một số xã có ranh giới với nước Lào. Nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế. Khoảng 80% số hộ gia đình có thu nhập chính từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. các loài cây trồng chủ yếu vẫn là lúa, ngô, sắn, lạc, cao su, hồ tiêu, chuối, cam, dừa, nhãn, vải, ... năng suất cây trồng chưa cao, sản lượng lương thực bình quân đầu người còn thấp (214,3 kg). Một số xã như Sơn Trạch, Phúc Trạch người dân tham gia vào cung ứng dịch vụ, buôn bán lẻ, nhà hàng, đưa khách du lịch tham quan hang động... Đời sống người dân vùng đệm rất khó khăn và có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hộ nghèo giữa các xã vùng đệm của VQG. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo lớn (trên 90%) là các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa; đây là các xã có phần đa đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (Công ty Tư vấn và Đào tạo Việt Nam, 2008).

Trình độ sản xuất của người dân còn thấp và thụ động. Trình độ học vấn còn thấp, đặc biệt là ở các xã chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên tỷ lệ người mù chữ còn khá cao.

Đời sống kinh tế khó khăn và trình độ học vấn của người dân địa phương còn thấp dẫn đến áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG.

b/ Giao thông

Giao thông đi lại trong khu vực khá thuận lợi. Đa số các xã đều có đường ô tô về tận trung tâm xã và tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua; trừ 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch chỉ có duy nhất tuyến đường 20 đi qua. Việc đi lại từ trung tâm đến các thôn/bản đều có thể đi bằng xe máy, chỉ có một ít thôn/bản phải đi bộ hoặc bằng thuyền.

Hầu hết các xã vùng đệm đều có đường điện lưới quốc gia chạy qua và người dân đã được sử dụng điện lưới sinh hoạt. Chỉ có 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch chưa có điện lưới mà phải dùng điện năng lượng mặt trời.

Đa số các hộ dân ở các xã được sử dụng nước giếng hoặc nước máy. Một số xã còn có hộ dân sử dụng nước sông suối. Về mùa khô, các bản

còn thiếu nước sinh hoạt.

Giao thông, điện sáng, nước sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, những vấn đề này vẫn còn quá khó khăn đối với người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa và điều đó đã ảnh hưởng sinh hoạt của cộng đồng dân cư và công tác bảo tồn của VQG.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng tài nguyên LSNG tại 2 xã vùng đệm (Xuân Trạch và Phúc Trạch) VQG Phong Nha-Kẻ Bàng

Qua điều tra nguồn LSNG tại 2 xã vùng đệm, chúng tôi đã thống kê được 400 loài thuộc 104 họ (Xem Danh sách nguồn LSNG tại Phúc Trạch và Xuân Trạch); trong đó nhiều nhất là nhóm cây làm thuốc (343 loài, chiếm 85,75%), tiếp đến là nhóm cây ăn được (140 loài, chiếm 35,00%), cây làm cảnh (49 loài, chiếm 12,25%), cây tinh dầu và dầu béo (29 loài, chiếm 7,25%), song mây (20 loài, chiếm 5,00%), cây thức ăn chăn nuôi (17 loài, chiếm 4,25%), cây cho tanin và nhuộm màu (14 loài, chiếm 3,50%). Kết quả thống kê được trình bày ở bảng 4.1.

4.1. Thống kê các nhóm LSNG tại 2 xã Phúc Trạch và Xuân Trạch

STT Nhóm LSNG Số lượng loài Tỷ lệ (%)

1 Nhóm cây làm thuốc 343 loài 85,75

2 Nhóm cây ăn được 140 loài 35,00

3 Nhóm cây làm cảnh 49 loài 12,25 4 Nhóm cây tinh dầu và dầu béo 29 loài 7,25

5 Nhóm Song Mây 20 loài 5,00

6 Nhóm cây thức ăn 17 loài 4,25

7 Nhóm cây cho tanin và nhuộm màu 14 loài 3,50

Kết quả trình bày ở bảng trên cũng cho thấy rằng trong các nhóm lâm sản ngoài gỗ trên có nhiều loài đa tác dụng.

4.1.1. Nhóm cây làm thuốc

Qua điều tra trong khu vực, 343 loài cây làm thuốc. Mộc lan là ngành có tỷ lệ cây làm thuốc lớn nhất: 319 loài, chiếm 93,0% tổng số loài cây thuốc

điều tra được.

Trong số 104 họ, thống kê được 24 họ có từ 5 loài trở lên. Thứ tự các họ có độ đa dạng loài được sử dụng làm thuốc cao là: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) – 44 loài; Họ Cúc (Asteraceae) – 26 loài; Họ Lan (Orchidaceae) – 22 loài; Họ Cà phê (Rubiaceae) – 20 loài; Họ Đậu (Fabaceae) – 18 loài; Họ Dâu tằm (Moraceae) – 13 loài; Họ Cau (Arecaceae) – 12 loài; Họ Cam (Rutaceae) – 11 loài; Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) – 11 loài; Họ Cà (Solanaceae) – 9 loài; Họ Trôm (Sterculiaceae) – 9 loài; Họ Vang (Caesalpiniaceae) – 9 loài; Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) - 8 loài; Họ Gừng (Zingiberaceae) – 8 loài; Họ Hoa hồng (Rosaceae) – 7 loài; Họ Long não (Lauraceae) – 7 loài; Họ Bông (Malvaceae) – 7 loài; Họ Bồ hòn (Sapindaceae) – 6 loài; Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) – 6 loài; Họ Bạc hà (Lamiaceae) – 6 loài; Họ Đay (Tiliaceae) - 5 loài; Họ Gai (Urticaceae) – 5 loài; Họ Trúc đào (Apocynaceae) – 5 loài; Họ Hoà thảo (Poaceae) – 5 loài; Họ Rau dền (Amaranthaceae) – 5 loài; Họ Ráy (Araceae) – 5 loài; Họ Cỏ (Poaceae) – 5 loài. Những họ còn lại có số lượng loài rất ít.

Trong số đó, có một số đại diện chủ yếu sau đây: Song nho trung bộ (Ampelopsis cantonensis (Hook. & Arn.) Planch., Dây vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.), Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), Bộ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum Turcz), Cậm kệch (Smilax bracteata Presl.), Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir.), Trầm (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte), Chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin), Sầu đâu cứt chuột (Brucea javanica (L.) Merr.), Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack subsp. longifolia), Bồng bồng (Dracaena angustifolia Roxb.),…

4.1.2. Nhóm cây ăn được: có 140 loài ăn được (rau ăn; cho quả ăn được

Trong các cây làm rau ăn tại Phúc Trạch và Xuân Trạch, đáng quan tâm nhất là các loài Rau Sắng (Melientha suavis Pierre), Dây hương (Dạ yên, Bò khai) – Erythropalum scandens Blume, Rau dớn (Diplazium esculentum

(Retz.) Sw.), Rau bợ (Marsilea minuta L.), Cây quang (Alangium barbatum

(R. Br.) Baill.), Rau dệu (Alternanthera sessilis (L.) A. DC.), Càng cua (Peperomia pellucida (L.) H.B.K.), Hu đay (Trema orientalis (L.) Blume), Đỏ ngọn (Cratoxylum pruniflorum (Kurz) Kurz), Vầu ngọt (Indosasa crassiflora McClure), Vầu đắng (Indosasa sinica C.D. Chu & C.S. Chao), Giang (Ampelocalamus patellaris (Gamble) Stapleton).

Cây có quả ăn được: Ngái (Ficus hispida L.f.), Ngái vàng (Ficus fulva

Reinw. ex Blume), Sung (Ficus racemosa L.), Mít ăn quả (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Chay lá bồ đề (Artocarpus styracifolius Pierre), Quýt gai (Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv.), Cơm ruợu (Glycosmis pentaphylla

(Retz.) Correa), Nhãn dê (Lepisanthes rubiginosa (Roxb.) Leenh), Vải rừng (Nephelium cuspidatum Blume var. bassacense (Pierre) Leenh.), Chôm chôm (Nephelium lappaceum L.), Dâu gia xoan (Allospondia lakonensis (Pierre) Stapf), Chây lá rộng (Buchanania latifolia Roxb.), Mây đá (Calamus rudentum Lour.), Mây lá liễu (Calamus dioicus Lour.), Chà là nhỏ (Phoenix humilis Royle), Cau chuột duperré (Pinanga duperreana Pierre ex Becc.), Song bột (Calamus poilanei Conrard), Mâm xôi (Rubus alcaefolius Poir.), Ngấy nam (Rubus cochinchinensis Tratt.), Ngấy trâu (Rubus leucanthus

Hance), Ngấy lá hồng (Rubus rosaefolius Smith), Đào bánh xe (Rhaphiolepis indica (L.) Lindl.), Cà ổi ấn độ (Castanopsis indica (Roxb.) A. DC.), Cà ổi lá đa (Castanopsis tesselata Hick. & A. Camus), Cà ổi bắc bộ (Castanopsis tonkinensis Seem.), Cà ổi gai (Castanopsis triluboides (Wall.) DC.), Sồi đá (Lithocarpus corneus (Lour.) Rehd), Giẻ bán cầu (Lithocarpus hemisphaericus (Drake) Barnett), Giẻ quả vát (Lithocarpus truncatus (Hook.

f.) Rehd), Sấu (Dracontomelon duperreanum Pierre), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf), Đơn núi (Antidesma hainanense

Merr.), Dâu da đất (Baccaurea ramiflora Lour.), Chòi mòi (Antidesma ghaesembilla Gaertn.), Chòi mòi pax (Antidesma paxii Mect.), Me rừng (Phyllanthus emblica L.), Trâm vối (Cleistocalyx operculatus Merr. et Perry), Ổi (Psidium guajava L.), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.), Trâm lá chụm ba (Syzygium formosum (Wall.) Masam.), Trâm trắng (Syzygium jambos (L.) Alston), Roi (Syzygium samarangense (Blume) Merr. & Perry), Thị (Diospyros decandra Lour.), Cườm thị (Diospyros malabarica (Desr.) Kosterm.), Tai chua (Garcinia cova Roxb.), Dọc (Garcinia multiflora

Champ.), Bứa nhuộm (Garcinia tinctoria (DC.) W. Wight), Sổ bà (Dillenia indica L.), Chẹo thui nam bộ (Helicia cochinchinensis Lour.), Táo (Zizyphus

mauritiana Lamk.), Hồng quân (Flacourtia rukam Zoll. & More), Chuối rừng (Musa acuminata Coll.).

4.1.3. Nhóm cây làm cảnh và cho bóng mát

Nhóm cây cảnh và cây bóng mát bao gồm: Cây hoa, Cây cảnh và cây bóng mát. Chúng có giá trị thẩm mỹ cao. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải tạo môi trường, chống ô nhiễm và tiếng ồn cho cư dân.

Tại các xã Phúc Trạch và Xuân Trạch chúng tôi đã xác định được tổng số 49 loài thực vật làm cảnh và bóng mát, trong đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 40 loài. Những họ có nhiều loài làm cảnh, cho bóng mát là: Họ Lan (Orchidaceae) – 14 loài; Vang (Caesalpiniaceae) – 8 loài; Cau (Arecaceae) – 4 loài; Dương xỉ mộc (Cyatheaceae) 2 loài, ...

Kết quả điều tra còn gặp các loài làm cảnh phổ biến hiện nay, như: Trám trắng (Canarium album (Lour.) Raeusch), Muồng trâu (Cassia alata

L.), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC.) Back. ex K. Heyrne); Vàng anh (Saraca indica L.); Nhội (Bischofia javanica Blume); Long não

(Cinnamomum camphora (L.) J. S. Presl.); Lộc vừng (Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.); Gội nếp (Aglaia spectabilis (Miq.) Jain & Bennet); Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.); Dành dành (Gardenia angustifolia

(L.) Merr.), ...

4.1.4. Nhóm cây cho tinh dầu và dầu béo

Cùng với sự đa dạng của hệ thực vật, nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu tại Phúc Trạch và Xuân Trạch cũng khá phong phú. Trên cơ sở các mẫu vật đã thu được cùng các thông tin đã có, chúng tôi đã thống kê được 25 loài chứa tinh dầu. Các loài thực vật chứa tinh dầu tại Phúc Trạch và Xuân Trạch được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Các loài cây chứa tinh dầu tại Phúc Trạch và Xuân Trạch

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam

1. Asteraceae - Họ Cúc Họ Cúc

1. Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn

2. Artemisia vulgaris var. indica (Willd.) DC. Ngải cứu dại

3. Blumea balsamifera (L.) DC. Đại bi

4. Blumea lanceolata (Roxb.) Druce Xương sông

5. Eclipta prostrata L. Cỏ nhọ nồi

6. Eupatorium odoratum L. Cỏ lào

7. Pluchea indica (L.) Less Cúc tần

2. Lamiaceae - Họ Bạc hà Họ Bạc hà

8. Hyptis suaveolens (L.) Poit. É thơm

3. Lauraceae - Họ Long não Họ Long não

9. Cinnamomum cassia Presl Quế

10. C. iners Reinw. ex Blume Quế rừng

12. Litsea balansae Lecomte Bời lời balansa

13. L. cubeba (Lour.) Pers. Màng tang

14. Phoebe cuneata Blume Sụ cụt

4. Malvaceae - Họ Bông Họ Bông

15. Abelmoschus moschatus Medik. Vông vang

5. Myrtaceae - Họ Sim Họ Sim

16. Baeckea frutescens L. Chổi xuể

17. Melaleuca leucadendra L. Tràm

18. Psidium guayava L. Ổi

6. Podocarpaceae - Họ Kim giao Họ Kim giao

19. Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook. Hoàng đàn giả

7. Rutaceae - Họ Cam Họ Cam

20. Euodialepta (Spreng.) Merr. Ba chạc

21. Glycosmis pentaphylla (Retz) Correa Cơm rượu 22. Zanthoxylumavicennae (Lamk.) DC. Muồng truổng

23. Z. nitidum (Roxb.) DC. Xuyên tiêu

24. Z.rhetsa (Roxb.) DC. Sẻn hôi

8. Thymelaeaceae Họ Trầm

25. Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm

9. Araceae - Họ Ráy Họ Ráy

26. Acorus gramineus Ait. ex Soland Thạch xương bồ 27. Homalomenaocculta (Lour.) Schott. Thiên niên kiện

10. Cyperaceae - Họ Cói Họ Cói

28. Cyperusrotundus L. Củ gấu

11. Poaceae - Họ Hoà thảo Họ Hoà thảo

12. Zingiberaceae - Họ Gừng Họ Gừng

30. Alpinia galanga (L.) Willd. Riềng nếp

31. Alpinia ofianarum Hance Riềng

32. Amomumxanthioides Wall. Sa nhân ké

33. Curcuma longa L. Nghệ

34. Kaemferia galanga L. Địa liền

35. Zingiber officinale Rosc. Gừng

4.1.5. Nhóm cho tanin và thuốc nhuộm

Thuộc về nhóm này gồm có 14 loài, ví dụ: Chây lá rộng (Buchanania latifolia Roxb.); Muối (Rhus chinensis Muell.); Sơn rừng (Toxicodendron succedanea (L.) Mold.); Móng bò tai voi (Bauhinia malabarica Roxb.); Xoay (Dialium cochinchinense Pierre); Bứa sơn vé (Garcinia merguensis Wight), Choại (Terminalia belirica (Gaertn.) Roxb.); Bàng (Terminalia catappa L.); Chỉnh đỏn (Bridelia penangiana Hook. f.),...

4.1.6. Nhóm song mây

Nguồn tài nguyên song mây tại Phúc Trạch và Xuân Trạch cũng khá phong phú. Trên cơ sở các mẫu vật đã thu được cùng các thông tin đã có, chúng tôi đã thống kê được 21 loài song mây. Kết quả các loài song mây tại Phúc Trạch và Xuân Trạch được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thành phần song mây tại Phúc Trạch và Xuân Trạch

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

1 Areca laosensis Becc. Cau lào 2 Arenga pinnata (Wurmb.) Merr. Búng bang 3 Calamus dioicus Lour. Mây cám 4 C. bousigonii Becc. Mây cun 5 C. flagellum Griff. Mây nước đá

7 C. poilanei Conr. Song bột (EN) 8 C. rhabdocladus Burret Mây hèo 9 C. rudentum Lour. Mây đá 10 C. tetradactylus Hance Mây tắt

11 Caryota urens L. Móc

12 Daemonorops jenkinsiana Mart. Mây nước nghé 13 D. poilanei J. Dransfield Mây nước mỡ 14 Korthalsia laciniosa (Griff.) Mart. Mây rã

15 Licuala paludosa Griff. ex Mart Ra lẫy, lá nón 16 L. spinosa Thunb. Mật cật gai 17 Phoenix humilis Royle Chà là nhỏ

18 Pinanga duperreana Pierre ex Becc. Cau chuột duperre 19 Plectocomia elongata Mart. ex Becc. Song lá bạc

20 Plectocomiopsis geminiflora Mart.) Becc. (Griff. ex Mây đọt đắng 21 Rhapis cochinchinensis (Lour.) Merr. Mật cật nam bộ

Đây là những loài khác nhau trong họ Cau (Arecaceae) được người dân khai thác trong rừng tự nhiên đem ra chợ bán hoặc bán cho tầng lớp trung gian để làm hàng thủ công mỹ nghệ.

Nguồn song mây này gặp khá phổ biến ở khu vực VQG nói chung và ởøw xã vùng đệm Phúc Trạch và Xuân Trạch nói riêng. Chúng phân bố trong các loại hình rừng khác nhau. Có thể bắt gặp chúng sinh trưởng và phát triển ở những độ cao, loại đất, các thành phần dinh dưỡng trong đất khác nhau. Tùy theo loài mà chúng ta có thể gặp sinh trưởng ngoài tự nhiên ở những khu vực có cường độ ánh sáng thay đổi trong phạm vi rộng.

Mây cám (Calamus dioicus Lour.) sinh trưởng tốt ở những vùng đất ẩm, có độ mùn cao, đất màu mỡ và đòi hỏi chế độ ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh, nhưng loài này không chịu được ánh sáng mạnh. Tại những nơi ẩm, độ che phủ cao (75-80%) hạt nảy mầm tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 36)