Thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 37 - 38)

Trong 13 xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có 3 dân tộc sinh sống là dân tộc Kinh, dân tộc Bru-Vân Kiều (có 4 tộc người, đó là Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì) và dân tộc Chứt (có 4 tộc người là Rục, Sách, Mày và Arem). Dân tộc Chứt là một dân tộc nhỏ, đứng thứ 44 trong số 54 dân tộc của Việt Nam với tổng số người là 60.641; trong đó ở 2 xã Phúc Trạch và Xuân Trạch có 15.378 người dân tộc Kinh và dân tộc Kinh chiếm 100%.

Thành phần dân tộc của các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Xã Tổng Kinh

Bru – Vân Kiều Chứt

Vân Kiều Khùa Ma Coong Trì Rục Sách Mày Are m Hưng Trạch 11.134 11.134 Phúc Trạch 10.131 10.131 Sơn Trạch 10.045 9.907 138 Tân Trạch 267 10 23 234 Thượng Trạch 1.848 9 22 1.765 52 Xuân Trạch 5.247 5.247 Phú Định 2.686 2.686

Trường Sơn 3.615 1.356 2.259 Dân Hóa 2.928 157 1.464 321 986 Trọng Hóa 3.106 125 2.479 502 Trung Hóa 5.156 5.066 62 28 Thượng Hóa 2.961 2.163 17 434 265 75 7 Hóa Sơn 1.517 414 5 17 1.042 9 30 Tổng 60.641 48.405 2.419 3.965 1.788 52 451 1.690 1.572 299 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2008; Viện ĐTQHR, 2007

Trong khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (79,82%). Dân tộc Kinh sống tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp, nơi có điều kiện canh tác tốt. Ngoài ra, người Kinh còn sống xen với người dân tộc thiểu số ở các xã như Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch; xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn huyện Minh Hóa. Tổng số người dân tộc thiểu số trong vùng đệm VQG chiếm 20,18% tổng dân số của các xã vùng đệm. Các xã có dân số hầu hết là người dân tộc thiểu số gồm Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch; xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn huyện Minh Hóa và xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh.

Dân tộc Vân Kiều chiếm 13,56% so với tổng dân số vùng đệm. Trong các tộc người của dân tộc Vân Kiều sống trong vùng đệm của VQG thì tộc người Khùa chiếm tỷ lệ lớn nhất (6,54%), tộc người Trì chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,09%).

Dân tộc Chứt chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,62%) so với tổng dân số vùng đệm. Trong các tộc người của dân tộc Chứt sống trong vùng đệm của VQG thì tộc người Sách chiếm tỷ lệ lớn nhất (2,79%), tộc người Arem chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,49%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 37 - 38)