Tình hình khai thác LSNG của người dân tại 2 xã vùng đệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 26)

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần quản lý và phát triển nguồn tài nguyên này theo định hướng nâng cao giá trị sử dụng về mặt kinh tế và bền vững về mặt môi trường.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG tại hai xã vùng đệm (Xuân Trạch và Phúc Trạch) VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Trạch và Phúc Trạch) VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

- Thống kê nguồn tài nguyên LSNG trên địa bàn hai xã vùng đệm (cây làm thuốc, cây ăn được, cây cho tinh dầu,...

2.3.2. Tình hình khai thác LSNG của người dân tại 2 xã vùng đệm (Xuân Trạch và Phúc Trạch) VQG Phong Nha-Kẻ Bàng Trạch và Phúc Trạch) VQG Phong Nha-Kẻ Bàng

2.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững LSNG tại một số xã vùng đệm (Xuân Trạch và Phúc Trạch) VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

- Những giải pháp kinh tế - xã hội vĩ mô - Những giải pháp kinh tế - xã hội vi mô

- Những giải pháp tổ chức kỹ thuật và công nghệ

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học của Nguyễn Nghĩa Thìn29.

2.4.2. Phương pháp kế thừa

Điều tra hu thập thông tin từ những tài liệu, văn bản hiện có, những số liệu thống kê, lưu trữ hàng năm có liên quan đến đối tượng điều tra bao gồm:

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về LSNG.

- Kế thừa các tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại khu vực nghiên cứu.

- Kế thừa các tư liệu của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu LSNG theo tuyến điều tra 2.4.4 Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp nghiên cứu chuyên gia: tham khảo ý kiến và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia thực vật, lâm học, kinh tế - xã hội, văn hóa dân tộc, đặc biệt là những người đã có những nghiên cứu ở miền Trung Trung Bộ và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Phương pháp nghiên cứu PRA và RRA: Điều tra thu thập thông tin thông qua phỏng vấn hộ gia đình, phỏng vấn các thành phần tham gia trong các kênh tiêu thụ (PRA - Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân, sử dụng nhiều công cụ (cách) tiếp cận cho phép người dân cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động. Cần phải kết hợp cả phương pháp này để phát huy tối đa năng lực của cộng đồng thông qua sự tham gia tích cực của họ vào hoạt động điều tra trên thực địa, đồng thời phân tích những áp lực lên tài nguyên rừng và tìm các giải pháp bảo tồn và phát triển; RRA - Đánh giá

nhanh nông thôn): là quá trình nghiên cứu được coi như là điểm bắt đầu cho sự hiểu biết tình hình địa phương. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) với công cụ chính là bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc để phỏng vấn các đối tượng sau: lâm dân, dân sống sát rừng; cán bộ quản lý, bảo vệ rừng; cán bộ, lãnh đạo chính quyền địa phương; cán bộ quản lý; kiểm lâm; cán bộ khoa học kỹ thuật).

Thu thập thông tin qua khảo sát thị trường, qua các kênh tiêu thụ và chủng loại, số lượng, thời vụ... của các lâm sản ngoài gỗ. Việc sử dụng phương pháp điều tra đánh giá có sự tham gia của người dân là rất cần thiết. Các công cụ của PRA, RRA cần được vận dụng hợp lý và tận dụng tối đa khả năng và ưu điểm của nó.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1. Vị trí địa lý

Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập theo Quyết định số 89/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 85.754 ha. Ngày 14 tháng 7 năm 2008 Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 1678/QĐ-UBND về việc giao đất cho Ban Quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (phần diện tích mở rộng) 31.070 ha.

Vườn Quốc gia phong Nha - Kẻ Bàng, nơi được mệnh danh là mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn sót lại trên núi đá vôi lớn nhất của Việt Nam, với 93,8 % diện tích rừng che phủ, trong đó rừng nguyên sinh chưa bị tác động, hoặc ít bị tác động là 88,3 % đang chứa đựng nhiều giá trị tiềm ẩn về đa dạng sinh học chưa được khám phá.

Với khu hệ thực vật phong phú và đa dạng gồm 2.651 loài thuộc 193 họ, 906 chi của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch khác nhau. Có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế gới (IUCN).

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở khu vực Trung Trung Bộ của Việt Nam, phía Tây tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 50 km về phía Tây, cách Thủ đô Hà Nội 500 km về phía Nam.

Tọa độ địa lý:

17021’12’’ – 17044’59’’ vĩ độ Bắc

105046’24’’ – 106024’19’’ kinh độ Đông. Ranh giới:

Phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Phía Bắc giáp huyện Minh Hóa và đường Hồ Chí Minh Phía Đông giáp đường Hồ Chí Minh

Phía Nam và Đông Nam giáp xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh.

3.1.2. Diện tích

Tổng diện tích: 343.503 ha, trong đó diện tích vùng lõi: 116.824 ha, diện tích vùng đệm: 226.679 ha.

Vùng lõi VQG bao gồm diện tích cũ 85.754 ha nằm trên địa bàn 5 xã (Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch) của huyện Bố Trạch và phần diện tích mở rộng 31.070 ha nằm trên địa bàn 2 xã (Thượng Hóa, Hóa Sơn) của huyện Minh Hóa.

Vùng đệm gồm 13 xã, thuộc 3 huyện (xã Trọng Hóa, Dân Hóa, Trung Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn huyện Minh Hóa; xã Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phú Định, Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch và xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh).

Phúc Trạch và Xuân Trạch là 2 xã thuộc huyện Bố Trạch, là 2 trong tổng số 13 xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Xã Phúc Trạch có 12 thôn (Phúc Đồng 1, Phúc Đồng 2, Phúc Đồng 3, Phúc Đồng 4, Phúc Khê 1, Phúc Khê 2, Phúc Khê 3, Thanh Sen 1, Thanh Sen 2, Thanh Sen 3, Thanh Sen 4, Chày Lập) và xã Xuân Trạch có 10 thôn (Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 5, Thôn 6, Thôn 7, Thôn 8, Thôn 9, Thôn 10).

Diện tích các xã vùng đệm thuộc huyện Bố Trạch là 167.608 ha (vùng lõi 85.754 ha và vùng đệm 81.854 ha) trong đó hai xã Phúc Trạch và Xuân Trạch có diện tích là 23.739 ha (4.292 ha vùng lõi và 19.447 ha vùng đệm như sau.

Diện tích các xã vùng đệm của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng TT Huyện/xã Tổng diện tích (ha) Trong đó Vùng lõi Vùng đệm A Huyện Bô Trạch 167.608 85.754 81.854 1 Xã Hưng Trạch 9.515 9.515 2 Xã Phúc Trạch 6.022 1.147 4.875 3 Xã Sơn Trạch 10.139 4.005 6.134 4 Xã Tân Trạch 36.282 25.986 10.296 5 Xã Thượng Trạch 72.573 51.471 21.102 6 Xã Xuân Trạch 17.717 3.145 14.572 7 Xã Phú Định 15.360 15.360

B Huyện Minh Hóa 98.467 31.070 67.397

1 Xã Trọng Hóa 18.712 18.712

2 Xã Dân Hóa 17.650 17.650

3 Xã Trung Hóa 9.440 9.440

4 Xã Thượng Hóa 34.634 22.088 12.546

5 Xã Hóa Sơn 18.031 8.982 9.049

C Huyện Quảng Ninh 77.428 77.428

1 Xã Trường Sơn 77.428 77.428

Tổng cộng 343.503 116.824 226.679

3.1.3. Địa hình 3.1.3. Địa hình 3.1.3. Địa hình

Khu vực VQG có 3 dạng chính, trong đó chủ yếu là dạng địa hình núi đá vôi.

Địa hình núi đất: chiếm tỷ lệ thấp, phân bố ở phía Đông Nam của VQG. Độ cao 500 – 1.000 m, cao nhất là đỉnh núi U bò (1009 m). Độ chia cắt tương đối sâu và độ dốc khá lớn, trung bình 25 – 300.

Địa hình chuyển tiếp: có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục nguyên. dạng địa hình này là những vùng gò đồi thấp nằm dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.

Địa hình núi đá vôi: Kiểu địa hình núi đá vôi (101.543 ha), chiếm 87% tổng diện tích của VQG. Khối núi đá vôi Kẻ Bàng trải rộng từ huyện Minh Hóa đến huyện Quảng Ninh có diện tích gần 200.000 ha.

3.1.4. Địa chất

Vùng Karst Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trong phạm vi vùng trũng Trường Sơn. Cấu trúc địa chất ở đây thể hiện tính đa dạng và lịch sử phát triển lâu dài của vỏ Trái đất, có đầy đủ các giai đoạn phát triển chính (từ Kỷ Ordovic) đến nay, trải qua 5 chu kỳ kiến tạo lớn, tương ứng với 5 giai đoạn tiến hóa địa chất của thế giới.

Hệ thống hang động khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng rất phức tạp, bao gồm hệ thống hang động Phong Nha và hệ thống Hang Vòm. Gần đây phát hiện thêm nhiều hang động kỳ vĩ, trong đó có hang Đoòng cao và rộng nhất thế giới.

3.1.5. Thổ nhưỡng

- Đất đen Macgalit – Feralit phát triển trên núi đá vôi (MgFv): chiếm không đáng kể và phân tán trong vùng núi đá vôi.

- Đất Feralit màu đỏ, đỏ nâu trên núi đá vôi (Fv): Diện tích 8.462 ha, chiếm 7,3%, phân bố ở những sườn dông ít dốc hoặc chân dông, có lớp phủ thực bì còn tốt, pH = 5,5 – 6,0; lượng Ca ++, Ma ++ trao đổi khá cao.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét (Fs): Diện tích 2.805 ha, chiếm 2,4%, phân bố tập trung ở phía Đông Nam VQG. Lượng mùn trung bình, lượng Ca ++, Ma ++ trao đổi và độ no Bazơ thấp.

- Đất Feralit vàng đỏ trên đá Macma axít (Fa): Diện tíh 5.062 ha, chiếm 4,3%, phân bố chủ yếu trên các sườn dốc hiểm trở.

- Đất Feralits vàng nhạt trên đá Sa thạch (Fq): Diện tích 591 ha, chiếm 0,5%; phân bố rộng rãi ở chân dông.

- Đất dốc tụ trong thung lũng đá vôi (Tv): Diện tích 2,817 ha, chiếm 2,4%; pH = 5,5 – 6,5.

- Đất dốc tụ trong thung lũng hay máng trũng (T1, T2): Diện tích 1.638 ha, chiếm 1,4%, phân bố rải rác trong khu vực; pH = 5,5 – 6,0.

- Núi đá vôi dạng khối uốn nếp có quá trình Karst trẻ lại (K): Diện tích 95.074 ha, chiếm 81,4%.

- Đất khác: Diện tích 47 ha, chiếm 0,3%. Đất này sử dụng cho quốc phòng và bảo vệ một số hang động.

3.1.6. Khí hậu – Thủy văn a/ Chế độ nhiệt

Nhiệt độ trung bình hàng năm 230C – 250C. Nhiệt độ bình quân các tháng không đều và dao động tương đối lớn. Nhiệt độ cực đại (trên 400C) thường vào tháng 7 và nhiệt độ cực tiểu (5 – 70C) thường vào tháng 1. Thời tiết lạnh nhất trong năm tập trung vào các tháng 12, 1, 2 với nhiệt độ trung bình từ 14 – 200C. Thời tiết nóng nhất trong năm vào các tháng 6, 7, 8 với nhiệt độ trung bình trên 280C. Mùa hè nhiệt độ cao và thường có gió khô nóng (chịu ảnh hưởng của gió Lào) nên nhiệt độ cao tuyệt đối thường đạt trên 400C. Biên độ nhiệt trong ngày tương đối lớn, thường đến 100C vào mùa hè và từ 5 – 70C vào mùa đông.

b/ Chế độ mưa

Lượng mưa lớn, bình quân từ 2.000 – 2.500 mm, có nơi lên tới 3.000 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Ba tháng có mưa lớn nhất là tháng 9, 10, 11 chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm. Ba tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 2, 3, 4 với tổng lượng mưa chỉ đạt 100 – 200 mm. Số ngày mưa trung bình dao động trong khoảng 130 – 160 ngày.

c/ Chế độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình 84%, dao động ít trong các mùa và vào khoảng 80 – 90% ở những nơi thung lũng. Mùa khô độ ẩm xuống thấp, trung bình khoảng 67%, cá biệt có khi xuống thấp dưới 30%. Khu vực có lượng bốc hơi khá cao, biến động từ 1.000 – 1.300 mm. Lượng bốc hơi nước lớn nhất vào các tháng 5, 6, 7 và 8.

d/ Chế độ gió

Có 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hè. Gió mùa đông xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Thịnh hành hướng gió Bắc và gió Đông Bắc. Xen giữa các đợt gió Bắc và Đông Bắc này là loại gió quẩn do các

dạng địa hình tạo ra. Gió mùa hè xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8. Do yếu tố địa hình núi cao ngăn chặn hướng gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc. Gió này khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất và công tác bảo vệ rừng.

Ngoài ra, còn có gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Các loại gió này thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc và có tốc độ thấp.

e/ Chế độ thủy văn

Khu vực nằm trong lưu vực của các sông Chày, sông Troóc, sông Son,... đều là thượng nguồn của sông Gianh. Do đặc điểm địa hình, địa chất,... nên hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến. Trên bản đồ không thấy các sông suối lớn. Trên mặt đất có một số khe suối nhỏ chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quảng khi chảy ngầm qua các hang động. Mùa mưa hầu hết các sông suối đều có nước dâng cao, tạo dòng chảy lơn, tạo lũ cục bộ. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn nhất. Lũ lớn thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10. Ngoài ra, trong khu vực còn chịu ảnh hưởng của các đợt mưa tiểu mãn vào tháng 5, 6. Mưa tiểu mãn đôi khi cũng gây lũ lụt lớn.

3.1.7. Tài nguyên rừng

a/ Thảm thực vật rừng

Vườn Quốc gia phong Nha - Kẻ Bàng, nơi được mệnh danh là mẫu chuẩn

của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn sót lại trên núi đá vôi lớn nhất của Việt Nam, với 93,8 % diện tích rừng che phủ, trong đó rừng nguyên sinh chưa bị tác động, hoặc ít bị tác động là 88,3 % đang chứa đựng nhiều giá trị tiềm ẩn về đa dạng sinh học chưa được khám phá.

Dựa theo hệ thống phân loại và vẽ bản đồ các kiểu thảm thực vật ở Châu Á của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO, 1989), thảm thực vật rừng ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chia thành 10 kiểu thảm chủ yếu như: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi >700m; Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đất >700m; Rừng kín nhiệt đới chủ yếu cây lá kim trên núi đá vôi >700m;

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đất; Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi…

b/ Khu hệ thực vật

Với khu hệ thực vật phong phú và đa dạng gồm 2.651 loài thuộc 193 họ, 906 chi của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch khác nhau. Có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế gới (IUCN). Đặc biệt có một chi đặc hữu đơn loài thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) đó là loài Bần giác, còn gọi là Noi có tên khoa học

Oligoceras eberhardtii và 1 loài đặc hữu hẹp thuộc ngành hạt trần mới chỉ thấy trên núi đá vôi ở Việt Nam là loài Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) có quần thể rộng lớn (gần 4.500 ha) và cổ sơ với tuổi nhiều cây trên 500 năm tuổi, được các nhà khoa học đánh giá là độc nhất có tầm quan trọng toàn cầu. Ngoài ra, có một loài Táu đá (Hopea sp.) là loài đặc hữu chỉ có ở Phong Nha - Kẻ Bàng đang được phân loại để công bố loài mới.

Một nét đặc trưng của khu hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng là sự đa dạng về yếu tố địa lý, về dạng sống và đa dạng về các kiểu thảm. Theo khung phân loại các yếu tố địa lý thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999 và Lê Trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)