Phương pháp kế thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 27 - 29)

Chương 2 Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp kế thừa

Điều tra hu thập thông tin từ những tài liệu, văn bản hiện có, những số liệu thống kê, lưu trữ hàng năm có liên quan đến đối tượng điều tra bao gồm:

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về LSNG.

- Kế thừa các tài liệu có liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tại khu vực nghiên cứu.

- Kế thừa các tư liệu của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu LSNG theo tuyến điều tra 2.4.4 Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp nghiên cứu chuyên gia: tham khảo ý kiến và tranh thủ sự giúp đỡ của các chuyên gia thực vật, lâm học, kinh tế - xã hội, văn hóa dân tộc, đặc biệt là những người đã có những nghiên cứu ở miền Trung Trung Bộ và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Phương pháp nghiên cứu PRA và RRA: Điều tra thu thập thông tin thông qua phỏng vấn hộ gia đình, phỏng vấn các thành phần tham gia trong các kênh tiêu thụ (PRA - Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân, sử dụng nhiều công cụ (cách) tiếp cận cho phép người dân cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động. Cần phải kết hợp cả phương pháp này để phát huy tối đa năng lực của cộng đồng thông qua sự tham gia tích cực của họ vào hoạt động điều tra trên thực địa, đồng thời phân tích những áp lực lên tài nguyên rừng và tìm các giải pháp bảo tồn và phát triển; RRA - Đánh giá

nhanh nông thôn): là quá trình nghiên cứu được coi như là điểm bắt đầu cho sự hiểu biết tình hình địa phương. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) với công cụ chính là bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc để phỏng vấn các đối tượng sau: lâm dân, dân sống sát rừng; cán bộ quản lý, bảo vệ rừng; cán bộ, lãnh đạo chính quyền địa phương; cán bộ quản lý; kiểm lâm; cán bộ khoa học kỹ thuật).

Thu thập thông tin qua khảo sát thị trường, qua các kênh tiêu thụ và chủng loại, số lượng, thời vụ... của các lâm sản ngoài gỗ. Việc sử dụng phương pháp điều tra đánh giá có sự tham gia của người dân là rất cần thiết. Các công cụ của PRA, RRA cần được vận dụng hợp lý và tận dụng tối đa khả năng và ưu điểm của nó.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)