Bảo tồn các loài LSNG quý hiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 55 - 58)

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2. Bảo tồn các loài LSNG quý hiếm

Với những điều tra bước đầu, chúng tôi đã xác định được 16 loài trong tổng số 400 loài đã điều tra nằm trong diện báo động đỏ (Bảng 4.8), trong đó CR-1 loài; VU-9 loài; EN-6 loài; I A-1 loài; II A-3 loài. Đây là đối tượng thực vật đang có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng mà Nhà nước nghiêm cấm khai

thác hoặc hạn chế khai thác, khuyến khích trồng thêm. Vì vậy, có thể hiểu rằng nếu tiếp tục có những điều tra, nghiên cứu thì số lượng cây đang bị đe dọa tuyệt chủng được phát hiện sẽ còn nhiều nữa. Đây cũng là tình trạng phổ biến ở nhiều cánh rừng của nước ta.

Bảng 4.8. Những loài LSNG cần quan tâm bảo tồn tại 2 xã vùng đệm Xuân Trạch và Phúc Trạch

TT Tên khoa học Tên phổ thông SĐVN 2007 NĐ 32/NĐ- CP/2006 1 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc vòng VU

2 Aristolochia indica L. Sơn dịch VU 3 Markhamia stipulata

(Wall.) Seem. ex Schum.

Đinh VU II A

4 Canarium trandenum Dai et Yakovl. Trám đen VU 5 Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. Đẳng sâm VU II A 6 Euonymus chinensis Lindl. Đỗ trọng tía EN 7 Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. Re hương CR II A 8 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa VU

9 Melientha suavis Pierre Rau Sắng VU 10 Calamus platyacanthus Song mật VU

Warb. ex Becc.

11 Anoectochilus calcareus Aver.

Lan kim tuyến đá vôi EN I A 12 Dendrobium amabile (Lour.) Obrien Hoàng thảo EN 13 Dendrobium chrysanthum Lindl.

Hoàng thảo hoa vàng

EN

14 Dendrobium crepidatum Lindl. & Paxt.

Kim thoa thạch hộc

EN

15 Dendrobium farmeri Paxt. Lan ngọc điểm VU 16 Dendrobium moschatum

(Buch.-Ham.) Sw.

Goàng thảo da cam

EN

Để bảo tồn tốt số lượng ít ỏi còn lại của những loài cây đã được liệt vào dạng quý hiếm, cần thiết phải thực hiện tốt các biện pháp liên quan đến bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Việc nghiêm cấm khai thác những loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ EN (đang nguy cấp), VU (sẽ nguy cấp), CR (rất nguy cấp) phải được thực hiện triệt để; những loài hạn chế khai thác cũng phải được thực hiện tốt. Đồng thời chính quyền địa phương, các tổ chức, cơ quan có liên quan cần khuyến khích, hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí cho người dân gây trồng các loài trên tại vườn hộ, vườn rừng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng và kinh doanh của chính họ. Muốn vậy, cần thiết phải có những điều tra, nghiên cứu trên diện rộng để có cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng LSNG nói riêng, cũng như thực trạng tài nguyên sinh vật nói chung của khu vực nghiên cứu. Từ đó, có những thống kê chính xác về tình trạng của các loài thực vật nơi đây, làm căn cứ để xây dựng các kế hoạch bảo tồn; trong đó, người dân cũng cần phải nắm được những thông tin này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 55 - 58)