Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 34 - 36)

Chương 2 Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.7. Tài nguyên rừng

a/ Thảm thực vật rừng

Vườn Quốc gia phong Nha - Kẻ Bàng, nơi được mệnh danh là mẫu chuẩn

của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn sót lại trên núi đá vôi lớn nhất của Việt Nam, với 93,8 % diện tích rừng che phủ, trong đó rừng nguyên sinh chưa bị tác động, hoặc ít bị tác động là 88,3 % đang chứa đựng nhiều giá trị tiềm ẩn về đa dạng sinh học chưa được khám phá.

Dựa theo hệ thống phân loại và vẽ bản đồ các kiểu thảm thực vật ở Châu Á của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO, 1989), thảm thực vật rừng ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng chia thành 10 kiểu thảm chủ yếu như: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi >700m; Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đất >700m; Rừng kín nhiệt đới chủ yếu cây lá kim trên núi đá vôi >700m;

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đất; Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi…

b/ Khu hệ thực vật

Với khu hệ thực vật phong phú và đa dạng gồm 2.651 loài thuộc 193 họ, 906 chi của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch khác nhau. Có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế gới (IUCN). Đặc biệt có một chi đặc hữu đơn loài thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) đó là loài Bần giác, còn gọi là Noi có tên khoa học

Oligoceras eberhardtii và 1 loài đặc hữu hẹp thuộc ngành hạt trần mới chỉ thấy trên núi đá vôi ở Việt Nam là loài Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) có quần thể rộng lớn (gần 4.500 ha) và cổ sơ với tuổi nhiều cây trên 500 năm tuổi, được các nhà khoa học đánh giá là độc nhất có tầm quan trọng toàn cầu. Ngoài ra, có một loài Táu đá (Hopea sp.) là loài đặc hữu chỉ có ở Phong Nha - Kẻ Bàng đang được phân loại để công bố loài mới.

Một nét đặc trưng của khu hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng là sự đa dạng về yếu tố địa lý, về dạng sống và đa dạng về các kiểu thảm. Theo khung phân loại các yếu tố địa lý thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999 và Lê Trần Chấn, 1999, thực vật ở Phong Nha – Kẻ Bàng gồm có 18 yếu tố địa lý khác nhau, trong đó yếu tố đặc hữu Đông Dương chiếm nhiều loài nhất với 509 loài và thấp nhất là yếu tố ôn bắc đới chỉ có 1 loài.

c/ Khu hệ động vật

Nhờ có nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện sống cơ bản như nguồn thức ăn và tính an toàn nơi sống, Phong Nha - Kẻ Bàng có đến 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen đặc hữu và quí hiếm. Thống kê cho thấy ở đây có ít nhất 43 trong tổng số 140 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, cụ thể có bốn loài nguy cấp cao, 18 loài nguy cấp, 16 loài sắp nguy cấp, bốn loài bị đe dọa.

Các loài đặc trưng cho Phong Nha - Kẻ Bàng và có đặc hữu là voọc gáy trắng/voọc hà tĩnh, là loài đặc hữu hẹp được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Hiện nay voọc gáy trắng chỉ ghi nhận được ở Quảng

Bình mà không còn ở Hà Tĩnh, Nghệ An. Bên cạnh đó là vượn siki và chà vá chân nâu.

Phong Nha - Kẻ Bàng được coi là vùng phân bố chủ yếu và là điểm bảo tồn vượn siki tốt nhất ở Việt Nam. Tại đây hiện đang có một quần thể rất lớn loài vượn này. Còn chà vá chân nâu là loài đặc hữu ở vùng Đông Dương. Phân loài voọc đen tuyền trước đây chỉ phân bố ở vùng Tây Bắc. Sau 20 năm không còn tin tức gì của loài này ngoài thiên nhiên, các nhà khoa học cho rằng chúng đã tuyệt chủng. Tuy nhiên họ vừa phát hiện chúng ở Phong Nha - Kẻ Bàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 34 - 36)