Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 36 - 41)

Chương 2 Đối tượng, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.2.1. Dân số các xã vùng đệm

Theo số liệu thống kê của Viện Điều tra quy hoạch rừng (2007), Cục thống kê tỉnh (2008) và Công ty tư vấn và đào tạo Việt Nam (2008), vùng đệm của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng gồm 13 xã với 22.163 hộ và 60.641 khẩu sinh sống; trong đó hai xã Xuân Trạch và Phúc Trạch có 3.240 hộ và 15.378 khẩu. Mật độ dân số bình quân khu vực vùng đệm là 17,7 người/km2. Mật độ dân số thấp nhất là xã Tân Trạch với 0,7 người/km2. Mật độ dân số cao nhất là xã Xuân Trạch với 166,9 người/km2. Dân số ở trong độ tuổi lao động chiếm trên 51,1% tổng dân số vùng đệm. Tỷ lệ lao động nam (50,6%) cao hơn lao động nữ (49,4%). Số liệu thống kê ở bảng sau.

Dân số các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng TT Số hộ Số khẩu Mật độ ngườ i/km2 Độ tuổi lao động Toàn xã Tron g VQG Toàn xã Trong VQG Tổng Nam Nữ 1 Hưng Trạch 2.401 11.134 116,3 5.751 2.964 2.878 2 Phúc Trạch 2.123 10.131 166,9 5.104 2.630 2.474 3 Sơn Trạch 2.182 10.045 98,4 5.113 2.632 2.481 4 Tân Trạch 60 60 267 267 0,7 126 64 62 5 Thượng Trạch 384 1.848 2,5 921 475 446

6 Xuân Trạch 1.117 5.247 29,4 2.770 1.427 1.343 7 Phú Định 622 2.686 17,4 1.395 718 677 8 Trường Sơn 817 3.615 4,6 2.078 1.071 1.007 9 Dân Hóa 578 2.928 16,0 1.417 685 732 10 Trọng Hóa 561 3.106 16,0 1.506 715 791 11 Trung Hóa 10.381 5.156 54,0 2.995 1.263 1.332 12 Thượng Hóa 628 2.961 8,0 1.417 665 752 13 Hóa Sơn 309 1.517 8,0 791 368 423 Tổng cộng 22.163 60 60.641 267 17,7 30.984 15.677 15.307

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2008; Viện ĐTQHR, 2007.

3.2.2. Thành phần dân tộc

Trong 13 xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có 3 dân tộc sinh sống là dân tộc Kinh, dân tộc Bru-Vân Kiều (có 4 tộc người, đó là Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì) và dân tộc Chứt (có 4 tộc người là Rục, Sách, Mày và Arem). Dân tộc Chứt là một dân tộc nhỏ, đứng thứ 44 trong số 54 dân tộc của Việt Nam với tổng số người là 60.641; trong đó ở 2 xã Phúc Trạch và Xuân Trạch có 15.378 người dân tộc Kinh và dân tộc Kinh chiếm 100%.

Thành phần dân tộc của các xã vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

Xã Tổng Kinh

Bru – Vân Kiều Chứt

Vân Kiều Khùa Ma Coong Trì Rục Sách Mày Are m Hưng Trạch 11.134 11.134 Phúc Trạch 10.131 10.131 Sơn Trạch 10.045 9.907 138 Tân Trạch 267 10 23 234 Thượng Trạch 1.848 9 22 1.765 52 Xuân Trạch 5.247 5.247 Phú Định 2.686 2.686

Trường Sơn 3.615 1.356 2.259 Dân Hóa 2.928 157 1.464 321 986 Trọng Hóa 3.106 125 2.479 502 Trung Hóa 5.156 5.066 62 28 Thượng Hóa 2.961 2.163 17 434 265 75 7 Hóa Sơn 1.517 414 5 17 1.042 9 30 Tổng 60.641 48.405 2.419 3.965 1.788 52 451 1.690 1.572 299 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2008; Viện ĐTQHR, 2007

Trong khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (79,82%). Dân tộc Kinh sống tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp, nơi có điều kiện canh tác tốt. Ngoài ra, người Kinh còn sống xen với người dân tộc thiểu số ở các xã như Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch; xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn huyện Minh Hóa. Tổng số người dân tộc thiểu số trong vùng đệm VQG chiếm 20,18% tổng dân số của các xã vùng đệm. Các xã có dân số hầu hết là người dân tộc thiểu số gồm Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch; xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn huyện Minh Hóa và xã Trường Sơn huyện Quảng Ninh.

Dân tộc Vân Kiều chiếm 13,56% so với tổng dân số vùng đệm. Trong các tộc người của dân tộc Vân Kiều sống trong vùng đệm của VQG thì tộc người Khùa chiếm tỷ lệ lớn nhất (6,54%), tộc người Trì chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,09%).

Dân tộc Chứt chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,62%) so với tổng dân số vùng đệm. Trong các tộc người của dân tộc Chứt sống trong vùng đệm của VQG thì tộc người Sách chiếm tỷ lệ lớn nhất (2,79%), tộc người Arem chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,49%).

3.2.3. Cơ sở hạ tầng khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng

Hầu hết các xã vùng đệm khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là xã miền núi; một số xã có ranh giới với nước Lào. Nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế. Khoảng 80% số hộ gia đình có thu nhập chính từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. các loài cây trồng chủ yếu vẫn là lúa, ngô, sắn, lạc, cao su, hồ tiêu, chuối, cam, dừa, nhãn, vải, ... năng suất cây trồng chưa cao, sản lượng lương thực bình quân đầu người còn thấp (214,3 kg). Một số xã như Sơn Trạch, Phúc Trạch người dân tham gia vào cung ứng dịch vụ, buôn bán lẻ, nhà hàng, đưa khách du lịch tham quan hang động... Đời sống người dân vùng đệm rất khó khăn và có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hộ nghèo giữa các xã vùng đệm của VQG. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo lớn (trên 90%) là các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa; đây là các xã có phần đa đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (Công ty Tư vấn và Đào tạo Việt Nam, 2008).

Trình độ sản xuất của người dân còn thấp và thụ động. Trình độ học vấn còn thấp, đặc biệt là ở các xã chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên tỷ lệ người mù chữ còn khá cao.

Đời sống kinh tế khó khăn và trình độ học vấn của người dân địa phương còn thấp dẫn đến áp lực trong công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG.

b/ Giao thông

Giao thông đi lại trong khu vực khá thuận lợi. Đa số các xã đều có đường ô tô về tận trung tâm xã và tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua; trừ 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch chỉ có duy nhất tuyến đường 20 đi qua. Việc đi lại từ trung tâm đến các thôn/bản đều có thể đi bằng xe máy, chỉ có một ít thôn/bản phải đi bộ hoặc bằng thuyền.

Hầu hết các xã vùng đệm đều có đường điện lưới quốc gia chạy qua và người dân đã được sử dụng điện lưới sinh hoạt. Chỉ có 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch chưa có điện lưới mà phải dùng điện năng lượng mặt trời.

Đa số các hộ dân ở các xã được sử dụng nước giếng hoặc nước máy. Một số xã còn có hộ dân sử dụng nước sông suối. Về mùa khô, các bản

còn thiếu nước sinh hoạt.

Giao thông, điện sáng, nước sinh hoạt là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, những vấn đề này vẫn còn quá khó khăn đối với người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa và điều đó đã ảnh hưởng sinh hoạt của cộng đồng dân cư và công tác bảo tồn của VQG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững tại một số xã vùng đệm (xuân trạch và phúc trạch) (Trang 36 - 41)