Một số chính sách khác

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế huyện nam đàn, tỉnh nghệ an dưới triều nguyễn thời kỳ 1802 1884 ( the economy of nam dan district, nghe an province under nguyen dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 55 - 60)

6. Bố cục của luận án

2.4. Những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn thực thi ảnh hưởng đến

2.4.3. Một số chính sách khác

Năm 1803, Gia Long thực hiện chuyến Bắc tuần lần thứ nhất để nhận sắc phong

của nhà Thanh và ổn địnhtình hình Bắc Hà, trong chuyến đi này nhà vua có nghỉ lại ở hành dinh trấn Nghệ An. Đến tháng 5 năm 1804, Gia Long xuống chiếudời trấn thành Nghệ An đi nơi khác (lỵ sở Nghệ An cũ ở xã Dũng Quyết huyện Chân Lộc), bèn trải xem địa thế, định lấy An Trường (tên xã, thuộc huyện Chân Lộc) làm trấn lỵ Nghệ An, bắt dân xây đắp [156, tr.601].

Ngay trong tháng 5 năm 1804, công cuộc chuyển dời lỵ sở Nghệ An được thực

bằng tranh, tre, nứa lá và được bao quanh bằng một vòng hào. Gia Long đã cho tháo dỡ các công trình đang xây dựng dang dở ở Trung Đô phượng hoàng thành để lấy nguyên liệu xây thành Nghệ An. Công cuộc chuyển dời lỵ sở, xây dựng trấn thành Nghệ An khiến cho nhân dân Nghệ An rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chất.

Bên cạnh đó, Gia Long còn ra lệnh tìm kiếm những người Nghệ An, Hà Tĩnh từng tham gia, ủng hộ vương triều Tây Sơn (1786 - 1801) để loại bỏ. Sùng chính thư viện được lập dưới thời Tây Sơn do La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng cũng bị phá huỷ. Đến cuối đời vua Gia Long, mọi thành quả của vương triều Tây Sơn trên đất Nghệ An đã không còn. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa lý giải vì sao trong ba khoa thi Hương được tổ chức dưới thời Gia Long (1807, 1813, 1819) số học trò dự thi ít vàchỉ có 34 sĩ tử đỗ Hương cống [204, tr.95]

Đến năm 1830 - 1832, để phục vụ cho công cuộc cải cách hành chính của mình, hoàng đế Minh Mệnh (1820 - 1840) đã huy động biền binh cùng hàng vạn dân phu ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hoá xây dựng thành Nghệ An có chu vi 630 trượng bằng đá ong (Nam Đàn), đá sò (Phủ Diễn) và gạch ngói sản xuất tại Nghệ An. Nhà cửa dinh thự trong thành được xây dựng kiên cố dùng làm nơi để bộ máy quan lại do triều đình nhà Nguyễn cử ra thực thi vương pháp, vương quyền ở tỉnh Nghệ An (gồm cả Hà Tĩnh) [85, tr.22 - 25].

Cùng với việc xây thành đắp luỹ chuyển dời lỵ sở, Minh Mệnh cắt cử những vị quan lại tin cậy ra làm tổng đốc An Tĩnh, có Bố chánh và Án sát, Lãnh binh, phó Lãnh

binh, Đốc học. Đến thời Tự Đức (1848 - 1883) Lãnh binh Nghệ An nắm quyền chỉ huy 19 vệ, đội biền binh gồm 8.179 người [85, tr.45]. Có thể nêu một số công thần bậc nhất được triều đình nhà Nguyễn điều ra Nghệ An để lãnh trọng trách dưới đây:

- Hiệp trấn Ngô Nhân Tĩnh, làm Hiệp trấn Nghệ An năm Gia Long thứ 10

(1811).

- Nguyễn Văn Soạn, Trấn thủ Nghệ An năm Minh Mệnh thứ 5 (1824). - Tạ Quang Cự, tổng đốc An Tĩnh năm Minh Mệnh thứ 14 (1833).

- Nguyễn Tri Phương, tổng đốc An Tĩnh năm Minh Mệnh thứ 16 (1835).

- Hoàng Kế Viêm (Hoàng Tá Viêm) tổng đốc An Tĩnh năm Tự Đức thứ 16

Bên cạnh đó, từ thời Gia Long đến thời Tự Đức còn có nhiều lần thay đổi địa giới hành chính các phủ, huyện, tổng, xã, thôn ở toàn trấn/tỉnh Nghệ An. Ví dụ, phủ DiễnChâu từ thời hậu Lê đến thời Gia Long lãnh 2 huyện Đông Thành và Quỳnh Lưu có 4 tổng, 69 xã, thôn, phường, sách, trang, trại. Đến năm Minh Mệnh thứ 18 (1837)

đặt thêm huyện Yên Thành, lãnh 3 huyện: Đông Thành (5 tổng, 139 xã, thôn, trang, phường, vạn); Quỳnh Lưu (4 tổng, 68 xã thôn); Yên Thành (4 tổng, 118 xã, thôn) Hoặc: năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), toàn bộ 44 xã, thôn, trang, phường, giáp, thuộc 4 tổng: Lãng Điền, Đô Lương, Thuần Trung, Bạch Hà của huyện Nam Đường đã cắt nhập về huyện Lương Sơn. Sau đợtchia cắt sáp nhập này, huyện Nam Đường chỉ còn lại 4 tổng với 45 làng, xã, thôn, trang, phường, giáp, sở, vạn [215, tr.104 - 106], [154, tr.123 - 125].

Nhà Nguyễn cũng thường xuyên thay đổi bộ máy quan lại ở các phủ, huyện, riêng các Chánh tổng, Lý trưởng ở làng xã thì do cư dân địa phương bầu ra. Nhà Nguyễn không trả lương cho đội ngũ chức dịch ở làng xã. Do vậy, tầng lớp này đã câu kết với các Tri huyện, Tri phủ ẩn lậu thuế khoá, mua bán chiếm đoạt ruộng đất công thành ruộng đất tư, đẩy nông dân làng xã ở Nghệ An nói chung, Nam Đàn nói riêng vào tình trạng mất ruộng đất canh tác.

Việc các vua triềuNguyễn thực thi chính sách cấm đạo và sát đạo đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị - xã hội của mọi giai tầng trên lãnh thổ vương quốc Đại Nam. Nghệ An là một trong những trấn/tỉnh có khá nhiều các xứ đạo và họ đạo. Riêng trên địa bàn huyện Nam Đàn có xứ đạo Vạn Lộc, Quy Chính, Tràng Cật, Tràng Đen... Do đó, một bộ phận giáo dân ở Nam Đàn luôn trong tình trạng phải đối phó với chính sách cấm đạo và sát đạo của nhà Nguyễn. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874)Trần Tấn và Đặng Như Mai đề ra khẩu hiệu “Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”, chủ trương sát đạo đẩy toàn bộ giáo dân trên địa bàn các huyện: Thanh

Chương, Nam Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và một số địa phương khác vào tình thế buộc phải chống đối lực lượng khởi nghĩa. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bất ổn trong đời sống chính trị - xã hội của một bộ phận cư dân ở Nam Đàn [98].

Thời kỳ 1802 - 1884, ở Việt Nam đã nổ ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của nông dân làng xã khắp các trấn, tỉnh, thành. Từ Gia Long đến Tự Đức chỉ loay

hoay điều binh khiển tướng để đàn áp, dập tắt các cuộc khởi nghĩa này làm cho mâu thuẫn của đại bộ phận nông dân làng, xã đối với nhà Nguyễn ngày càng sâu sắc. Năm

1811, nông dân làng xã hai huyện Nam Đàn và Thanh Chương dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tuấnnổi dậy khởi nghĩa. Nghĩa quân làm chủ một vùng đất đai rộng lớn ở hạ lưu sông Lam, vua Gia Long phải huy động binh lực ở trấn Nghệ An và cả lực lượng từ triều đình Huế ra mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa này. Năm 1813, nông dân Nam Đàn cùng với nông dân Thanh Chương, Đông Thành, Quỳnh Lưu lại nổi dậy, giết chết tri phủ Đức Quang là Nguyễn Văn Tuân. Gia Long một lần nữa phải điều động binh sĩ, giao cho Vệ uý Phan Bá Phụnghợp binh cùng trấn thủ Nghệ An Hoàng Viết Toảnmới dẹp yên được. Năm 1823, Lê Quang Chấn khởi nghĩa ở Nam Đàn, chốt giữ Sa Nam, Minh Mệnh phải điều động Lê Chất đem quân triều đình phối hợp với lực lượng biền

binh tiến hành bao vây, truy quét nhiều đợt mới loại bỏ được lực lượng khởi nghĩa... Năm 1874, Trần Tấn và Đặng Như Mai dựng cờ khởi nghĩa ở rú Đài (Thanh Chi, Thanh Chương) sau đó đưa toàn bộ lực lượng về làng Thành (Thanh Thuỷ) xây dựng cả một hệ thống chiến luỹ trên địa bàn các làng, xã: An Lạc, Đa Lạc, Xuân Hồ, Diên

Lãm, Thanh Thủy... Triều đình Tự Đức phải điều động Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường đưa binh từ Huế ra và từ đồng bằng Bắc Bộ vào, phối hợp với Đô thống Nghệ An Hồ Oai đàn áp thảm khốc mới dập tắt được cuộc khởi nghĩa [98].

Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam. Vương triều Tự Đức đã không thể huy động toàn thể dân tộc vào sự nghiệp chống ngoại xâm như các triều đạitrước đó. Việc triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862), Lục tỉnh Nam Kỳ (1874) cho Pháp, sau đó ký hiệp ước Hác măng (1883) và Pa tơ nốt (1884) thừa nhận sự thống trị của Pháp đối với toàn bộ Việt Nam đã tạo một làn sóng phản đối dữ dội của đại bộ phận các giai tầng ở Nghệ An riêng, cả nước nói chung. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị - xã hội của cư dân làng xã trên địa bàn huyện Nam Đàn ở nửa sau thế kỷ XIX.

Các chính sách, biện pháp mà các vị vua nhà Nguyễn thực thi (1802 - 1884) đã trực tiếp ảnh hưởng đến nềnkinh tếvà đời sống chính trị, xã hội của các giaicấp, tầng lớp ở nước ta. Trấn/tỉnh Nghệ An trong đó có huyện Nam Đàn cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những chủ trương, chính sáchđó.

Tiểu kết chương 2

Huyện Nam Đàn nằm ở hai vùng tả/ hữu ngạncủa hạ lưu sông Lam. Điều kiện tự nhiên ở đây phong phú, đa dạng với đầy đủ cácloại địa hình từ núi đồi, sông, hồ ao, vùng châu thổ. Với cấu tạo địa hình và một chế độ khí hậu vừa khắc nghiệt vừa hiền hòa, thuận lợi cho các luồng cư dân người Việt sớm đến đây khai phá. Nhưng do những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, trong đó quan trọng là đất sản xuất nông nghiệp ít ỏi, kém màu mỡ và những biến động liên tục về chính trị - xã hội từ thế kỷ

XVI đến cuối XVIII đã đã tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của Nam Đàn.

Dưới thời Nguyễn, địa giới hành chính, tên gọi các tổng, làng, xã, trang, phường, vạn, giáp, sởở địa bàn huyện Nam Đường (1802 - 1884) và trong phạm vi địa giới hành chính huyện Nam Đàn mà đề tài xác định có nhiều thay đổi, giống như các huyện, phủ khác ở trấn/tỉnh Nghệ An. Căn cứ vào sự điều chỉnh về diên cách địa lý, quá trình tách nhập mà địa bàn huyện Nam Đàn được xác định với 2 khu vực, với những đặc điểmnhư sau:

- Ở vùng hữu ngạn dọc theo hạ lưu sông Lam, các làng xã thuộc tổng Bích Triều và tổng Nam Kimcó vị trí phía Bắc ngoảnh ra sông Lam, phía Nam dựa vào núi Thiên Nhẫn. Phía Bắc gồmnhững bãi bồi phù sa ven sông màu mỡ thuận tiện cho việc trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải hay trồng lúa, ngô, rau đậu các loại. Phía Nam là vùng đất dọc theo dãy núi Thiên Nhẫn từ thôn Vũ Nguyên, Chi Cơ đến tận Nam Kim có thể khai khẩn để trồng chè, cây ăn quả hay bầu, bí…

- Ở vùng tả ngạn, các làng, xã, trang, phường thuộc các tổng Lâm Thịnh, Non

Liễu, Hoa Lâm vừa có vùng đất phù sa ven sông, lại vừa có vùng đất ngập nước và cả đất thuộc các đồi núi bán sơn địa để trồng lúa, ngô, rau đậu, khoai sắn...

- Do địa hình liên tục bị chia cắt bởi đồi núi, sông, suối, hồ, đầm, cùng với chế độ khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường nên cư dân làng xã cả hai bên bờ tả, hữu sông Lam ở Nam Đàn luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách trong việc phát triển kinh tế.

Trong thế kỷ XIX, vương triều Nguyễntừ Gia Long đến Tự Đứctiếp tục duy trì

chính sách không đắp đê ngăn lũ lụt dọc đôi bờ sông Lam, sông La cũng như chính sách trọng nông, bế quan toả cảng, cấm đạo, sát đạo, đàn áp thảm khốc các cuộc khởi nghĩa nông dân... đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế nói riêng và toàn bộ đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của tất cả các giai tầng ở Nghệ An nói chung. Kinh tế Nam Đàn suốt từ năm 1802 đến năm 1884 cũng nằm trong bối cảnh chung đó.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế huyện nam đàn, tỉnh nghệ an dưới triều nguyễn thời kỳ 1802 1884 ( the economy of nam dan district, nghe an province under nguyen dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)