Công tác trị thủy thủy lợi

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế huyện nam đàn, tỉnh nghệ an dưới triều nguyễn thời kỳ 1802 1884 ( the economy of nam dan district, nghe an province under nguyen dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 88 - 90)

6. Bố cục của luận án

3.2.3. Công tác trị thủy thủy lợi

Huyện Nam Đàn là vùng đất thuộc hai miền tả ngạn và hữu ngạn hạ lưu sông Lam. Đặc điểm địa hình với đặc trưng là hình thái có hướng nghiêng thay đổi từ Tây sang Đông, trong đó trung du đồi núi tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, còn đồng bằng tập trung ở phía Đông và phía Nam. Phía Tây và Tây Bắc, do yếu tố địa hình là vùng

bán sơn địa nên đất đai có độ dốc và thường bị xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa bão. Phía Đông và Đông Nam diện tích đồng bằng nhỏ hẹp,bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông ngòi, ao hồ, đất đaicó địa hình thấp, chủ yếu là đất bãi bồi, hình thành bởi

phù sa sông Lam nên thường xuyên bị ngập úng về mùa mưa lũ.

Dưới triều Nguyễn,chính sách không đắp đê ở sông Lam, sông La hay dọc theo các cửa biển từ Quỳnh Lưu đến Kỳ Anh mà các vị vua nhà Nguyễn duy trì trong thời kỳ 1802 - 1884 khiến cho tình hình sản xuất, canh tác nông nghiệp của cư dân làng xã Nghệ An gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc dẫn thuỷ nhập điền hay chống ngập úng cho lúa, hoa màu và làng mạc nơi dân cư sinh sống.

Đối với huyện Nam Đàn, vào mùa lũ lụt, nước từ thượng nguồn dồn về lưu vực sông Lam, các khe suối ở vùng núi Thiên Nhẫn, Đại Huệ nước tràn khắp nơi khiến hầu hết diện tích canh tác lúa và hoa màu đều bị ngập úng, hoặc bị nhấn chìm trong biển

nước lũ. Do đặc điểm địa hình, với độ cao khá lớn so với mực nước biển (120 - 170

m), tình trạng ngập lụt diễn ra phổ biến vào mùa mưa nhưng không kéo dài, nước sông Lam lên nhanh nhưng cũng thoát nhanh ra biển. Sách Nghệ An kýđã lý giải hiện tượng này như sau: “Vì núi cao và gần biển, nên ngập lụt chẳng qua chỉ vài ngày thôi, cho nên từ xưa đến nay không có chính sách đắp đê, mà ruộng đất cũng không bị úng thủy, vẫn màu mỡ phì nhiêu” [106, tr.27 - 28].

Vào mùa hạ, nắng hạn kéo dài, nền nhiệt khắp vùng Nghệ An nói chung, ở Nam Đàn nói riêng tăng cao có khi lên hơn 40°C khiến cho ruộng đồng nứt nẻ, khô cằn, việc dẫn thủy nhập điền tưới tiêu chống hạn cho lúa và hoa màu là vấn đề thiết yếu.

Đối với đất đai canh tác ở nhữngvùng đồng bằng, bãi sông thuộc hạ lưu sông Lam cư dân tiến hành khơi sâu mương máng, dẫn nước từ ao hồ, đầm, hoặc lấy nước trực tiếp từ sông Lam để tưới cho lúa và hoa màu. Qua phản ánh của địa bạ, có thể nhận thấy mật độ phân bố kênh mương ở những vùng thuận tiện về nguồn nước như tổng Nam Hoa, Bích Triều dày đặc hơn so với những nơi khác trong huyện. Cư dân trong các

tổng này đã biết lợi dụng những nơi có đầm, ao hồ tự nhiên để đắp thêm các hồ chứa nước nhỏtrữ nước phục vụ tưới tiêu vào mùa khô hạn. Tuy nhiên, do diện tích các hồ chứa nhân tạo có quy mô nhỏ, lượng nước tích trữ ít nên hiệu quả trong việc chống hạn không cao. Đối với những diện tích ruộng đất sát vùng đồi núi, nhân dân lợi dụng khe suối tự nhiên kết hợp với làm guồng xe quay để dẫn nước vào đồng ruộng [116,

tr.219]. Trong quá trình nghiên cứu địa bạ Nam Đàn chúng tôi nhận thấy, hầu như các xã, thôn trong huyện, đặc biệt là các xã thôn gần đồi núi thì kích thước khe cừ được thống kê khá nhiều và chi tiết, một số xã thôn có tổng chiều dài sông suối, khe cừ, rất lớn như: thôn Lương Trường (tổng Bích Triều) có 2 dải khe cừ dài 215 trượng [237],

xã Vũ Nguyên(tổng Bích Triều)có 1 dải suối khe cừ dài 500 trượng [255]…

Liên quan đến các công trình thủy lợi, tưới tiêu trên địa bàn huyện Nam Đàn,

trong tập tài liệu bằng tiếng Pháp của Hội Dân gian Đông Dương, lập vào năm 1937, lưu tại Thư viện Quốc gia mang ký hiệu: FQ4018/69 với tựa đề: “Lịch sử về ngài Bùi Huy Nhượng”, do thầy giáo Nguyễn Văn Tường, giáo viên dạy trường Thanh Đàm

(Nam Tân ngày nay) tường thuật khi trả lời câu hỏi theo phiếu phỏng vấn của Hội Dân

gian Đông Dương về đền miếu và công tích của các vị thần được dân làng thờ phụng, có nội dung như sau:“Ở làng Phú Thọ, tổng Xuân Khoa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, có đền Đức Ông thờ ngài Bùi Huy Nhượng, một nhân thần. Ngài sinh ngày 13 tháng 4 năm Quý Mùi (1523) và mất ngày 15 tháng 10 năm Đinh Hợi (1587). Ngài sai đào một kênh dẫn nước cho Bàu Láng (ở trong làng Phú Thọ) bên bờ hữu Lam Giang”

[83, tr.40 - 48].

Việc tưới tiêu, chống ngập úng trong sản xuất nông nghiệp ở Nam Đàn còn gắn liền với địa danh Hồ Nón thuộc xã Non (Nộn) Liễu ở phía Đông Bắc huyện Nam Đàn.

Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “khoảng giữa đời Lê Dương Hòa (1635 - 1643), người xã Hương Lãm là Thị lang Hương Lãm hầu Nguyễn Văn Mệnh bới đào cửa hồ, nước hồ có chỗ tiêu đi, sau mới thành ruộng” [154, tr.199].

Các công trình thủy lợi kể trên chủ yếu được làm từ thời hậu Lê, đến thời Nguyễn tiếp tục được cư dân làng, xã sử dụng vào mục đích tiêu úng, chống ngập lụt.

Trong thời kỳ 1802 - 1884, trên địa bàn huyện Nam Đàn hầu như không có công trình thủy lợi có quy mô nào được xây dựng, đây là tình trạng chung của cả xứ Nghệ An, điều này được phản ánh cụ thể trong sách Nghệ An kýcủa Bùi Dương Lịch: “Xứ Nghệ An gần núi, giáp biển, đất đai sỏi sạn, cằn cỗi lại không có mấy nơi bằng phẳng, rộng rãi nên từ xưa không có chính sách đắp đê”[106, tr.219]. Các công trình tưới tiêu phổ biến trên đồng ruộng Nam Đàn là hệ thống mương, máng dẫn nước do các hộ gia đình cày cấy trên cùng một xứđồng huy động công sức đàomương, đắp máng để dẫn thủy nhập điền, chống hạn tiêu úng. Hầu hết các công trình này có quy mô nhỏ, không đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu trong nông nghiệp. Những nơi gần nguồn nước người nông dân sử dụng gàu sòng, gàu giai tát nước trực tiếp vào ruộng, hoặc sử dụng các con

mương nhỏ hẹpđể dẫn nướcphục vụtưới tiêu. Phần lớn các diện tích ruộng đất còn lại đều trong tình trạng chung là khô hạn, thiếu nước tưới tiêu vào mùa hè, bị lũ cuốn hoặc ngập úng thường xuyên vào mùa mưa lũ.

Những hạn chế về công tác trị thủy và thủy lợi dưới triều Nguyễn đối với một số địa phương trong đó có trấn/tỉnh Nghệ An, đã dẫn đến nông nghiệp trong thế kỷ XIX đối với hầu hết người dân làng xã ở Nam Đàn, rộng hơn là các phủ, huyện trong

tỉnh rơi vào hoàn cảnhlệ thuộc vào tự nhiên,giống như cha ông thuởtrước:

“Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản bao lâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng” [96].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế huyện nam đàn, tỉnh nghệ an dưới triều nguyễn thời kỳ 1802 1884 ( the economy of nam dan district, nghe an province under nguyen dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)