Những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn thực thi ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế huyện nam đàn, tỉnh nghệ an dưới triều nguyễn thời kỳ 1802 1884 ( the economy of nam dan district, nghe an province under nguyen dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 51 - 55)

6. Bố cục của luận án

2.4. Những chính sách, biện pháp của nhà Nguyễn thực thi ảnh hưởng đến

2.4.1. Đối vớinông nghiệp

Năm 1802, sau khi giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lập đàn hợp tế trời đất cáo việc đặt niên hiệu Gia Long (tháng 5 năm 1802), đại xá thiên hạ, xác lập vai trò của vương triều Nguyễn đối với lịch sử dân tộc

[135; tr.491]. Nhà Nguyễn lên nắm quyền trong điều kiện đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng kinh tếnước ta bị giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là nông nghiệp.

Nông nghiệp rơi vào tình trạng đất đai hoang hoá nhiều, thuỷ lợi không được củng cố, từ làng xã đến trấn/tỉnh dân tình bỏ quê phiêu tán, tha phương cầu thực khắp

nơi. Ở Bắc thành, theo lời tâu của quan lại cho hay: “Bắc hà trải qua loạn lạc, dân nhiều người phiêu tán. Binh có thiếu ngạch thì quan thường bắt làng lân cận cấp thế. Vì thế ruộng đất của dân phiêu tán bị làng lân cận chiếm lấy để bù lại” [170, tr.81]. Tình trạng kiện tụng về sở hữu ruộng đất nổi lên, xã hội bất ổn. Năm 1809, quan Bắc thành tâu: “Gần đây, kiện tụng ngày càng nhiều, tài lực ngày càng hao, trăm họ nhôn

nhao không được yên nghiệp…tệ hại trăm mối, dân không chịu nổi, kẻ giàu không giữ được của, kẻ nghèo phần nhiều lưu vong, khiến những lũ bất bình mà phiến loạn”

[170, tr.81].

Năm 1802, Gia Long lệnh cho Bắc thành đến Nghệ An làm lại sổ ruộng, sau đó

quy định: “Phàm ruộng đất của dân phiêu tán, quan sở tại phải lập ranh giới rõ ràng, chia cấp cho quan quân cày cấy mà được thu thuế, làng lân cận không được cày cấy. Ai đã trót cày cấy rồi thì tạm thời chiếu theo hạng ruộng công tư mà thu thuế trước… Khi dân phiêu tán trở về thì đem những ruộng đất ấy cấp trả, thu thuế như lệ”. Năm 1805, vua xuốngchiếu: Từ Nghệ An ra Bắc, ruộng đất của lưu dân từ năm Nhâm Tuất (1802) về trước đã cho quan quân cày cấyrồithì nay đình bãi, để đợi dân lưu trở về lại cho quản nhận làmăn, tha thuế, tha lính 3 năm” [156, tr.631].

Năm 1807, Gia Long dụ rằng: “Gần đây, nghe thấy các nhà và những ấp xung quanh còn kẻ chiếm canh đất của dân xiêu dạt, che dấu lẫn nhau, khiến dân xiêu dạt sinh lòng lo sợ, nhiều người chưa dám về”. Trong bối cảnh đó, trấn/tỉnh Nghệ An nơi chịu nhiều tổn thất sau cuộc nội,nơi đây đất đai cằn cỗi,khí hậu khắc nghiệt, thiên tai

thường xuyên xảy ra thì tình trạngdân cư phiêu tán, đất đai bị bỏ hoang càng nghiêm

trọng. Năm 1819, Lê Văn Duyệt dâng sớ: “Dân Nghệ An điêu hao quá lắm… Một cõi Nghệ An, thổ phỉ tuy đã quét sách, mà dân cũng còn nhiều người xiêu tán” [135, tr.984]. Năm 1820, đốc trấn Nghệ An tâu: “Dân trong hạt xiêu tán cộng 63 thôn, gần đây có người đã trở về, mười phần được một, hai phần”. Đến cuối những năm 1830 thời Minh Mệnh, ruộng đất bỏ hoang lên tới 1.314.927 mẫu [171, tr.445].

Bên cạnh việc khuyến khích nhân dân tự phục hoá ruộng đất bỏ hoang trong làng xã, triều Nguyễn còn thi hành nhiều chính sách khuyến khích nhân dân tự động tổ chức khai hoang theo nhiều phương thức khác nhau nhằm mở rộng thêm diện tích

canh tác. Theo quy định năm 1830, “ruộng công bị bỏ hoang thì cho dân xã cùng khai khẩn, ruộng tư bỏ hoang thì chủ ruộng tự khai lấy”. Cho phép người có khả năng

trưng ruộng hoang. Triều đình còn qui định rõ hơn: “Nếu có ruộng mà ẩn lậu không khai, người khác khẩn trưng thì người khẩn trưng sẽ được ruộng” hoặc “ruộng bỏ hoang tất phải do dân xã không có sức khai khẩn được mới cho người xã khác khẩn canh, nếu dân này lưu tán mà dân khác cày cấy để nộp thuế thì cho các tổng làm sổ thay” [158]. Ngoài ra còn sử dụng các lực lượng như tù phạm vào mục đích khai hoang, tổ chức các hình thức như đồn điền, doanh điền nhằm khai hoang những vùng đất mới. Tuy nhiên, ở Nghệ An các đồn điền chỉ mang tính chất như các đồn sơn phòng, chủ yếu là để đảm bảo an ninh.

Dưới triều Nguyễn, để tiện cho việc quản lý đất đai, thu thuế, nhà Nguyễn đã tiến hành hành khám đạc, phân loại ruộng đất, định mức thuế các loại trên phạm vi cả nướctừ năm 1802 dưới thời vua Gia Long. Đối với Nghệ An và một số tỉnh Bắc Trung Bộ, năm 1830, vua Minh Mệnh dụ rằng: “Đất lấy sổ làm căn cứ, là để tỏ tình thực mà trừ gian dối” rồi theo lời bàn của bộ Hộ cho ba trấn Thanh, Nghệ và Ninh Bình làm địa bạ, để sang năm thi hành ở Nghệ An nói riêng [158, tr.74 - 75]. Riêng huyện Nam Đàn, chúng tôi đã tập hợp được 40 địa bạ thuộc 6 tổng, 65 làng xã, trang, phường, giáp, vạn, sở trong không gian địa giới hành chính mà đề tài xác định. Các địa bạ này chủ yếu được lập dưới thời Minh Mệnh giai đoạn từ năm 1832 đến năm 1836 sau dụ

vua ban (1830).

Đối với nông nghiệp, việc trị thủy và thủy lợi phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp và chống lũ lụt triều cường đóng vai trò rất quan trọng. Ở Nghệ An, theo Bùi Dương Lịch trong Nghệ An ký, đầu triều Nguyễn không thực hiện chính sách đắp đê, ngăn lũ lụt ở đôi bờ sông Lam, sông La các làng xã ven biển để ngăn nạn triều dâng. “Xứ Nghệ An, gần núi, giáp biển, đất đai sỏi sạn, cằn cỗi lại không có mấy nơi bằng phẳng, rộng rãi nên từ xưa không có chính sách đắp đê” [106, tr.129]. Cho đến thời Tự Đức, vì nhiều nguyên nhân khác nhau chính sách không đắp đê vẫn được duy trì. Do đó, ở Nghệ An suốt thế kỷ XIX ghi nhận rất nhiều trận lũ lụt, không ít làng mạc, ruộng đất, lúa, hoa màu... dọc đôi bờ tả hữu sông Lam thường xuyên bị nước lũ cuốn trôi, cư dân làng xã Nam Đàn cũng nằm trong bối cảnh chung đó.

2.4.2. Đối với thủ công nghiêp, thương nghiệp

Dưới triều Nguyễn, chính sách đối với thủ công nghiệp chủ yếu tập trung ở chế độ công tượng và chế độ biệt nạp. Đây là một loại hình có tổ chức quy mô lớn cùng

một chế độ quản lý chặt chẽ nhất nhằm tái thiết đất nước sau những năm tháng chiến

tranh. Các tượng cục có quy mô lớn với các công xưởng quan trọng như đúc tiền, đúc

súng và đóng tàu chủ yếu tập trung nơi trung tâm do triều đình dành quyền quản lý. Ban đầu các công xưởng của nhà nước được giao cho vũ khố (cơ quan quản lý kho tàng của nhà nước) trông coi. Đến năm Minh Mạng thứ 10 (1829) Bộ Công trực tiếp quản lý. Để có nguồn lao động trong các công xưởng, nhà Nguyễn đã tiến hành trưng dụngthợ thủ công có tay nghề từ các địa phương trên khắp cả nước, tập trung về các

công trường ở kinh đô, chịu sự quản lý của các đơn vị quản lý gọi là Tượng cục, thợ làm việc trong tượng cục gọi là công tượng. Thợ được triệu tập về kinh được cấp phát lương, miễn giảm các loại thuế. Tùy vào công việc trong công xưởng mà hàng năm cứ

tháng Chạp, được ước lượng số thợ cần dùng, để những người này đến tháng Giêng được triệu tập, kể từ tháng 7 trở đi, tùy công việc còn nhiều hay ít mà các ty tượng (người quản lý thợ) giảm bớt số thợ cho về nguyên quán [2, tr.171].

Trong thế kỷ XIX, nhà nước thông qua các tượng cục ở địa phương gián tiếp khai thác sức lao động của thợ thủ công tự do và nửa tự do ở các tỉnh thành, làng xã bằng chế độ biệt nạp. Đây là loại thuế đánh vào các thợ thủ công chuyên nghiệpở địa phương và ngày càng trở thành nguồn thu lớn của nhà nước. Mỗi năm, người thợ phải nộp cho nhà nước một số sản phẩm nhất định (có khi thay bằng tiền). Các tượng cục ở địa phương là tổ chức của những người thợ thủ công chuyên nghiệp ở tỉnh, thành hay các làng nghề. Nó hoàn toàn khác với các tượng cục được thành lập trong các công xưởng nhà nước. Chế độ biệt nạp chủ yếu là đặt lệ thuế sản phẩm, hình thức thu tùy theo từng địa phương nhưng nhìn chung khá nặng nề, tùy tiện. Ngoài ra, các thợ thủ công còn phải chịu gánh nặng lệ tiến cống và việc thu mua của nhà nước đối với các sản phẩm do thợ làm ra với giá rẻ hơn so với thị trường. Chính điều này đã gây nên những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thủ công nghiệp ở các địa phương trong thế kỷ XIX.

Theo ghi chép của Bùi Dương Lịch trong Nghệ An ký, Nghi Xuân phong thổ ký;

Quốc sử quán triều Nguyễn trong Đại Nam nhất thống chí; Nguyễn Điển trong Thanh Chương huyện chí... suốt thế kỷ XIX ở Nghệ An và Hà Tĩnh các nghề thủ công truyền

thống chỉ có quy mô nhỏ, mang tính chất gia đình, công nhân sử dụng không phải là thuê mướn, mà là nhân công của gia đình [2, tr.159]. Mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất, các sản phẩm làm ra như: vải, chiếu, nông cụ, dụng cụ, gạch ngói, gốm, đồ đan lát mây, tre... chủ yếu được trao đổi ở chợ làng, xã, phủ, huyện; không có sản phẩm có giá trị để trao đổi với bên ngoài. Thực tiễn đó cho thấy, trong nền kinh tế tự nhiên ở nửa đầu thế kỷ XIX, đại bộ phận nông dân làng xã nói chung, ở Nghệ An nói riêng vẫn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động thủ công nghiệplà hoạt động phụ, bổ trợ cho sản xuất nông nghiệp.

Nhà Nguyễn thực thi chính sách trọng nông, không chú trọng phát triển thương nghiệp buôn bán nhất là hoạt động buôn bán với thương nhân đến từ các nước phương

Tây. Ức chế thương nghiệp không chỉ là quan niệm thông thường, mà là một chủ trương nhất quán của Nhà nước. Minh Mệnh cho là “việc đặt thuế quan tân là để trọng nông ức thương, không thể bỏ được”. Còn Thiệu Trị phân tích: “Những việc thuần ty hay bến đò, sở dĩ đặt ra là nguyên nhân vì tiểu dân hay bỏ việc gốc theo việc ngọn, cho nên định ra phép thuế quan để bảo cho dân phải hạn chế việc buôn bán mà trọng việc làm ruộng” [8, tr.54]. Do đó, ởNghệ An tuy có cảng Hội Thống (Cửa Hội), các cửa sông, cửa biển như: Lạch Quèn (Cờn), cửa Hiền, cửa Sót, cửa Nhượng, nhưng suốt thế kỷ XIXhoạt động giao thương buôn bán không mấy phát triển. Hệ thống chợ trấn/tỉnh, các phủ, huyện, làng, xã chỉ là nơi trao đổi buôn bán các loại hàng hoá nông sản, lâm đặc sản, một số sản phẩm của các nghề thủ công truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của cư dân làng xã. Hoạt động thương nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đàn cũng nằm trong bối cảnh chung đó.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế huyện nam đàn, tỉnh nghệ an dưới triều nguyễn thời kỳ 1802 1884 ( the economy of nam dan district, nghe an province under nguyen dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)