TT Loại ruộng đất Diện tích (m.s.th.t.p) Thực trưng (m.s.th.t.p) Lưu hoang (m.s.th.t.p) Phế canh (m.s.th.t.p) 1 Tư điền 25187.5.4.3.0 (100%) 9014.4.1.1.0 (35,8%) 16142.9.11.8. 0 (64,1%) 30.1.6.4.0 (0,1%) 2 Tư thổ 3718.7.2.3.0 (100%) 1982.3.10.8.0 (53,3%) 1736.3.6.5.0 (46,7%) 3 Thổ trạch tư 1212.4.7.6.0 (100%) 1212.4.7.6.0 (100%) Tổng 30118.6.14.2.0 (100%) 12209.2.4.5.0 (40,5%) 17879.3.3.3.0 (59,4%) 30.1.6.4.0 (0,1%)
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Trong tổng diện tích 34623 mẫu 4 sào 11 thước ruộng đất của các xã thôn ở huyện Nam Đàn, sở hữu của tư nhân có diện tích 30118 mẫu 6 sào 14 thước 2 tấc,
chiếm 86,99% tổng diện tích ruộng đất toàn huyện, tỷ lệ này ở mức khá cao nếu so với mức sở hữu ruộng đất tư của cả nước lúc bấy giờ. “Tính đến đầu thế kỷ XIX, ở miền
Bắc sở hữu tư nhân mới đạt 80%, ở miền Trung là 75%, và đến trước cải cách tiến trình tư hữu hóa này vẫn chưa hoàn thành”[192, tr.14], cụ thể như ở: huyện Đông Sơn tư điền chiếm tỷ lệ 75,06% [200, tr.61].
So với huyện Nghi Lộc, một huyện thuộc tỉnh Nghệ An thời Nguyễn, trong tổng 35606 mẫu 3 sào 12 thước 6 tấc 6 phân, diện tích tư nhân có 28591 mẫu 8 sào 1
tấc, chiếm tỷ lệ 80,3% tổng diện tích ruộng đất toàn huyện [202, tr.44], thì ở huyện Nam Đàn với tổng diện tích ruộng đất gần tương đương nhau nhưng diện tích đất tư nhân chiếm tỷ lệ cao hơn. Điều này cho thấy, cũng giống như ruộng đất công, sự phân bố tỷ lệ ruộng đất tư giữa các vùng miền, các địa phương là không giống nhau.
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu ruộng đất tư nhân
83.63% 12.34%
4.03%
Tư điền Tư thổ
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Biểu đồ cho thấy, trong cơ cấu ruộng đất tư nhân diện tích tư điền chiếm đa số trong tỷ lệ tổng diện tính ruộng đất lúc bấy giờ, chứng tỏ quá trình tư hữu hóa về ruộng đất vẫn tiếp tục diễn ra ở Nam Đàn từ năm 1802 đến năm 1884. Tuy vậy, sở hữu tư nhân và quá trình tư hữuđất đaidù phát triển nhưng không còn mạnh và quyết liệt như các giai đoạn trước bởi sự thu hẹp của quỹ ruộng đất công, đặc biệt là quá trình này vẫn chịu sự chi phối bởi các chính sách quản lý về ruộng đất của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Ngoài ra, địa bạ của 40 xã, thôn huyện Nam Đàn còn cho biết: trong diện tích ruộng đất tư thì diện tích lưu hoang chiếm số lượng rất lớn: 17879mẫu 3 sào 3 thước 3
tấc(chiếm 59,4% tổng số ruộng đất tư) trong đó chủ yếu là ruộng đất hoang (diện tích:
3718 mẫu 7 sào 2 thước 3 tấc, chiếm 12,34% diện tích ruộng đất tư). So với huyện Nghi Lộc, một địa phương trong tỉnh thời Nguyễn, ruộngđất hoang hóa chiếm 65,91% diện tích ruộng đất tư, thì ở Nam Đàn đất hoang thấp hơn (do Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển nên diện tích ruộng đất ngập mặn và đất lở ven sông, biển khá lớn), nhưng nếu so với một số địa phương khác thì tình hình ruộng đất hoang hóa của huyện Nam Đàn vẫn ở mức cao, cụ thể: La Sơn (Hà Tĩnh) là 23,8%; Đông Sơn (Thanh Hóa) là 24,3%; Quỳnh Côi (Thái Bình) là 0,25%; Quảng Hòa (Cao Bằng) theo địa bạ Gia Long 4 là 5,32%, đến năm 1840 đã khắc phục, không còn ruộng đất hoang hóa [200, tr.61] (Xem biểu đồ 3.4).
Biểu đồ 3.4. Quy mô các loại hình đất đai trong sở hữu tư nhân
Thực trưng Lưu hoangPhế canh
0 20 40 60 80 100
Tư điền Tư thổ
Thổ trạch tư 35.8 53.3 100 64.1 46.7 0 0.1 0 0 Thực trưng Lưu hoang Phế canh
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Biểu đồ cho thấy, quy mô ruộng đất tư có sự chênh lệch khá lớn trong các loại hình gồm: thực trưng, lưu hoang, phế canh. Ở Nam Đàn hầu như không có diện tích phế canh mà chủ yếu là diện tích thực trưng và lưu hoang, điều này cho thấy được mức độsử dụng của ruộng đất tư trong làng xã là khá lớn.
Diện tích đất hoang hóa trong sở hữu tư nhân được phản ánh qua tư liệu địa bạ đã chỉ rõ: nguyên nhân chính của tình trạng ruộng đất hoang hóa là do yếu tố địa hình. Nam
của vùng hạ lưu sông Lam nên diện tích ruộng đất lở ven sông suối, ở các khe cừ và các vùng tiếp giáp với địa hình gò đồi là khá phổ biến. Toàn bộ phần diện tích này chưa thành ruộng nên không thể khai thác, sử dụng được hoặc có sử dụng thì cũng là sự tận dụng khi làm, khi bỏ của cư dân sở tại nơi gần những diện tích đất này để trồng các loại rau màu ngắn ngày, không tuân theo thời vụ, cho nên được xếp vào hạng đất hoang hóa.
Trong phân bố ruộng đất tư, hiện tượng trong cùng một khu vực, một tỉnh (trấn) hay một huyện, một xã, do các tác động của điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và nhiều yếu tố xã hội diễn ra trong làng xã mà việc phân chia theo đẳng hạng đồng ruộng (ruộng tốt, ruộng xấu) không phải nơi nàocũng giống nhau. Dựa theo cách sắp xếp đó, ruộng đất nói chung được phân ra các hạng: hạng 1 là loại tốt nhất, rồi đến hạng 2, hạng 3. Qua khảo cứu 40 địa bạ của các xã thôn huyện Nam Đàn thời Nguyễn chất lượng của ruộng tư được ghi cụ thể như sau: