Địa hình, đất đai

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế huyện nam đàn, tỉnh nghệ an dưới triều nguyễn thời kỳ 1802 1884 ( the economy of nam dan district, nghe an province under nguyen dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 36 - 39)

6. Bố cục của luận án

2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.2. Địa hình, đất đai

Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam, có địa hình nửa đồng bằng nửa đồi

núi, diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố rải rác hầu khắp các làng xã, thường bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông ngòi, ao hồ. Các kiến trúc tân kiến tạo trong quá trình phát triển địa chất lâu dài đã tạo nên lãnh thổ của huyện có hướng nghiêng từ phương Tây Bắc xuống Đông Nam với dạng địa hình có hình thái thay đổi từ Tây sang Đông, trong đó: trung du đồi núi tập trung ở phía Tây, phía Tây Bắc còn đồng bằng chủ yếu ở phía Đông và phía Nam. Tuy nhiên, ở một số làng như: Kim Liên, Chung

Cự, Hữu Biệt, Yên Lạc, Đa Lạc, Hùng Nhẫn... vẫn có nhiều đồi núi xen lẫn giữa vùng đồng bằngnhư Chung sơn, Tán sơn, Nhuệ sơn... và cả một phần dãy Đại Huệ.

Theo nghiên cứu của Hippolyte Le Breton trong sách An Tĩnh Cổ Lụcghi rằng: Lịch sử cấu tạo về địa chất, mặt địa chất gần đây của “thung lũng sông Lam” lại càng làm cho chúng ta hiểu thêm về thời kỳ xa xưa của thung lũng này. Vào thời đệ tứ kỷ, biển ăn sâu vào tận chân các ngọn núi cuối cùng của dãy núi lớn lúc đó nước sông Lam bao phủ mênh mông cả bốn “xứ”. Tiếp đến một thời kỳ lục địa nổi lên. Sau lúc xảy ra hiện tượng đó, xuất hiện các bãi bồi, dấu vết của “lòng sông đầy”, ngày nay đã biến thành ruộng lúa, và sông Lam đã đổi dòng về phía dưới. Hệ thống thủy đạo bị giải thể, nhưng các dấu tích của lòng sông cạn cũ củasông Lam ngày nay còn biểu hiện bởi

các “lòng sông chết” đã biến thành ao hồ. Trong tất cả các lòng sông chết ấy, đáng chú ý hơn cả là “Xuân Hồ” (hồ của mùa xuân” (Hình CXXII ở trên), một trong những làng ven sông ngày nay vẫn còn mang tên ấy: Xuân Liễu [99, tr.152 - 153].

Vùng phía Tây và Tây Bắc, chủ yếu là địa hình bán sơn địa, rừng núi xen lẫn với các thung lũng đồng bằng. Núi đồi ở vùng này hầu hết có độ dốc lớn, từ 350 - 400 và bị xói mòn nặng, nền đất bị rửa trôi chỉ còn lại sỏi đá nên thảm thực vật ở đây chỉ có loại cây bụi nhỏ và rất ít động vật. Khoáng sản tuy có các loại như: sắt, đồng, măng gan... song trữ lượng và chất lượng thấp, giá trị công nghiệp không cao. Trong diện tích bán sơn địa, phần đất chiếm tỷ lệ không nhiều, bị phủ dày sỏi đá, nghèo chất mùn và chất hữu cơ, thung lũng đồng bằng vì gián tiếp với đồi núi nên bị chia cắt nhỏ, tỷ lệ đất sét cao. Quá trình đá ong hoá diễn ra từ hàng vạn năm trước tạo nên những mỏ đá

ong thuộc địa bàn các làng xã như: Đông Liệt, Ngọc Trừng, Trang Đen, Trang Ri,

Thanh Thuỷ... Nổi tiếng nhất là mỏ đá ong làng Kiền (Thanh Thuỷ nay thuộc xã Nam

Thanh, dưới triều Minh Mệnh từ năm 1830 - 1832, đã cung cấp hàng vạn tảng đá ong làm nguyên liệu chủ yếu để xây dựng thành Nghệ An [97].

Vùng phía Đông và Đông Nam, nằm ở hạ lưu sông Lam nên đất đai khá màu mỡ. Phía tả ngạn và hữu ngạn sông Lam chủ yếu là đất bãi bồi, hình thành bởi phù sa sông Lam, nên thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là cát pha đất sét, hàm lượng mùn khá cao, thích nghi với nhiều loại cây trồng, nhất là lúa, ngô, lạc, đậu... So với vùng tả ngạn, phía hữu ngạn sông Lam có địa hình thấp hơn nên khu vực này thường xuyên bị ngập úng về mùa mưa lũ khiến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Đặc thù về địa hình đất đai huyện Nam Đàn được chia thành 2 nhóm: đất phù sa

do sông Lam bồi đắp, đất sét và đất Feralit.

Nhóm đất do phù sa bồi đắp và đất sét: Đây là nhóm đất có ý nghĩa quan trọng chiếm khoảng 40% diện tích trong thổ nhưỡng ở Nam Đàn, gồm có ba nhóm nhỏ là: đất phù sa, đất nâu vàng và đất lúa ở vùng đồi núi, trong đó đáng kể nhất là đất phù sa. Các cánh đồng ở Xuân Hồ, Xuân Liễu, Chung Tháp, Đa Lạc, Yên Lạc, Hữu Biệt, Kim Liên, Hồng Nhiễm, Tự Trì… thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp, đất sét, rất thích hợp cho việc canh tác lúa mùa và màu.

Nhóm đất Feralit: chiếm khoảng 60% trong diện tích thổ nhưỡng, đất này tập trung ở các làng, xã như: Ngọc Trừng, Đông Liệt, Trang Đen, Trang Ri, Diên Lãm, Khả Lãm, Xuân Hồ, Xuân Liễu, Thanh Thuỷ, Diên Lãm… tóm lại là các xã có diện tích đất phân bố dọc các sườn đồi núi. Nó có các nhóm nhỏ: như đất feralit đỏ vàng, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất màu vàng trên núi…nhữngloại đất này thích hợp với trồng cây ăn quả, cây chè, cây sắn [78, tr.28].

Với địa hình, đất đai gồm hai nhóm đất để trồng lúa, các loại cây lương thực, khai thác thủy sản, trồng cây ăn quả, sắn, chè... cư dân Nam Đàn dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884, nối đời kế tục trong lao động sản xuất, phát huy các giá trị văn

hóa mà cha ông đãđể lại từ ngàn xưa.

Liên quan đến địa hình đất đai ở một số làng xã thuộc tổng Bích Triều và toàn bộ các thôn, trang, phường, giáp, vạn thuộc tổng Nam Kim nằm dưới chân núi phía Bắc dãy Thiên Nhẫn ngoảnh mặt ra sông Lam. Đất đai ở đây bao gồm đất phù sa do sông Lam bồi tụ, những hồ (bàu) ngập nước quanh năm và phần đất đai feralit phân bố dọc theo dãy Thiên Nhẫn. Có thể nói các cánh đồng ở Phúc Trung Cường, Thượng Tân Lộc, Khánh Sơn, Nam Kim (ngày nay) phần lớn là đất phù sa của sông Lam. Từ nhiều thế kỷ trước, các thế hệ cư dân ở Nam Đường đã khai thác vùng đất phù sa dọc bờ hữu sông Lam (từ làng Chi Cơ, Tàm Tang, Phú Thọ đến làng Hoành Sơn, Trung Cần...) để trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, hay trồng lúa và các loại hoa màu khác. Tuy nhiên, thành quả lao động mà cư dân làng xã ở bờ hữu sông Lam thuộc địa giới hành chính huyện Nam Đàn mà chúng tôi nghiên cứu có thể bị lũ lụt cuốn trôi bất cứ lúc nào vì chính sách không đắp đê ngăn lũ từ thời Lê sơ đến thời nhà Nguyễn.

Riêng phần đất dọc theo sườn dãy Thiên Nhẫn được cư dân làng xã Nam Kim, Hoành Sơn, Vạn Lộc, Khoa Trường, Chi Cơ… cư dân dùng đá núi chèn ghép thành

Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình, sự thay đổi dòng chảy liên tục của sông Lam

trong nhiều thế kỷ trước, các biến cố về địa chất, cùng quá trình khai hoang, đắp đê của cư dân bản địa, tạo nên đặc điểm dễ nhận thấy của đồng ruộng Nam Đàn là: ruộng đồng canh tác chỗ thấp, chỗ cao; có nơi đất đai bằng phẳng màu mỡ, cũng có nơi chật hẹp bị chia cắt bởi các gò, đồi. Khắp vùng đồng bằng thuộc địa bàn huyện Nam Đàn

không có những cánh đồng thẳng cánh cò bay, trên cùng một cánh đồng cư dân làng xã có thể canh tác nhiều loại hoa màu khác nhau, có rất ít diện tích ruộng chuyên canh trồng duy nhất một loại hoa màu, cho nên nông sản thu hoạch được của nông dân

trong làng xã dù không đạt năng suất cao, nhưng sản phẩm rất đa dạng, phong phú đáp ứng các nhu cầu trong đời sống của cư dân trong địa bàn.

Như vậy, khác với các huyện giáp ranh như Hưng Nguyên ở phía Đông, Đức Thọ ở phía Nam, Nghi Lộc, Diễn Châu ở phía Bắc là những vùng có diện tích đồng bằng với xứ đồng rộng lớn, ruộng đất của đồng bằng ở huyện Nam Đàn ngoài diện tích của các xứ đồng canh tác lúa nước còn xen lẫn nhiều đầm, đìa, ao, hồ, các vùng gò đồi, bán sơn địa... với các đặc điểm khác nhau về độ cao, khả năng canh tác, chất đất.

Khái quát về địa hình, đất đai ở huyện Nam Đàn Lịch triều hiến chương loại chí, phần Dư địa chí (Quyển 2 nói về sự khác nhau về phong thổ các đạo), sử gia Phan

Huy Chú nhắc đến địa danh huyện Nam Đường (Nam Đàn) thuộc phủ Anh Đô ở về miền thượng du, tiếp giáp với huyện Thanh Chương. Huyện Hưng Nguyên đất ở miền dưới, phía Nam giáp huyện Thiên Lộc [20, tr.82]. Huyện Nam Đường (Nam Đàn) được ông ca ngợi là đất “Cổ tích, thần thiêng” với Miếu Tam Tòa, đền Hắc Đế, cửa ải Khả Lưu, núi Hồ Cương đều là di tích của các triều đại trước đó, về phong cảnh có núi Hải Thủy, Sài Sơn, Am Sơn, Viện Sơn... cảnh trí thanh u tao nhã, là đất đáng xem thời bấy giờ. Đặc biệt, ở cụm Nam Kim (Nam Hoa) bên hữu ngạn sông Lam và dưới chân núi Thiên Nhẫn, bốn làng gồm Đông Sơn, Hoành Sơn, Dương Liễu, Trung Cần đều có đình làng được ghi vào thư tịch cổ, đây là những công trình có giá trị kiến trúc, nghệ thuật tinh xảo, chứng minh cho bề dày phát triển về văn hóa, thẩm mỹ, vật chất và tinh thần của cư dân vùng lưu vực sông Lam nói chung, huyện Nam Đàn nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ kinh tế huyện nam đàn, tỉnh nghệ an dưới triều nguyễn thời kỳ 1802 1884 ( the economy of nam dan district, nghe an province under nguyen dynasty in the period 1802 1884 ) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)