Sở hữu tư điền Tổng số chủ Tỷ lệ (%) Diện tích sở hữu (m.s.th.t.p) Tỷ lệ (%) Diện tích bình quân 1 chủ (m.s.th.t.p) Tổng số chủ 4165 100 11548.8.7.5.6 100 2.7.7.2.8 Chủ sở hữu là nữ 745 17,88 2611.3.6.4.5 22,6 3.5.0.5.1 Phụ canh 1652 39,66 3407.5.13.0.0 29,5 2.0.6.2.6
[Tác giả tổng hợp từ40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Trong tổng số 4165 chủ sở hữu ruộng đất có 745 chủ là nữ, chiếm tỷ lệ 17,88%. So với huyện Nghi Lộc một huyện trong tỉnh (18,09%) [202, tr.49] và phần lớn các huyện khác ở đồng bằng Bắc bộ, tỷ lệ chủ nữ sở hữu ruộng đất ở huyện Nam Đàn không chênh lệch bao nhiêu: Chân Định (Thái Bình): 12,94%; Thanh Quan (Thái Bình): 16,7%; Đan Phượng (Hà Đông cũ): 19,30%; Thanh Trì (Hà Nội): 13,47%. Cũng có những huyện, chủ sở hữu nữ chiếm tỷ lệ khá cao như: Quỳnh Côi (Thái Bình): 26,54%; Từ Liêm (Hà Đông cũ): 24,66% [153, tr.63]; Đông Sơn (Thanh Hóa):
25,88% [200, tr.76]… Như vậy, tỷ lệ chủ sở hữu nữ ở huyện Nam Đàn nằm ở mức trung bình so với các địa phương khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Trong tổng số 11548 mẫu 8 sào 7 thước 5 tấc 6 phân (m.s.th.t.p), diện tích ruộng đất tư có thể tính sở hữu trên toàn huyện, diện tích ruộng đất các chủ sở hữu nữ
nắm là: 2611.3.6.4.5, chiếm 22,6% tổng diện tích ruộng đất tư. Trung bình sở hữu của một chủ nữ là 3 mẫu 5 sào 0 thước 5 tấc 1 phân. Tỷ lệ chủ nữ sở hữu ruộng đất tư ở Nam Đàn tương đương với huyện Đông Sơn (Thanh Hóa): 21,083%, nhưng nếu so với huyện Nghi Lộc một huyện gần kề trong tỉnh, sở hữu của chủ nữ chỉ chiếm 14,16%
Biểu đồ 5.1. Sở hữu chủ nữ, phân canh, phụ canh ở một số địa phương thời Nguyễn (1802 - 1884) 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Đông Sơn Nghi Lộc
Nam Đàn 21.083 14.16 22.6 24.82 30.65 29.5 54.097 55.19 47.9 Phân canh Phụ canh Chủ nữ [200], [202]
Ở Nam Đàn, số chủ nữ có sở hữu trên 10 mẫu rất ít, chủ yếu là sở hữu dưới 1 mẫu. Như vậy, so với sở hữu trung bình của toàn huyện thì sở hữu trung bình của bộ phận chủ nữ cao hơn 0.7.8.2.3. Ngoài ra, ruộng đất thuộc chủ sở hữu là nữ lại chủ yếu là ruộng xâm canh, điều này đặt ra cho chúng tôi hai vấn đề phản ánh một hiện tượng khá đặc biệt trong sở hữu ruộng tư ở Nam Đàn đó là, chủ nữ có thể không được phân chia quyền sở hữu ruộng đất tư ở trong làng xã tại nơi họ cư trú mà được phân quyền sở hữu ruộng xâm canh ở một địa phương khác trong vùng. Hoặc thể, họ có quyền sở hữu ruộng đất tư trong làng của mình nhưng lại đi lấy chồng cư trú ở một địa phương khác và quyền sở hữu đó vẫn được giữ nguyên như là của hồi môn.
Cũng như nhiều địa phương khác, ở Nam Đàn hiện tượng phụ nữ đứng tên chủ sở hữu và chiếm tỷ lện ruộng đất là không nhiều (chiếm 17,88%). Trong một số xã thôn không có chủ sở hữu là nữ, đặc biệt ở tổng Nam Hoa (Nam Kim) trong thống kê tư điền không thấy ghi chép về chủ sở hữu thuộc đối tượng này. Điều đó cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các quan hệ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Mặt khác, thực trạng đó cũng phản ánh cho đến năm 1884 ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với cư dân làng xã ở Nam Đàn nói riêng, Nghệ An nói chung là phổ biến.
Tình trạng xâm canh (xen canh, xen cư) về ruộng đất diễn ra ở hầu khắp trong làng xã, điều này góp phần chứng minh thực tế về hiện tượng xâm canh khá phổ biến trong nông thôn Việt Nam. Nguyên tắc đất làng nào do dân làng đó tự cày cấy, sang
thế kỷ XIX đã bị phá vỡ không phải ở một vài làng xã mà phổ biến khắp cả nước. Tính chất xen kẽ đó xuất hiện không chỉ với loại hình ruộng đất công làng xã, mà ảnh hưởng tới cả các cá thể tư hữu, có nhiều trường hợp người xã thôn này có ruộng trên
địa phận của các xã thôn lân cận, thậm chí là của một xã thôn thuộc tổng và huyện
khác. Đó là hiện tượng “phụ canh” hay còn gọi là xâm canh.
Trong hệ thống 40 địa bạ huyện Nam Đàn có sự phân biệt rõ giữa hai bộ phận chủ sở hữu là: những người tại bản quán (gọi là phân canh) và những người ở nơi khác (gọi là phụ canh). Theo thống kê từ địa bạ, trong 4.165 chủ sở hữu có 1.652 trường hợp phụ canh, chiếm tỷ lệ 39,66% tổng số chủ. Nếu so sánh với các huyện khác ở đồng bằng Bắc bộ và Đông Sơn (Thanh Hóa), tỷ lệ này cũng tương đương: huyện Thanh Trì (Hà Nội) là 42,53% [153, tr.54]; huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) là 39,10%
[200, tr.79].
Về số lượng ruộng đất, diện tích phụ canh là 3407.5.13.0.0 chiếm 29.5% diện tích ruộng đất tư có thể tính sở hữu. Nếu so sánh về diện tích phụ canh thì tỷ lệ này có phần tương đương với huyện Nghi Lộc (Nghệ An) là 30,65% [202, tr.49], nhưng cao hơn hẳn so với một số huyện ở Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ: Quỳnh Côi là 8,67%, Đông Quan là 24,89%, Đông Sơn là 24,82% [200, tr.79].
Về trung bình sở hữu của một chủ phụ canh là 2.0.6.2.6, thấp hơn so với mức sở hữu trung bình của toàn huyện (toàn huyện: 2.7.7.2.8) hơn 7 sào. Hầu hết các xã đều có ruộng đất phụ canh (34/40 xã thôn, chiếm tỷ lệ 85%). Trong đó, một số xã thôn không có thông tin vềsở hữu tư nhân như: thôn Dương Phổ, thôn Thanh Tứ thuộc tổng Nam Kim; thôn Chung Mỹ thuộc tổng Lâm Thịnh. Một số xã thôn phần lớn diện tích ruộng đất đều bị xâm canh như: thôn Xuân Áng có 5 chủ thì đều là phụ canh (100%), xã Xuân Phúc có 40 chủ thì 34 chủlà phụ canh (85%)…
Hiện tượng phụ canh về ruộng đất diễn ra khá phổ biến ở Nam Đàn từ năm 1802 đến năm 1884, chứng tỏ việc mua bán, trao đổi, chuyển nhượng ruộng đất khá phát triển, ruộng đất lúc bấy giờ đã trở thành một loại hàng hóa. Nguyên tắc “ruộng
làng nào làng ấy cày cấy” lúc này đã không còn ý nghĩa nữa.
Trong các thành phần sở hữu tư nhân về ruộng đất, sở hữu ruộng đất của chức sắc trong làng xã được ghi chép cụ thể trong 40 địa bạ ở Nam Đàn, gồm 160 người, cụ thể như sau:
- 30 Phó Lý trưởng
- 42 Hương mục
- 33 Trùm trưởng
Sau khi thống kê cả diện tích xâm canh, tình hình sở hữu tư điền của các chức dịch ở Nam Đàn (1802 - 1884) như sau: