Chi phí trồng rừng keo tai tượng của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI KH VÀ CN CẤP BỘ: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TS. PHAN VĂN HOÀ (Trang 48 - 55)

(Tính bình quân 1 ha) ĐVT: Ngàn đồng STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng 1 IC 2.856,7 1.125,0 0 0 0 3.981,7 1.1 Giống 636,5 0 0 0 0 636,5 1.2 Phân bón 2.010,2 1.005,0 0 0 0 3.015,2 1.3 Chi khác 210,0 120,0 0 0 0 330,0 2 Lao động gia đình 2.233,0 500,0 350,0 350,0 350,0 3.783,0 2.1 Trồng, chăm sóc… 2.183,0 450,0 300,0 300,0 300,0 3.533,0 2.2 Bảo vệ rừng 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 250,0 Tổng chi phí 5.089,7 1.625,0 350,0 350,0 350,0 7.764,7 Nguồn: Số liệu điều tra hộ

7

Bình quân 1 ha trồng rừng keo lai sau 5 năm giá trị SX bình quân là 27,63 triệu/ha. Sau khi trừ chi phí trung gian, giá trị gia tăng nhận được sau 5 năm bình quân trên ha rừng keo lai hơn 22 triệu đồng.

Qua số liệu bảng 2.9 và bảng 2.10 cho thấy, giữa 2 mô hình trồng rừng keo lai và keo tai tượng, cho thấy mô hình trồng rừng keo lai mang lại hiệu quả KT cao hơn về mặt lợi nhuận ròng. Tính cho cả chu kỳ, lợi nhuận ròng NPV mô hình rừng keo lai đạt 11,7 triệu đồng/ ha, trong khi mô hình trồng rừng keo tai tượng chỉ đạt 8,2 triệu đồng/ha.

Nếu xem xét chỉ tiêu hiệu quả đầu tư vốn qua khả năng sinh lãi của đồng vốn đầu tư trong cả chu kỳ KD BCR, bảng 2.9 và bảng 2.10 cho thấy, tỷ suất thu nhập và chi phí BCR của keo lai (2,3 lần) và keo tai tượng (2,1 lần) đền lớn hơn 1, điều này cho thấy các mô hình trồng rừng keo lai và keo tai tượng TM đều mang lại hiệu quả KT cao trong đầu tư vốn. Các bảng số liệu trên cho thấy mô hình trồng rừng keo lai cho hiệu quả đầu tư vốn cao hơn mô hình trồng rừng keo tai tượng. Đối với mô hình trồng rừng keo lai nếu đầu tư 1 triệu đồng vốn trồng rừng, sau 5 năm hộ sẽ thu về 2,3 triệu đồng và 2,1 triệu đồng tương ứng đối với mô hình hình trồng rừng keo tai tượng với mức lãi suất 6,5%/ năm. Điều đó chứng tỏ tất cả các mô hình TRTM đều sinh lãi.

Nếu xem xét chỉ tiêu tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR cho thấy, trồng rừng keo lai có tỷ lệ thu hồi vốn cao 36,46%, và 32,64% tương ứng mô hình trồng rừng keo tai tượng.

Như vậy, mô hình RTTM keo lai và keo tai tượng trên địa bàn huyện Phú Lộc thời gian qua được đánh giá là có hiệu quả KT, làm tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá từ SX LN, thúc đẩy PT KT hộ gia đình và đóng góp vào tăng trưởng KT của huyện.

8

Bảng 2.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng keo lai của các hộđiều tra ở huyện Phú Lộc

(Tính bình quân 1 ha rừng trồng) Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng Tỷ lệ chiết khấu (r=6,5%) 1,000 0,935 0,870 0,805 0,740 I Tổng chi phí 5.561,8 2.700,0 350,0 350,0 350,0 9.311,8 - CPV2 5.561,8 2.524,5 304,5 281,8 259,0 8.931,6 II GO 0 0 0 0 27.625,0 27.625,0 - BPV2 0 0 0 0 20.643,0 20.643,0 III VA - - - - - 22.086,2 IV Chỉ tiêu hiệu quả 4.1 GO/IC (lần) - - - 4,99 4.2 VA/IC (lần) - - - 3,99 4.3 NPV (1000 đồng) - - - 11.711,5 4.4 BCR (lần) - - - 2,30 4.5 IRR (%) - - - 36,46 Nguồn: Số liệu điều tra hộ

9

Bảng 2.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng keo tai tượng của các hộđiều tra ở huyện Phú Lộc

(Tính bình quân 1 ha rừng trồng) Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng Tỷ lệ chiết khấu (r=6,5%) 1,000 0,935 0,870 0,805 0,740 I Tổng chi phí 5.089,7 1.625,0 350,0 350,0 350,0 7.764,7 - CPV3 5.089,7 1.519,4 304,5 281,8 259,0 7.454,3 II GO 0 0 0 0 20.975,0 20.975,0 - BPV2 0 0 0 0 15.673,7 15.673,7 III VA - - - - - 16.993,3 IV Chỉ tiêu hiệu quả 4.1 GO/IC (lần) - - - 5,27 4.2 VA/IC (lần) - - - 4,27 4.3 NPV (1000 đồng) - - - 8.219,4 4.4 BCR (lần) - - - 2,10 4.5 IRR (%) - - - 32,64 Nguồn: Số liệu điều tra hộ

10

2.4.3. Hiệu quả xã hội của trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc

Hiệu quả XH của RTTM thể hiện ở nhiều mặt khác như giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, vì thế giảm tệ nạn XH, hướng người dân, đặc biệt là

đối tượng không có việc làm, thu nhập thấp sống lành mạnh, chăm lo PT SX. Bên cạnh đó, RTTM góp phần PT SX hàng hoá, tăng sự hiểu biết về mặt thông tin và kiến thức làm ăn của các hộ... Cụ thể, các chỉ tiêu trên được thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả xã hội của trồng rừng thương mại

ở huyện Phú Lộc

Nguồn: Số liệu điều tra hộ

Bảng 2.11 cho thấy, các hộ gia đình tham gia TRTM đã sử dụng một số

lượng công LĐ nhất định. Giữa 2 mô hình không có sự khác biệt nhau về mức đầu tư LĐ bình quân 1 ha. Do quy mô, mật độ không khác nhau nhiều nên nhân lực tập trung từ khâu làm đất, đóng bầu, gieo ươm, xuất vườn, xử lý thực bì, đào hố, trồng, chăm sóc, khai thác chặt hạ, vận chuyển, bóc vỏ, bốc xếp... Các khâu trên phần lớn không đòi hỏi LĐ tập trung nên hộ chủ yếu sử dụng công LĐ gia đình hoặc kết hợp áp dụng phương thức đổi công (nhờ hàng xóm, anh em sang làm hộ sau đó làm trả

công cho gia đình vào thời điểm khác). Như vậy, trồng rừng đã góp phần sử dụng một lượng LĐ lớn của người dân địa phương, giải quyết việc làm, ổn định XH, giảm tệ nạn XH do LĐ nhàn rỗi gây ra.

Bên cạnh đó, việc TRTM đã làm tăng giá trị tài nguyên, gia tăng SL gỗ và khả năng bảo vệ rừng của địa phương. Ổn định đời sống vật chất tinh thần của người dân, góp phần hạn chế những tiêu cực phát sinh trong đời sống XH do thiếu việc làm, khai thác gỗ rừng tự nhiên, săn bắt động vật rừng, tàn phá rừng thanh đất trống đồi núi trọc, ảnh hưởng đến MT sinh thái, gây nhiều tác hại khác như lũ lụt,

STT Chỉ tiêu ĐVT Keo lai Keo tai tượng

1 Số công LĐ bình quân/1ha công 98,16 98,76

2 Giá trị gia tăng bình quân 1ha 1.000đ 22.086,2 16.993,3

11

hạn hán... góp phần giải quyết các chương trình trọng điểm của nhà nước như xóa

đói giảm nghèo, định canh định cư, PT KT, PT cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân....

Ngoài ra, TRTM cũng giải quyết một số lượng lớn lực lượng LĐ của các vùng địa phương lân cận từ khâu làm cây giống, đến khâu trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, đến khi thu hoạch rừng, giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Trồng rừng còn làm tăng thu nhập cho hộ, góp phần xoá đói giảm nghèo ở

các vùng nông thôn bằng PT KT trên cơ sở TT thông qua giao đất rừng TM và hỗ

trợ vốn vay ưu đãi để đưa DT được giao vào KD có hiệu quả KT, PT cơ sở chế biến lâm sản và các lĩnh vực khác...

2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG

THƯƠNGMẠITRÊNĐỊABÀNHUYỆNPHÚLỘC

2.5.1. Ảnh hưởng nhân tố chi phí sản xuất đến hiệu quả kinh doanh trồng rừng thương mại thương mại

Nhân tố chi phí SX phản ánh mức độ thâm canh của các hộ dân trong công tác kiến thiết rừng gồm các chi phí như cây giống, phân bón để bón lót, nhân công phục vụ cho xử lý thực bì, đào hố, bón phân, trồng rừng. Chi phí SX càng lớn, đặc biệt là chi phí phân bón, cây giống tốt,... ảnh hưởng lớn đến kết quả SX của trồng rừng, cây rừng PT nhanh, SL lớn. Ngoài yếu tố phân bón, cây giống thì công LĐ

cũng chiếm khá lớn trong chi phí đầu tư trồng rừng. Qua nghiên cứu các mô hình TRTM ở Phú Lộc chúng tôi nhận thấy mô hình có số công LĐ lớn có khả năng mang lại giá trị hiện tại ròng trên mỗi đơn vị DT cao hơn mô hình ít công LĐ.

Như chúng ta đã biết LĐ là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động SX KD và đặc biệt việc SX KD trồng rừng cần rất nhiều LĐ thủ công, máy móc khó có thể

thay thế được bởi trồng rừng. Trồng rừng là hoạt động diễn ra ngoài trời gồm một chuỗi các hoạt động từ khâu xử lý thực bì, đào hố, bón phân, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ và khai thác.

12

Các mô hình trồng rừng có số công LĐ khá lớn, tập trung vào các năm đầu tiên, tập trung vào mùa vụ trồng rừng. Trong lúc đó hầu hết các hộ gia đình lực lượng LĐ tự có để tiến hành SX trồng rừng là không thể đủ, các hộ phải thuê thêm LĐđể tiến hành một số công việc cần nhiều công LĐ như: phát dọn thực bì, đào hố, vận chuyển phân bón, cây giống, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ rừng… Việc thuê LĐ

ngoài, có những ảnh hưởng tốt khác tới kết quả SX. Mức độ thuần thục trong công việc của LĐ thuê ngoài cao, có những người chuyên làm nghề rừng họ thành lập tổ

nhóm trồng rừng rồi hợp đồng nhận khoán thi công trồng rừng. Theo chúng tôi, nguyên căn của vấn đề này là chất lượng công việc của các LĐ thuê ngoài làm ảnh hưởng tốt tới thu nhập của các hộ.

Tóm lại các mô hình RTTM nói trên tuy ở mức độ thâm canh khác nhau là ở

mức thấp và mức cao đều mang lại hiệu quả KT. Các mô hình đều cho thấy một xu hướng là mức đầu tư thâm canh lớn từ khâu cây giống, phân bón, công LĐ thì thu nhập và hiệu quả KT mang lại càng cao. Do đặc thù của SX trồng rừng diễn ra trên

địa bàn rộng, tiến hành hoạt động ngoài trời, có tính thời vụ, có nhiều rủi ro... Nên ngoài nhân tố chi phí SX ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả KT-XH RTTM thì các nhân tố gián tiếp mang tính vĩ mô cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Các nhân tốđó là ảnh hưởng của TT lâm sản, các chính sách LN của nhà nước cũng liên quan đến hiệu quả TRTM được đề cập như sau.

2.5.2. Ảnh hưởng của thị trường đến hiệu quả kinh doanh trồng rừng thương mại mại

Thị trường lâm sản gỗ rừng trồng SX huyện Phú Lộc nhìn chung đang PT, ngoài TT truyền thống trước đây là công ty KD LN TTH thì hiện nay đã có nhiều công ty thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng đang tranh mua ở TT này (Ví dụ: Công ty cổ phần KD LN TTH Công ty Chaiyo; Nhà máy Pijico; Nhà máy dăm Đài Loan) tạo sự cạnh tranh đây là yếu tố rất thuận lợi kích thích, tạo động cơ để người dân mạnh dạn đầu tư trồng rừng. Bởi người dân khi bán sản phẩm trồng rừng không bị

ép giá như trước đây mà hiện nay giá cả cao hơn rất nhiều và cơ hội bán sản phẩm cũng nhiều hơn.

13

Ngoài TT gỗ nguyên liệu giấy đang PT, cũng một TT đầy tiềm năng mà có xu hướng tăng và PT mạnh trong tương lai là TT gỗ tròn cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng mộc dân dụng hiện đại, đây cũng là TT mà người đầu tư trồng rừng chưa quan tâm đến nhưng là TT đầy tiềm năng bởi giá cả hấp dẫn rất nhiều hơn với bán gỗ nguyên liệu giấy...

Các loại sản phẩm XK sử dụng gỗ rừng trồng như bàn ghế ngoài trời, giường tắm nắng, giá sách, hàng mộc cao cấp rất đa dạng, công nghệ chế biến hàng mộc cũng được nâng lên chủ yếu sử dụng bằng máy nhưng khâu xử lý nguyên liệu để đưa vào SX còn thấp, tỷ lệ hao hụt gỗ còn khá cao, sản phẩm chủ yếu là đồ mộc gia dụng như bàn ghế tủ phục vụ sinh hoạt gia đình.

Với tốc độ PT KT như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây dựng và các nhu cầu khác trên TT nội địa cũng được dự báo là sẽ liên tục.

Bảng 2.13. Dự báo một số sản phẩm gỗ chính đến năm 2020 TT Loại sản phẩm ĐVT Năm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI KH VÀ CN CẤP BỘ: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TS. PHAN VĂN HOÀ (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)