Thị trường gỗ keo ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI KH VÀ CN CẤP BỘ: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TS. PHAN VĂN HOÀ (Trang 38 - 40)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.3.2. Thị trường gỗ keo ở Thừa Thiên Huế

39

Gỗ keo có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, 2 mục đích chính là (i) làm nguyên liệu cho SX giấy và (ii) làm nguyên liệu cho SX các mặt hàng đồ mộc. Căn cứ vào chu vi hoặc đường kính của cây keo mà người ta xếp gỗ keo vào nhóm nguyên liệu giấy hay nhóm hàng mộc dân dụng, nhưng căn cứ vào chu vi của cây là thông thường nhất. Đối với những cây keo có chu vi nhỏ dưới 50 cm thì được dùng làm nguyên liệu SX giấy, còn những cây keo có chu vi trên 50 cm thì dùng SX các mặt hàng đồ mộc dân dụng.

Đối với gỗ keo dùng làm nguyên liệu cho SX giấy, sau khi được bóc vỏ, đưa lên xe chở về 3 nhà máy lớn tại cảng Chân Mây. Tại đây gỗ keo được xay ra thành dăm và XK. Đối với gỗ keo dùng là nguyên liệu cho hàng mộc dân dụng thì gỗ keo được xẻ ra (gỗ xẻ) và đóng thành các sản phẩm đồ mộc.

Theo kết quả khảo sát 60 hộ dân tại 3 xã thì 100% hộ dân đều bán rừng theo kiểu bán cáp1. Để có thể bán cáp, người dân thường sử dụng 2 cách chính sau (i) Căn cứ vào DT rừng keo, có loại cây và độ tuổi tương tự như DT rừng keo của mình đã được bán và căn cứ vào đo để ước lượng khối lượng gỗ keo; (ii) Rao bán và chờ đợi từ 2-3 người ước lượng và chọn người mua với mức giá cao nhất. Thông thường thì người dân sử dụng cả 2 cách này để bán gỗ keo. Đối với người thu mua thì họ căn cứ vào một số đặc điểm của rừng keo để xác định khối lượng rồi ngả giá để mua: loại cây trồng, năm trồng, số lượng cây sống, đường kính trung bình của các cây, vị trí phân bố... Tuy nhiên, theo một số người thu mua thì họ cũng rất khó phân biệt số năm đã trồng của các DT rừng keo.

Tại TTH, có 3 công ty chuyên thu mua gỗ keo làm nguyên liệu giấy: (1) Công ty trồng và chế biến nguyên liệu giấy XK Huế (PP) do các doanh nhân Đài Loan đầu tư; (2) Công ty trách nhiệm hữu hạn CHAIYO AA Việt Nam (CHAIYO) do các doanh nhân của Thái Lan đầu tư và (3) Công ty cổ phần chế biến lâm SX khẩu PISICO Huế (PISICO). Các công ty này đều đặt gần cảng Chân Mây, nơi có vị trí thuận lợi cho việc XK gỗ dăm. Lượng gỗ cung ứng có xu hướng gia tăng qua các năm. Chỉ tính riêng cho các công ty nói trên, năm 2006 các công ty này đã thu

40

mua 229.700 tấn gỗ keo. Tuy nhiên, năm 2007 lượng gỗ keo cung ứng cho các công ty này ít hơn năm 2006 là 15.800 tấn, lý do vì năm 2006 mưa bão lớn nên lượng cung ứng. Năm 2008 do giá tăng cao nên cũng đã làm cho lượng keo thu mua của các nhà máy tăng hơn so với năm 2007 là 67.250 tấn. Như vậy lượng cung ứng keo cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ từ thời tiết và giá cả.

Đối với gỗ làm mộc XK, tại Huế có một số công ty chuyên SX đồ gỗ nội thất và ngoài trời để XK. Trong đó, các công ty nổi bật là Công ty cổ phần chế biến gỗ SCANVIWOOD đóng tại khu công nghiệp Phú Thứ, Công ty cổ phần chế biến gỗ Hương Giang tại xã Thuỷ Biều và Công ty cổ phần chế biến gỗ Phú Bài tại khu công nghiệp Phú Bài.

Nếu chỉ tính lượng thu mua gỗ keo làm nguyên liệu giấy của các công ty trên ta thấy cũng có sự gia tăng hàng năm đáng kể. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 195 m3, tăng 105% và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 904 m3, tăng 122%. Nguyên nhân của sự gia tăng khối lượng gỗ keo trong SX của các công ty là do gỗ tự nhiên ngày càng giảm, các loại gỗ nhập khẩu (bạch đàn, dầu) vào Việt Nam có giá cao trong khi keo lại có giá rẻ hơn. Rõ ràng đây cũng là cơ hội rất tốt cho cây keo tại tỉnh TTH PT.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI KH VÀ CN CẤP BỘ: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TS. PHAN VĂN HOÀ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)