Nhóm giải pháp về qui hoạch đất đai

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI KH VÀ CN CẤP BỘ: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TS. PHAN VĂN HOÀ (Trang 61 - 62)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nhóm giải pháp về qui hoạch đất đai

- Từ quy hoạch tổng thể TRTM trên bản đồ của tỉnh huyện cần có quy hoạch TRTM của huyện đâu là trồng rừng phòng hộ, đâu là rừng TM, đâu là đất NN trên cơ sở lập địa tầng dày của đất, độ dốc để đảm bảo TRTM có hiệu quả cao.

- Từ quy hoạch tổng thể trên bản đồ huyện cần có quy hoạch đất TRTM của từng xã chi tiết trên thực địa tới các đơn vị cơ sở, nhằm chấm dứt trình trạng đất quy hoạch PT trồng rừng SX bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho thuê đất trồng rừng bằng cách tranh thủ nguồn lực các dự án quy hoạch sử dụng đất theo định kỳ 5 năm, giao đất LN cho từng hộ gia đình, cá nhân tham gia TRTM.

- Song song với việc qui hoạch trồng rừng thì mỗi xã cần phải lập phương án giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình. Phòng tài nguyên và MT kết hợp với các đơn vị chuyên ngành tiến hành rà sóat kiểm tra lại qũy đất của địa phương để tiến hành cấp thẻ đỏ cho các hộ gia đình (những hộ gia đình có quỹ đất tự khai hoang chưa có giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất).

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia

đình các tổ chức tham gia trồng rừng vì đây cũng là tư liệu SX chủ yếu để người dân an tâm, có quyền lợi, trách nhiệm trên mãnh đất mình sở hữu và đây cũng là một tài sản cực kỳ quan trọng đối với các hộ nghèo, là điều mà người dân hằng ước ao, là cơ sở cho người dân thế chấp ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng vay vốn đầu tư trồng rừng.

- Thực hiện công tác giao đất, phân bổ qũy đất hợp lý, đảm bảo công bằng cân đối đất đai giữa các hộ gia đình, giữa các xã trong huyện.

- Quản lý giám sát đúng qui hoạch, thực hiện đúng qui hoạch, giám sát chặt chẻ không để xảy ra tình trạng dân lấn chiếm rừng tự nhiên để TRTM.

20

- Đối với DT trồng rừng 661 trên đất qui hoạch TRTM đã đến thời kỳ thu hoạch đề nghị Nhà nước cho khai thác. Nguồn thu từ khai thác trồng rừng hoàn trả

chi phí đầu tư trồng rừng cho nhà nước và xin chuyển đổi DT này sang TRTM. - Ưu tiên giao đất trống đồi núi trọc nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để

các thành phần KT mở rộng loại hình KT LN trang trại, vườn rừng, KT hộ gia đình

để KD có hiệu quả.

- Xác định phạm vi quản lýđất đai của từng đơn vị trên bản đồ và đóng mốc ranh giới ngoài thực địa để thuận lợi cho việc quản lý đất đai giảm tranh chấp đất

đai có thể xảy ra.

- Chuyển đổi RTTM kém chất lượng, hiệu quả thấp, đưa vào khai thác những rừng trồng đã đến tuổi khai thác để tổ chức trồng lại rừng TM theo hướng thâm canh cho NS hiệu quả KT cao.

- Những địa bàn không có DT tập trung ưu tiên trồng cây phân tán và PT các mô hình nông lâm kết hợp qui mô hộ gia đình.

- Huyện cần có những quy định nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng trong vùng đã có quy hoạch TRTM, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.

- Trên cơ sở DT đất quy hoạch TRTM, cần có sự phối hợp đầu tư kỹ thuật và vốn để đảm bảo PT rừng TM cả về quy mô và chất lượng. trồng rừng KT theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, KD tổng hợp, thực hiện lâm NN kết hợp trên các loại đất đã được giao - khoán cho hộ gia đình. Thực hiện giao đất đến hộ để chủ động SX KD, quản lý, bảo vệ trên cơ sở quy hoạch, thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng. Phấn đấu để tất cả DT đất trống, đồi trọc còn lại đều có chủ cụ thể, có hướng KD rõ ràng và đạt hiệu quả cao về KT-XH, MT sinh thái.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI KH VÀ CN CẤP BỘ: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TS. PHAN VĂN HOÀ (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)