2005 2010 2015 2020 1 Gỗ xẻ 1.000m3 2570,0 3589,0 5009,0 6991,0 2 Ván sợi (MDF) 1.000m3 46,6 65,0 90,7 126,5 3 Ván dăm 1.000m3 94,4 136,2 196,7 284,2 4 Gỗ ván lạng 1.000m3 12,9 18,4 26,1 37,2 5 Gỗ trụ mỏ 1.000m3 30,0 120,0 160,0 200,0 6 Giấy và bìa 1.000tấn 1232,0 2177,0 3478,0 5361,0
Nguồn: Tổ tư vấn xây dựng chiến lược PT LN 2020, Bộ NN &PTNT
2.5.3. Ảnh hưởng của các chính sách lâm nghiệp tới hiệu quả kinh doanh trồng thương mại trồng thương mại
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của đất nước nói chung
đổi mới quản lý và PT ngành LN nói riêng, Chính phủ đã ban hành một số chính sách liên quan hỗ trợ PT ngành LN như: Chính sách giao đất đai, chính sách khoán rừng và đất LN, chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu, chính sách đầu tư tín dụng và thuế sử dụng đất NN,... Những chính sách này đã góp phần thúc đẩy nâng cao
14
hiệu quả KT của các hộ gia đình tham gia trồng rừng như chính sách đất đai, đầu tư
và hổ trợ vốn, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, thu hút mọi thành phần KT và đầu tư
nước ngoài... phải thừa nhận rằng bước đầu đã có những đổi mới chuyển biến tích cực về cơ chế chính sách, về vi mô và vĩ mô ảnh hưởng tích cực đến ngành LN cũng như TRTM.
Tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, các chính sách này về khách quan hay chủ quan vẫn chưa tạo được lực đủ mạnh thúc đẩy việc SX KD trồng rừng nhanh hơn, nhiều hơn, chất lượng, hiệu quả hơn..
15
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỒNG
RỪNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC
Trên cơ sở những kết quả điều tra và phân tích kết hợp với định hướng PT LN của Tỉnh TTH cũng như của huyện Phú Lộc, Chúng tôi mạnh dạn đề xuất những căn cứ và phương hướng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả KD RTTM ở
huyện Phú Lộc như sau:
3.1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆUQUẢKINHTẾTRỒNGRỪNGTHƯƠNGMẠIỞHUYỆNPHÚLỘC
3.1.1. Căn cứđịnh hướng
1. Phát triển LN đồng bộ từ quản lý bảo vệ phát triến sử dụng hợp lý tài nguyên từ trồng rừng cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản dịch vụ MT du lịch sinh thái.
Lâm nghiệp cũng như NN không phải chỉ là ngành SX sản phẩm thô đơn thuần mà còn bao gồm cả chế biến và KD, dịch vụ. Đánh giá đóng góp của ngành phải bao gồm cả giá trị gia tăng của các sản phẩm từ SX, chế biến và KD, dịch vụ
của ngành. Có như vậy, ngành LN mới được bình đẳng như các ngành KT khác. 2. Phát triển LN phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng KT xóa đói giảm nghèo và bảo vệ MT.
Phát triển LN phải phù hợp với đường lối PT KT-XH quốc gia, theo cơ chế
TT; sớm chuyển LN thành một ngành SX hàng hóa hiệu quả và bền vững đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập khai thác hợp lý lợi ích tổng hợp của rừng, chú trọng NS, chất lượng, hiệu quả các hoạt động SX KD và đặc biệt các dịch vụ MT rừng.
Phát triển LN góp phần đa dạng hoá KT nông thôn, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống nhân dân, đặc biệt cho đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ MT sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ vững an ninh quốc phòng.
16
3. Quản lý, sử dụng và PT rừng bền vững là nền tảng cho PT LN.
Rừng phải được quản lý chặt chẽ và có chủ cụ thể; chỉ khi nào các chủ rừng (tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng dân cư…) có lợi ích, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng thì khi đó tài nguyên rừng mới được bảo vệ và PT bền vững.
Các hoạt động SX LN phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ PT rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và PT với khai thác sử dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo, làm giàu rừng với bảo vệ DT rừng hiện có; kết hợp LN với NN, ngư nghiệp và các ngành nghề nông thôn; đẩy mạnh trồng rừng KT đa mục đích, kết hợp việc bảo vệ, PT cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với PT công nghiệp chế biến lâm sản nhằm đóng góp vào tăng trưởng về KT-XH, MT và góp phần cho sự PT bền vững quốc gia.
4. Phát triển LN phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương XH hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và PT rừng.
Tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc XH hoá nghề rừng. Thực hiện đa thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng (kể cả rừng đặc dụng, phòng hộ); đa sở
hữu trong quản lý, sử dụng rừng SX và các cơ sở chế biến lâm sản. Từng bước áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở SX LN, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của các chủ rừng, vừa là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn và của toàn XH; bảo vệ rừng phải dựa vào dân, kết hợp với lực lượng bảo vệ chuyên trách và chính quyền địa phương.
Đa dạng hoá các nguồn lực cho PT LN, tăng cường thu hút vốn của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ MT... cho bảo vệ và PT rừng.
Đầu tư của Nhà nước cho LN là phần chi trả của XH cho các giá trị MT từ
rừng đem lại. Các ngành KT có sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của LN (bảo vệ MT, cảnh quan du lịch, cung cấp nguồn nước...) cũng phải chi trả lại cho các hoạt động bảo vệ và PT rừng và được tính vào chi phí SX, dịch vụ của các ngành đó.
17
3.1.2. Những cơ hội và thách thức
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, KT-XH của huyện có thểđánh giá những cơ
hội cũng như các thách thức ảnh hưởng đến trồng rừng của huyện như sau:
Cơ hội
Nhu cầu TT lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh, nền KT nước ta tiếp tục PT ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ
hội lớn cho việc PT tăng tốc mở rộng SX KD nghề rừng, chế biến và TM lâm sản của các hộ nông dân, cộng đồng, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
Hội nhập KT quốc tế tạo cơ hội cải thiện MT đầu tư, xâm nhập TT lâm sản thế giới, tiếp thu công nghệ tiên tiến và đầu tư tài chính, đặc biệt trong PT công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho XK, thúc đẩy nhanh quá trình quản lý
rừng bền vững.
Đảng, Nhà nước và XH cũng như cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn đến công tác bảo vệ và PT rừng.
Hiện nay dự án TRTM WB3 đang triển khai trên địa bàn huyện với cơ chế
hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi giải ngân qua kênh ngân hàng chính sách XH huyện, hỗ trợ việc cấp thẻ đỏ, thiết kế trồng rừng cho người dân tham gia. Sẽ cấp chứng chỉ rừng trồng cho các hộ tham gia nếu đủ điều kiện đây là cơ hội rất lớn khi hội nhập tổ chức TM thế giới WTO.
Là huyện có DT đất quy hoạch cho LN khá lớn, huyện rất quan tâm thúc đẩy cho việc PT KT LN mà đặt biệt là trồng rừng. Hiện nay huyện đã chỉ đạo các ban ngành các xã tập trung, tạo mọi điều kiện tăng DT trồng rừng có chất lượng, tăng các nhà máy cơ sở chế biến hàng mộc, đưa thu nhập từ trồng rừng thành nguồn thu nhập chính.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội để PT LN huyện cũng gặp không ít thách thức như: Dân số vẫn tiếp tục gia tăng, tình trạng di dân tự do vẫn tiếp diễn và phương thức sử dụng đất nông, LN ít hiệu quả tạo ra sức ép liên tục vào rừng để mở rộng DT đất NN.
18
Nhu cầu lâm sản chủ yếu là gỗ tròn ngày càng tăng là gánh nặng đối với tài nguyên rừng và MT, đặc biệt đối với rừng tự nhiên. Hiện nay, nhu cầu lâm sản đang vượt khả năng cung ứng bền vững của rừng.
Bất cập giữa yêu cầu PT nhanh, toàn diện và bền vững với các nguồn lực hạn chế của ngành LN (nhân lực, cơ sở hạ tầng, vốn, trình độ quản lý v.v...).
Sức cạnh tranh của SX LN còn thấp, hội nhập quốc tế vừa là thời cơ vừa là thách thức lớn cho ngành công nghiệp chế biến và TM lâm sản, trong tương lai vấn
đề cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn trên TT quốc tế và ngay cảở TT nội địa.
Tầm quan trọng của ngành LN chưa được đánh giá một cách đầy đủ, khách quan và công bằng, ảnh hưởng đến hoạch định các chính sách đầu tư và PT ngành.
DT đất thích hợp để TRTM cho NS cao còn rất hạn chế và manh mún không tập trung.
Mặt dù đất đai của huyện còn khá tốt nhưng địa hình phức tạp, độ dốc lớn dẫn đến trồng rừng khó khăn, đất dễ bị xói mòn.
Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, một số người dân nhận thức chưa cao về nghề rừng, địa bàn trồng rừng ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.
Đời sống người dân còn thấp, nhiều hộ gia đình thuộc diện nghèo đói khó có khả năng đầu tư TRTM, người dân muốn trồng rừng nhưng thiếu đất, thiếu vốn trong khi đó thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng phức tạp người dân khó tiếp cận nguồn vốn. Một số hộ vay được vốn giải ngân chậm, không đúng vụ trồng ảnh hưởng đến chất lượng trồng rừng.
Giao đất đã tiến hành nhưng một số nơi chưa cấp giấy CNQSD đất, hiện tượng tranh chấp còn xảy ra, nhiều hộ gia đình quá nhiều đất trong khi nhiều hộ gia
đình muốn tham gia trồng rừng nhưng không có quỹđất.
Đầu tư LN hay bị rủi ro, chu kỳ trồng rừng dài nên thu hồi vốn chậm, chưa hấp dẫn đối với nhà đầu tư do công tác trồng rừng đều ở các vùng sâu vùng xa, cơ
sở hạ tầng còn yếu kém, thường xa khu dân cư và trung tâm tiêu thụ nên việc vận chuyển tốn nhiều chi phí. Thời tiết khắc nghiệt nắng nóng thường kéo dài gây cháy rừng là điều khó tránh khỏi.
19
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG RỪNG
THƯƠNGMẠIỞHUYỆNPHÚLỘC
3.2.1. Nhóm giải pháp về qui hoạch đất đai
- Từ quy hoạch tổng thể TRTM trên bản đồ của tỉnh huyện cần có quy hoạch TRTM của huyện đâu là trồng rừng phòng hộ, đâu là rừng TM, đâu là đất NN trên cơ sở lập địa tầng dày của đất, độ dốc để đảm bảo TRTM có hiệu quả cao.
- Từ quy hoạch tổng thể trên bản đồ huyện cần có quy hoạch đất TRTM của từng xã chi tiết trên thực địa tới các đơn vị cơ sở, nhằm chấm dứt trình trạng đất quy hoạch PT trồng rừng SX bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho thuê đất trồng rừng bằng cách tranh thủ nguồn lực các dự án quy hoạch sử dụng đất theo định kỳ 5 năm, giao đất LN cho từng hộ gia đình, cá nhân tham gia TRTM.
- Song song với việc qui hoạch trồng rừng thì mỗi xã cần phải lập phương án giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình. Phòng tài nguyên và MT kết hợp với các đơn vị chuyên ngành tiến hành rà sóat kiểm tra lại qũy đất của địa phương để tiến hành cấp thẻ đỏ cho các hộ gia đình (những hộ gia đình có quỹ đất tự khai hoang chưa có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất).
- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia
đình các tổ chức tham gia trồng rừng vì đây cũng là tư liệu SX chủ yếu để người dân an tâm, có quyền lợi, trách nhiệm trên mãnh đất mình sở hữu và đây cũng là một tài sản cực kỳ quan trọng đối với các hộ nghèo, là điều mà người dân hằng ước ao, là cơ sở cho người dân thế chấp ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng vay vốn đầu tư trồng rừng.
- Thực hiện công tác giao đất, phân bổ qũy đất hợp lý, đảm bảo công bằng cân đối đất đai giữa các hộ gia đình, giữa các xã trong huyện.
- Quản lý giám sát đúng qui hoạch, thực hiện đúng qui hoạch, giám sát chặt chẻ không để xảy ra tình trạng dân lấn chiếm rừng tự nhiên để TRTM.
20
- Đối với DT trồng rừng 661 trên đất qui hoạch TRTM đã đến thời kỳ thu hoạch đề nghị Nhà nước cho khai thác. Nguồn thu từ khai thác trồng rừng hoàn trả
chi phí đầu tư trồng rừng cho nhà nước và xin chuyển đổi DT này sang TRTM. - Ưu tiên giao đất trống đồi núi trọc nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để
các thành phần KT mở rộng loại hình KT LN trang trại, vườn rừng, KT hộ gia đình
để KD có hiệu quả.
- Xác định phạm vi quản lýđất đai của từng đơn vị trên bản đồ và đóng mốc ranh giới ngoài thực địa để thuận lợi cho việc quản lý đất đai giảm tranh chấp đất
đai có thể xảy ra.
- Chuyển đổi RTTM kém chất lượng, hiệu quả thấp, đưa vào khai thác những rừng trồng đã đến tuổi khai thác để tổ chức trồng lại rừng TM theo hướng thâm canh cho NS hiệu quả KT cao.
- Những địa bàn không có DT tập trung ưu tiên trồng cây phân tán và PT các mô hình nông lâm kết hợp qui mô hộ gia đình.
- Huyện cần có những quy định nghiêm cấm chuyển mục đích sử dụng trong vùng đã có quy hoạch TRTM, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.
- Trên cơ sở DT đất quy hoạch TRTM, cần có sự phối hợp đầu tư kỹ thuật và vốn để đảm bảo PT rừng TM cả về quy mô và chất lượng. trồng rừng KT theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, KD tổng hợp, thực hiện lâm NN kết hợp trên các loại đất đã được giao - khoán cho hộ gia đình. Thực hiện giao đất đến hộ để chủ động SX KD, quản lý, bảo vệ trên cơ sở quy hoạch, thực hiện Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng hưởng. Phấn đấu để tất cả DT đất trống, đồi trọc còn lại đều có chủ cụ thể, có hướng KD rõ ràng và đạt hiệu quả cao về KT-XH, MT sinh thái.
3.2.2. Nhóm giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
- Đối với huyện Phú Lộc nói riêng và tỉnh TTH nói chung đã có kinh nghiệm về vai trò tác động của TT đối với nông sản hàng hoá. Đó là chương trình mía
đường, dứa mỗi khi TT bị thu hẹp, hoặc SX hàng hóa không gắn với TT thì hoạt
21
tham gia trồng mía đã không trả nợ được ngân hàng, dự án mía đường bị phá sản hoàn toàn.
- Vì vậy nhà nước cần phải nghiên cứu giúp đỡ nông dân tìm TT vừa cả TT
đầu vào lẫn đầu ra như vật tư, cây giống, phân bón, TT vốn, TT LĐ, TT tiêu thụ
lâm sản, phải có hướng dẫn họ về việc xác định mức cung, mức cầu về sản phẩm rừng trồng, tính toán một cách chi tiết.
- Hiện tại vấn đề TT gỗ và lâm sản vẫn mang tính tự phát và tự điều chỉnh, thiếu ổn định cần có sự can thiệp của Nhà nước bằng chính sách để người trồng rừng an tâm SX.
- Khai thác, lưu thông, vận chuyển: Cần đơn giản hoá các thủ tục lưu thông vận chuyển gỗ rừng trồng từ khâu khai thác đến nhà máy, cơ sở chế biến tiêu thụ.