Các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI KH VÀ CN CẤP BỘ: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TS. PHAN VĂN HOÀ (Trang 27)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng trong đề tài

* Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trong

một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). GO = Qi Pi

trong đó: Qi là số lượng các sản phẩm được tạo ra Pi là giá của các sản phẩm tạo ra đó

* Tổng chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí được sử dụng trong quá

trình SX ra sản phẩm. IC bao gồm các khoản chi về vật chất và dịch vụ mua ngoài như: Giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, các dịch vụ thuê LĐ thuê ngoài, dịch vụ làm đất, chăm sóc, thu hoạch thuê ngoài… trong toàn bộ hoạt động SX.

* Giá trị gia tăng (VA): là phần còn lại của giá trị SX GO sau khi trừ đi các

khoản chi phí trung gian (IC).

* Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động SX trong các mô hình RTTM, sau khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại. NPV = å + = - n t r t Ct Bt 0 (1 )

Trong đó: - NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng; - Bt: Giá trị thu nhập ở năm t;

- Ct: Giá trị chi phí ở năm t; - r: Tỷ lệ lãi suất;

28 - å

=

n t 0

Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t. NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình trồng rừng SX có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình trồng SX nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết mức độ đầu tư.

* Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Benefits to cost Ratio)

BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí SX.

Công thức tính: BCR = å + å + = = n t t n t t r r Ct Bt 0 0 ) 1 ( ) 1 ( = CPV BPV

Trong đó: - BCR: Là tỷ suất lợi nhuận/ chi phí - BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập - CPV: Giá trị hiện tại của chi phí

Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình trồng rừng SX, mô hình nào có BCR>1 thì có hiệu quả KT. BCR càng lớn thì hiệu quả KT càng cao và ngược lại.

* Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là: å + = - n t r t Ct Bt 0(1 ) = 0 thì r = IRR

IRR được tính theo (%), được sử dụng để đánh giá hiệu quả KT, mô hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả KT càng cao.

29

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TRỒNG RỪNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC

2.1. ĐẶC ĐIỂMTỰ NHIÊN,KINHTẾ-XÃHỘICỦAHUYỆNPHÚLỘC 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Phú Lộc là huyện cực nam của tỉnh TTH, có chiều dài 60km (dọc theo quốc lộ 1A) chiều ngang trung bình 22km, đựơc giới hạn trong tọa độ địa lý từ 160 10' 32" đến 160 24'45" vĩ độ Bắc và 1070 19' 05" đến 1080 12' 55" kinh độ Đông. Huyện Phú Lộc nằm giữa hai thành phố lớn, cách Huế 45km về phía Nam và cách Đà Nẵng 65km về phía Bắc.

Về ranh giới hành chính huyện tiếp giáp với các vùng : + Phía Nam giáp huyện Hòa Vang (Thành phố Đà Nẵng); + Phía Tây giáp huyện Nam Đông;

+ Phía Bắc giáp huyện Hương Thủy và Phú Vang; + Phía Đông giáp biển Đông.

Quốc lộ 1A chạy dọc theo chiều dài của huyện giúp cho Phú Lộc có điều kiện giao lưu kinh tế - xã hội với bên ngoài. Tuy nhiên, ở vị trí nằm kẹp giữa hai thành phố lớn có tiềm năng phát triển về mọi mặt nên Phú Lộc không phải là điểm dừng của hàng hóa cũng như du khách. Thị trấn Phú Lộc vẫn chưa trở thành trung tâm dịch vụ sầm uất đúng với vị trí là chiếc cầu nối giữa hai thành phố.

2.1.1.2 Địa hình

Phú Lộc có địa hình theo hướng Đông Bắc -Tây Nam, nằm dọc theo bờ biển dựa lưng vào dãy Trường Sơn. Đỉnh cao là Bạch Mã (1474m), xen giữa là những đầm phá (Cầu Hai, Lăng Cô) và các đèo nhô ra biển (Mũi Né, Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân và La Hy) đã chia cắt lãnh thổ ra nhiều vùng lớn nhỏ hết sức phức tạp.

30

Chủ yếu nằm ở phía Bắc của huyện, gồm vùng đất bằng ven đầm phá và dãy đồi úp ít cây cối, chạy dài theo vùng núi cao, giáp với đầm Cầu Hai. Diện tích đất bằng tập trung ven sông Truồi, sông Nông.

+ Vùng hỗn hợp biển, đồng bằng và đồi núi :

Nằm ở phía Nam của huyện ,bị chia cắt bởi 4 đèo kéo thành dãy núi nhô ra biển, độ dốc cao tạo ra ba thung lũng Cầu Hai, Thừa Lưu nước ngọt và Lăng Cô. Đất bằng tập trung ven sông và chủ yếu là đất cát.

+ Vùng cát ven biển và đầm phá:

Vùng này có dạng hình bán đảo, được bao bọc ba mặt là nước mặn, không có sông suối, cát biển trơ trọi, địa hình nhấp nhô lượn sóng thành nhiều lòng chảo nhỏ.

Nhìn chung, địa hình huyện Phú Lộc khá phức tạp, đa dạng và bị chia cắt mạnh, tạo ra nhiều tiểu khí hậu, chịu thiên tai nhiều mặt, sản xuất manh mún. Đây là vấn đề phức tạp cho phát triển kinh tế trên địa bàn.

2.1.1.3 Thời tiết khí hậu

Là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam -Bắc,nên Phú Lộc phải chịu ảnh hưởng cả hai miền. Hằng năm được chia thành hai mùa rõ rệt: muà mưa từ tháng tám đến tháng hai năm sau, mùa nắng từ tháng hai đến tháng bảy.

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Đồng bằng là 24,40C.Nhiệt độ cao tuyệt đối ở Đồng bằng là 440C, ở miền núi là 430C thường từ tháng 6 đến tháng 7. Nhiệt độ thấïp tuyệt đối là 8,80C đối vùng Đồng bằng và 11,20C đối với vùng miền núi, thường keó dài từ tháng 1 đến tháng 2. Trung bình có 1700-1900 giờ nắng /năm.

+ Mưa: Số ngày mưa trung bình trong năm vùng Đồng bằng là 164 ngày, vùng miền núi là 203 ngày với lượng mưa tương ứng với các vùng là 2884mm và 2807mm và thất thường về lượng cũng như thời gian. Lượng bốc hơi bình quân 28,8mm/giây. Độ ẩm cao nhất là tháng 2 (98,2%) và thấp nhất là tháng 7 (47,6%).

+Gió: Các hướng gió chính là gió Đông Nam, Tây Nam (từ tháng 4-9) gió Tây Bắc (từ tháng 9-3) và thường có bão vào tháng 9,10,11.

31

Mặc dù có 5 con sông chính trên địa bàn là: Tả Trạch, sông Nông, sông Truồi, sông Thừa Lưu và Cầu Hai cùng với khe suối nhỏ chằng chịt từ vùng núi đến vùng đồng bằng bán sơn địa, có lượng nước khá phong phú nhưng do địa hình đầu nguồn quá dốc, mưa nhiều đổ mạnh gây ra xói lở và lũ lụt, nước mặn theo các cửa sông xâm nhập lên thượng nguồn hàng chục km và gây ra mặn tràn và ngấm, vùng ven biển thường bị thiếu nước vào mùa khô. Ngoài ra, huyện Phú Lộc còn có một hệ thống đầm phá với mặt nước lớn, là nơi hội tụ của các sông suối thông ra biển qua các cửa Tư Hiền, Lăng Cô... Các đầm chính đều bị nhiễm mặn không thể cung cấp nước sinh hoạt và trồng trọt mà chỉ dùng vào nuôi trồng thủy sản và điều tiết môi trường.

* Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên của huyện Phú Lộc + Lợi thế :

1. Nằm giữa hai thành phố lớn trên trục đường quốc lộ 1A nên huyện có điều kiện tiếp cận thị trường, tiếp thu khoa học kỹ thuật và giao lưu kinh tế.

2. Bờ biển 60km, có các đầm phá lớn và nhiều chất hữu cơ, là nơi cư trú và phát triển của Tôm ,Cá v.v... Nên huyện có thế mạnh trong hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

3. Huyện có vị trí chiến lược trong vùng Bắc Trung Bộ, gắn liền với cảng nước sâu Chân Mây, nên sẽ có nhiều điều kiện thuật lợi phát triển kinh tế- xã hội .

+Hạn chế :

1. Diện tích đất đồng bằng hẹp có độ dốc dưới 150 ít (chỉ chiếm dưới 37% diện tích tự nhiên) mà đa phần là đất có độ dốc lớn nên khó khăn trong bố trí dân cư và sản xuất nông nghiệp .

2. Do ảnh hưởng của khí hậu ven biển, lượng mưa lớn, kéo dài gây ra ngập úng và sạt lở, mùa khô gây hạn hán gay gắt giữa hai vụ.

3. Đất đai được phát triển trên địa hình phức tạp đá mẹ nghèo dinh dưỡng, tầng mỏng, đa phần lại là đất cát, khả năng giữ nước kém. Tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đất đai

32

Với DT tự nhiên vào khoảng 73 nghìn ha, Phú Lộc là huyện có DT tương đối lớn của tỉnh TTH (chiếm 14,4% DT tự nhiên của tỉnh). Trong DT đất NN của huyện (gần 62% DT tự nhiên), phần lớn là đất LN (gần 52% DT tự nhiên).

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Phú Lộc năm 2009

STT Chỉ tiêu Số lượng (ha) %

Tổng diện tích tự nhiên 72.955,56 100,00 I Đất NN 44.979,03 61,65 1.1 Đất SX NN 6.201,81 8,50 1.2 Đất lâm nghiệp 37.605,72 51,55 1.2.1 Đất rừng tự nhiên 17.519,55 24,01 1.2.2 Đất trồng rừng 20.086,17 27,53 1.3 Đất NN khác 1.171,50 1,61 II Đất chuyên dùng 19.973,77 27,38 III Đất chưa sử dụng 8.002,76 10,97 3.1 Đất đồng bằng chưa sử dụng 1.731,72 2,37 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 6.271,04 8,60

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2009

Điều đó cho thấy, đây là huyện có DT LN lớn, đặc biệt là trồng rừng (năm 2009 hơn 20 nghìn ha, chiếm hơn 27,5% DT tự nhiên) (Bảng 2.1). Đây là điều kiện khá thuận lợi để huyện PT mạnh ngành LN, đặc biệt là RTTM, khai thác triệt để nguồn đất đai chưa sử dụng để PT LN, đem lại nhiều hiệu quả cho địa phương và người dân.

2.1.2.2. Dân số và lao động

Dân số trung bình của huyện năm 2009 là 135.005 người, giảm so với năm 2008 là 16.631 người, tức giảm 10,97%. Trong đó tốc độ giảm của khu vực nông thôn nhiều hơn thành thị, tương ứng giảm 11,06% so với 9,82% ở thành thị. Đối với LĐ, toàn huyện năm 2009 có 81.457 người, giảm so với năm 2008 là 0,4%, tuy nhiên phần lớn chủ yếu giảm lực lượng ngoài độ tuổi LĐ (giảm 4,59%). Lực lượng LĐ ở đây khá dồi dào, đặc biệt trong độ tuổi LĐ (chiếm 89,95%), tuy nhiên đa phần

33

là LĐ phổ thông, làm việc theo mùa vụ có nhiều thời gian nhàn rỗi, một bộ phận không nhỏ phải đi các tỉnh khác làm thuê, trình độ LĐ còn thấp.

Bảng 2.2: Dân số và cơ cấu dân số của huyện Phú Lộc năm 2008, 2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2009 Số lượng (người) % lượSống (người) % +, - %

I. Dân số toàn huyện 151.636 100,00 135.005 100,00 -16.631 -10,97

Chia theo giới tính:

- Nam 75.404 49,73 67.451 49,96 -7.953 -10,55

- Nữ 76.232 50,27 67.554 50,04 -8.678 -11,38

Chia theo khu vực:

- Thành thị 23.398 15,43 21.101 15,63 -2.297 -9,82 - Nông thôn 128.063 84,45 113.904 84,37 -14.159 -11,06

II. Lao động 81.784 100,00 81.457 100,00 -327 -0,40

2.1. LĐ trong độ tuổi 73.958 90,43 73.272 89,95 -686 -0,93 2.2. LĐ ngoài độ tuổi 7.826 9,57 8.185 10,05 359 4,59

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2009

Vì thế PT trồng rừng sẽ là biện pháp hữu ích thu hút lực lượng LĐ của địa phương, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và giảm thiểu các vấn đề XH... Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm, khai thác các yếu tố nguồn lực và PT địa phương.

2.1.2.3. Kết quả phát triển ngành lâm nghiệp huyện Phú Lộc

Bảng 2.3: Giá trị sản phẩm lâm nghiệp Phú Lộc qua 2 năm 2008-2009 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 So sánh (%) I. Sản phẩm lâm nghiệp

1.1 Trồng rừng tập trung ha 628 550 -12,42

1.2 Chăm sóc rừng ha 500 500 0,00

1.3 Gỗ tròn khai thác m3 20.000 20.000 0,00

34

II. Giá trị sản xuất lâm nghiệp Trđ 17.421 17.839 2,40

2.1 Trồng rừng và nuôi rừng Trđ 2.860 2.284 -20,14

2.2 Khai thác lâm sản Trđ 13.710 13.804 0,69

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2009

Qua bảng 2.3 cho thấy, ngoài khai thác hàng năm 20.000 m3 gỗ và 25.000 ster củi, sản phẩm LN của huyện còn có trồng và chăm sóc rừng, hàng năm vào khoảng hơn 1.000 ha. Giá trị SX ngành LN của huyện tăng qua 2 năm, từ 17,4 tỷ đồng năm 2008 đến 17,8 tỷ đồng năm 2009, trong đó trồng rừng và nuôi dưỡng rừng khoảng 2,2 tỷ mỗi năm. Mặc dù mức tăng về giá trị SX LN qua 2 năm không lớn, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với địa phương, đặc biệt là giá trị khai thác lâm sản.

2.2.THỰCTRẠNGTRỒNGRỪNGTHƯƠNGMẠI Ở HUYỆNPHÚLỘC 2.2.1. Tình hình diện tích trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc 2.2.1. Tình hình diện tích trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc

Trong những năm qua, cùng với các dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, huyện Phú Lộc đã PT trồng rừng theo hướng thương mại (TM) hoá, vừa tăng DT trồng rừng, tăng thu nhập cho người dân, vừa tăng tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện MT sinh thái vùng núi. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ vốn rừng đã có, đặc biệt là rừng tái sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn. Theo số liệu thống kê của huyện, DT đất LN của huyện năm 2009 so với năm 2004 đã tăng 4.715,32 ha (tương ứng tăng 14,34%). Trong đó, DT trồng rừng tăng 4.919,67 ha (tức tăng 32,44%), trong khi đó DT rừng tự nhiên lại giảm 1,15% (tương ứng giảm 204,35 ha) (Bảng 2.4).

Diện tích trồng rừng tăng qua 5 năm chủ yếu là các chương trình dự án TRTM trên đất trống, đồi trọc chưa sử dụng. Nhờ thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân và sự hỗ trợ từ các nguồn vốn trồng rừng chính ở huyện như JBIC, WB, các chương trình cho các hộ gia đình vay vốn trồng rừng đã góp phần quan trọng nâng DT trồng rừng năm 2009 so với năm 2004. Mặc dù vậy, quỹ đất đồi núi chưa sử dụng của huyện hiện còn rất lớn, đến hơn 6,2 ngàn ha, đây là tiềm năng lớn để huyện tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu PT LN, mà trực tiếp là PT

35

trồng rừng của huyện, đảm bảo huyện khai thác tốt các nguồn lực trong LN và nông thôn, đặc biệt là đất đai và LĐ để PT KT địa phương.

Bảng 2.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Phú Lộc, tỉnh TTH (2004 – 2009)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lộc năm 2004, 2009

2.2.2. Các mô hình trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc tỉnh TTH

PT LN, đặc biệt là TRTM là ngành KT có vai trò quan trọng trong chiến lược PT KT-XH và bảo vệ MT của huyện Phú Lộc. Đây cũng là mục tiêu quan trọng mà Đảng, chính quyền và nhân dân huyện đặt ra trong những năm đến. Với DT đất LN lớn, chiếm 51,55% DT đất tự nhiên, rừng Phú Lộc (gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng) khá phong phú đa dạng về các loại lâm sản, trong đó rừng trồng của huyện gồm nhiều loại như thông, bạch đàn, keo lá tràm, keo lai, lồ ô...

Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư mạnh vào việc khai thác đất LN và đất trống đồi núi trọc, lồng ghép việc PT KT-XH vùng gò đồi với các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình 327, 661, 773, các dự án trồng rừng của JBIC, WB... nên đã có tác dụng đẩy mạnh công tác nuôi trồng, chăm sóc, quản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐỀ TÀI KH VÀ CN CẤP BỘ: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG THƯƠNG MẠI Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. TS. PHAN VĂN HOÀ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)