3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.4.1. Tình hình chung của các hộ điều tra
2
Tình hình chung của các hộđiều tra được thể hiện ở bảng 2.6. Qua bảng 2.6 ta thấy, với 60 hộ trồng rừng được điều tra năm 2010 ở 3 xã Lộc Bổn, Xuân Lộc và Lộc Hoà (mỗi xã 20 hộ), bình quân nhân khẩu và LĐ trên hộ là khá cao (tương ứng 5,22 khẩu và 2,78 LĐ). Đây cũng là đặc điểm tập quán XH khá hiện thực vùng miền núi hiện nay, dân số và LĐ cao so với bình quân chung cả nước.
Điều này sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho địa phương cần nhiều nguồn lực LĐ
trẻ, khoẻ để PT TRTM, nhưng cũng rất khó khăn nếu như dân số trẻ cao phải giải quyết các vấn đề XH như nghèo đói, lương thực, học hành, việc làm... Vì thế, trong thời gian đến địa phương cần chăm lo hơn công tác kế hoạch hoá gia đình, ổn định việc làm và tập trung PT KT gia đình và địa phương.
Bảng 2.7. Tình hình chung của các hộđiều tra Chỉ tiêu ĐVT Tổng số /BQC Lộc Bổn Xuân Lộc Lộc Hoà Số hộđiều tra Hộ 60 20 20 20 Các chỉ tiêu BQ/hộ 1. Số nhân khẩu Khẩu/hộ 5,22 5,60 4,55 5,50 2. Số LĐ LĐ/hộ 2,78 3,10 2,40 2,85 3. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 53,15 51,15 52,05 56,25 4. Trình độ BQ của chủ hộ Lớp 6,35 6,70 5,75 6,60 5. Số tiền vay trồng rừng BQ/hộ 1.000đ/hộ 9.216,67 14.200 9.500,00 3.950,00 6. DT trồng rừng BQ/hộ Ha/hộ 2,60 3,49 2,54 1,78 7. Số lô rừng trồng BQ/hộ Lô/hộ 1,77 1,80 1,75 1,75 Nguồn: Số liệu điều tra hộ
Bảng 2.7 cũng cho thấy, bình quân 1 hộđiều tra trồng 2,6 ha RTTM với số tiền vốn vay để trồng rừng bình quân là 9,2 triệu đồng. Điều đó cho thấy, mức vốn vay và DT trồng rừng bình quân của các hộ là khá thấp. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi
để hộ tập trung chăm sóc rừng tốt hơn, nhưng rất hạn chế về quy mô, dẫn đến hiệu quả KT không cao. Trồng rừng là loại hình SX đòi hỏi công LĐ không nhiều, chủ yếu
3
chăm sóc, tỉa dặm... LĐ không nhiều. Với loại hình SX như vậy sẽ có lợi thế quy mô, khi quy mô tăng, chi phí LĐ và các chi phí khác sẽ nhỏ đi và như thế hiệu quả cao hơn. Vì vậy, thời gian đến địa phương cần tăng DT bình quân trồng rừng của các hộ đểđảm bảo hiệu quả cao.
Mặc dù lượng vốn vay bình quân trên hộ không lớn nhưng trong điều kiện lãi suất vay hiện nay khá cao sẽ gây nhiều khó khăn cho các hộ. Chính vì vậy, để tạo điều kiện các hộ vay vốn PT rừng địa phương cần có chính sách cho vay vốn hợp lý hơn, lãi suất ưu đãi hơn.
2.4.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của trồng rừng thương mại của các hộđiều tra
Để có kết quả SX, trước hết các hộ trồng rừng phải đầu tư chi phí. Lượng chi phí đầu tư nhiều hay ít sẽảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả KT của các hộ. Kết quả chi phí đầu tư trồng rừng keo lai và keo tai tượng được thể hiện ở bảng 2.7. Bình quân 1 ha trồng rừng keo lai qua 5 năm, các hộ phải đầu tư hơn 9,3 triệu đồng chi phí, trong đó chi phí trung gian chiếm 59,48%. Trong tổng chi phí trung gian đầu tư 5 năm trồng rừng, chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 75,73%) và chủ
yếu tập trung ở 2 năm đầu khi cây rừng còn non. Mặc dù chi phí này trên 1 ha như
vậy là không lớn nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi quan niệm trồng rừng có đầu tư thâm canh của người dân. Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi nhận thấy, nhiều hộ trồng rừng vẫn còn quan niệm rừng là từ tự nhiện và của tự nhiên, do tự
nhiên nuôi dưỡng. Chính quan điểm này đã dẫn đến quan niệm nhiều hộ trồng rừng còn mang tính quảng canh, chủ yếu đưa cây giống xuống và tất cả phó mặc cho trời từ
thuỷ lợi đến phân bón và chăm sóc. Với quan niệm đó đã gây ra nhiêu tác hại cho người dân là rừng chậm lớn, thời gian cơ bản quá dài, nhưng NS và kết quả, hiệu quả
không cao.
Ngoài chi phí trung gian, các hộ trồng rừng còn đầu tư 1 lượng lớn chi phí LĐ
gia đình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Tỷ trọng chi phí này chiếm đến 40,5% trong tổng chi phí đầu tư bình quân 1 ha của hộ. Chính điều này cho thấy, trồng rừng là loại hình SX tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho các hộ gia đình nông dân.
Đối với trồng rừng là keo tai tượng, mức đầu tư chi phí bình quân trên 1 ha thấp hơn nhiều do với trồng rừng keo lai. Cụ thể, bình quân 1 ha, các hộ trồng rừng
4
keo tai tượng đầu tư 7,76 triệu đồng (bảng 2.8) (thấp thua trồng rừng keo lai hơn 1,5 triệu đồng/ha), trong đó chi phí trung gian chiếm 51,28% trong tổng chi phí (thấp hơn tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng chi phí trồng rừng keo lai, 59,48%). Như vậy, trồng rừng keo tai tượng có chi phí đầu tư bình quân nhỏ hơn nhiều chi phí đầu tư trồng rừng keo lai.
Thực tế trồng rừng của các hộđiều tra cho thấy mức độ đầu tư thâm canh thấp, nhiều hộ gia đình cho biết họ không bón phân, hoặc là đào hố rất nhỏ, không chăm sóc rừng vì lý do khách quan hay chủ quan họ không có vốn hay là chưa có ý thức về
TRTM dẫn đến chi phí đầu tư trồng rừng rất thấp, cây sinh trưởng và PT kém dẫn đến NS không cao.
Mặc dù chi phí trồng rừng keo lai bình quân 1 ha của các hộ điều tra cao hơn chi phí trồng rừng keo tai tượng nhưng kết quả và hiệu quả có thể khác nhau. Để biết rõ kết quả và hiệu quả KT RTTM của các hộ điều tra, ta xem xét bảng 2.9 và bảng 2.10. Do nhiều hạn chế trong việc trồng rừng, đặc biệt là nguồn vốn và thông tin TT, các loại rừng keo lai và keo tai tượng ở Phú Lộc chủ yếu được khai thác vào năm thứ
5. Rừng được trồng ở năm đầu, sau đó được chăm sóc đến khi rừng kép tán thì bảo vệ đến khi rừng cho thu hoạch. Nhìn chung các hộ tập trung chi phí nhiều ở năm đầu tiên với mức độ thâm canh không cao, chi phí năm đầu của rừng leo lai là 5,56 triệu đồng; của rừng keo tai tượng là 5,09 triệu đồng. Chi phí đầu tư năm đầu tập trung chủ yếu là phân bón, công xử lý thực bì, đào hố, trồng cây, lấp hố. Để cây sinh trưởng và PT, ở
năm thứ 2, các hộ tiếp tục đầu tư chăm sóc như phát dọn thực bì, săm sới vun gốc cây trồng, tiếp tục bón thúc cho cây trồng để cây PT. Chi phí năm thứ 2 khoản 2,7 triệu
đồng/ha đối với keo lai và 1,63 triệu đồng/ha đối với keo tai tượng. Những năm còn lại thứ 3 trở đi chủ yếu công tác chăm sóc, bảo vệ rừng chống trâu bò dẫm đạp, chặt phá và phòng chống cháy rừng xảy ra.
Trong thực tế, các cánh rừng trồng ở Phú Lộc thâm canh thấp, nhiều hộ gia
đình cho biết họ không hoặc ít bón phân, thậm chí đào hố rất nhỏ, không chăm sóc rừng vì lý do khách quan hay chủ quan họ không có vốn hay là chưa có ý thức về
TRTM dẫn đến chi phí đầu tư trồng rừng rất thấp, cây sinh trưởng và PT kém dẫn đến NS rất thấp và đưa lại hiệu quả KT không cao.
5
Bảng 2.8. Chi phí trồng rừng keo lai của các hộđiều tra
(Tính bình quân 1 ha) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Số liệu điều tra hộ STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng 1 IC 3.358,8 2.180,0 0 0 0 5.538,8 1.1 Giống 899,3 0 0 0 0 899,3 1.2 Phân bón 2.194,5 2.000,0 0 0 0 4.194,5 1.3 Chi khác 265,0 180,0 0 0 0 445,0 2 Lao động gia đình 2.203,0 520,0 350,0 350,0 350,0 3.773,0 2.1 Trồng, chăm sóc… 2.153,0 470,0 300,0 300,0 300,0 3.523,0 2.2 Bảo vệ rừng 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 250,0 Tổng chi phí 5.561,8 2.700,0 350,0 350,0 350,0 9.311,8
6
Bảng 2.9. Chi phí trồng rừng keo tai tượng của các hộđiều tra
(Tính bình quân 1 ha) ĐVT: Ngàn đồng STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng 1 IC 2.856,7 1.125,0 0 0 0 3.981,7 1.1 Giống 636,5 0 0 0 0 636,5 1.2 Phân bón 2.010,2 1.005,0 0 0 0 3.015,2 1.3 Chi khác 210,0 120,0 0 0 0 330,0 2 Lao động gia đình 2.233,0 500,0 350,0 350,0 350,0 3.783,0 2.1 Trồng, chăm sóc… 2.183,0 450,0 300,0 300,0 300,0 3.533,0 2.2 Bảo vệ rừng 50,0 50,0 50,0 50,0 50,0 250,0 Tổng chi phí 5.089,7 1.625,0 350,0 350,0 350,0 7.764,7 Nguồn: Số liệu điều tra hộ
7
Bình quân 1 ha trồng rừng keo lai sau 5 năm giá trị SX bình quân là 27,63 triệu/ha. Sau khi trừ chi phí trung gian, giá trị gia tăng nhận được sau 5 năm bình quân trên ha rừng keo lai hơn 22 triệu đồng.
Qua số liệu bảng 2.9 và bảng 2.10 cho thấy, giữa 2 mô hình trồng rừng keo lai và keo tai tượng, cho thấy mô hình trồng rừng keo lai mang lại hiệu quả KT cao hơn về mặt lợi nhuận ròng. Tính cho cả chu kỳ, lợi nhuận ròng NPV mô hình rừng keo lai đạt 11,7 triệu đồng/ ha, trong khi mô hình trồng rừng keo tai tượng chỉ đạt 8,2 triệu đồng/ha.
Nếu xem xét chỉ tiêu hiệu quả đầu tư vốn qua khả năng sinh lãi của đồng vốn đầu tư trong cả chu kỳ KD BCR, bảng 2.9 và bảng 2.10 cho thấy, tỷ suất thu nhập và chi phí BCR của keo lai (2,3 lần) và keo tai tượng (2,1 lần) đền lớn hơn 1, điều này cho thấy các mô hình trồng rừng keo lai và keo tai tượng TM đều mang lại hiệu quả KT cao trong đầu tư vốn. Các bảng số liệu trên cho thấy mô hình trồng rừng keo lai cho hiệu quả đầu tư vốn cao hơn mô hình trồng rừng keo tai tượng. Đối với mô hình trồng rừng keo lai nếu đầu tư 1 triệu đồng vốn trồng rừng, sau 5 năm hộ sẽ thu về 2,3 triệu đồng và 2,1 triệu đồng tương ứng đối với mô hình hình trồng rừng keo tai tượng với mức lãi suất 6,5%/ năm. Điều đó chứng tỏ tất cả các mô hình TRTM đều sinh lãi.
Nếu xem xét chỉ tiêu tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR cho thấy, trồng rừng keo lai có tỷ lệ thu hồi vốn cao 36,46%, và 32,64% tương ứng mô hình trồng rừng keo tai tượng.
Như vậy, mô hình RTTM keo lai và keo tai tượng trên địa bàn huyện Phú Lộc thời gian qua được đánh giá là có hiệu quả KT, làm tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá từ SX LN, thúc đẩy PT KT hộ gia đình và đóng góp vào tăng trưởng KT của huyện.
8
Bảng 2.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng keo lai của các hộđiều tra ở huyện Phú Lộc
(Tính bình quân 1 ha rừng trồng) Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng Tỷ lệ chiết khấu (r=6,5%) 1,000 0,935 0,870 0,805 0,740 I Tổng chi phí 5.561,8 2.700,0 350,0 350,0 350,0 9.311,8 - CPV2 5.561,8 2.524,5 304,5 281,8 259,0 8.931,6 II GO 0 0 0 0 27.625,0 27.625,0 - BPV2 0 0 0 0 20.643,0 20.643,0 III VA - - - - - 22.086,2 IV Chỉ tiêu hiệu quả 4.1 GO/IC (lần) - - - 4,99 4.2 VA/IC (lần) - - - 3,99 4.3 NPV (1000 đồng) - - - 11.711,5 4.4 BCR (lần) - - - 2,30 4.5 IRR (%) - - - 36,46 Nguồn: Số liệu điều tra hộ
9
Bảng 2.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế trồng rừng keo tai tượng của các hộđiều tra ở huyện Phú Lộc
(Tính bình quân 1 ha rừng trồng) Đơn vị tính: 1.000 đồng TT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng Tỷ lệ chiết khấu (r=6,5%) 1,000 0,935 0,870 0,805 0,740 I Tổng chi phí 5.089,7 1.625,0 350,0 350,0 350,0 7.764,7 - CPV3 5.089,7 1.519,4 304,5 281,8 259,0 7.454,3 II GO 0 0 0 0 20.975,0 20.975,0 - BPV2 0 0 0 0 15.673,7 15.673,7 III VA - - - - - 16.993,3 IV Chỉ tiêu hiệu quả 4.1 GO/IC (lần) - - - 5,27 4.2 VA/IC (lần) - - - 4,27 4.3 NPV (1000 đồng) - - - 8.219,4 4.4 BCR (lần) - - - 2,10 4.5 IRR (%) - - - 32,64 Nguồn: Số liệu điều tra hộ
10
2.4.3. Hiệu quả xã hội của trồng rừng thương mại ở huyện Phú Lộc
Hiệu quả XH của RTTM thể hiện ở nhiều mặt khác như giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, vì thế giảm tệ nạn XH, hướng người dân, đặc biệt là
đối tượng không có việc làm, thu nhập thấp sống lành mạnh, chăm lo PT SX. Bên cạnh đó, RTTM góp phần PT SX hàng hoá, tăng sự hiểu biết về mặt thông tin và kiến thức làm ăn của các hộ... Cụ thể, các chỉ tiêu trên được thể hiện ở bảng 2.11.
Bảng 2.12. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả xã hội của trồng rừng thương mại
ở huyện Phú Lộc
Nguồn: Số liệu điều tra hộ
Bảng 2.11 cho thấy, các hộ gia đình tham gia TRTM đã sử dụng một số
lượng công LĐ nhất định. Giữa 2 mô hình không có sự khác biệt nhau về mức đầu tư LĐ bình quân 1 ha. Do quy mô, mật độ không khác nhau nhiều nên nhân lực tập trung từ khâu làm đất, đóng bầu, gieo ươm, xuất vườn, xử lý thực bì, đào hố, trồng, chăm sóc, khai thác chặt hạ, vận chuyển, bóc vỏ, bốc xếp... Các khâu trên phần lớn không đòi hỏi LĐ tập trung nên hộ chủ yếu sử dụng công LĐ gia đình hoặc kết hợp áp dụng phương thức đổi công (nhờ hàng xóm, anh em sang làm hộ sau đó làm trả
công cho gia đình vào thời điểm khác). Như vậy, trồng rừng đã góp phần sử dụng một lượng LĐ lớn của người dân địa phương, giải quyết việc làm, ổn định XH, giảm tệ nạn XH do LĐ nhàn rỗi gây ra.
Bên cạnh đó, việc TRTM đã làm tăng giá trị tài nguyên, gia tăng SL gỗ và khả năng bảo vệ rừng của địa phương. Ổn định đời sống vật chất tinh thần của người dân, góp phần hạn chế những tiêu cực phát sinh trong đời sống XH do thiếu việc làm, khai thác gỗ rừng tự nhiên, săn bắt động vật rừng, tàn phá rừng thanh đất trống đồi núi trọc, ảnh hưởng đến MT sinh thái, gây nhiều tác hại khác như lũ lụt,
STT Chỉ tiêu ĐVT Keo lai Keo tai tượng
1 Số công LĐ bình quân/1ha công 98,16 98,76
2 Giá trị gia tăng bình quân 1ha 1.000đ 22.086,2 16.993,3
11
hạn hán... góp phần giải quyết các chương trình trọng điểm của nhà nước như xóa
đói giảm nghèo, định canh định cư, PT KT, PT cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân....
Ngoài ra, TRTM cũng giải quyết một số lượng lớn lực lượng LĐ của các vùng địa phương lân cận từ khâu làm cây giống, đến khâu trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, đến khi thu hoạch rừng, giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Trồng rừng còn làm tăng thu nhập cho hộ, góp phần xoá đói giảm nghèo ở
các vùng nông thôn bằng PT KT trên cơ sở TT thông qua giao đất rừng TM và hỗ
trợ vốn vay ưu đãi để đưa DT được giao vào KD có hiệu quả KT, PT cơ sở chế biến lâm sản và các lĩnh vực khác...
2.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TRỒNG RỪNG
THƯƠNGMẠITRÊNĐỊABÀNHUYỆNPHÚLỘC
2.5.1. Ảnh hưởng nhân tố chi phí sản xuất đến hiệu quả kinh doanh trồng rừng thương mại thương mại
Nhân tố chi phí SX phản ánh mức độ thâm canh của các hộ dân trong công tác kiến thiết rừng gồm các chi phí như cây giống, phân bón để bón lót, nhân công phục vụ cho xử lý thực bì, đào hố, bón phân, trồng rừng. Chi phí SX càng lớn, đặc biệt là chi phí phân bón, cây giống tốt,... ảnh hưởng lớn đến kết quả SX của trồng rừng, cây rừng PT nhanh, SL lớn. Ngoài yếu tố phân bón, cây giống thì công LĐ