Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 28 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Có thể thấy đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến những nội dung liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của luận án nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu cả trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn. Cụ thể,

- GDĐHCL đang trong quá trình đổi mới để thực hiện nghị quyết số 29/NQ/Trung ương (2013) của Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục đào tạo. Nghị định 16/NĐ/CP (2015) về Cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có ĐHCL, đồng thời thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về GDĐH. Do đó cần có một cơ chế quản lí tài chính được đổi mới căn bản để đáp ứng quá trình đổi mới giáo dục đại học công lập trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Có thể thấy, tuy có tương đối nhiều công trình nghiên cứu nhưng cách tiếp cận chủ yếu mang tính tác nghiệp ở từng trường hoặc khối trường trên cơ sở thực hiện quản lí tài chính ở góc độ nghiệp vụ quản lý tài chính theo thu chi của các trường đại học công lập, còn bản thân cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước chưa được nghiên cứu tổng thể phục vụ cho quản lý thực tiễn một cách đồng bộ, nhất quán. Theo đó, tài chính của các trường ĐHCL với nhiều nguồn thu, trong đó có thu từ NSNN, thu từ nguồn tài chính được tự chủ và các nguồn thu khác. Việc phân định rõ trách nhiệm, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước ở cấp vĩ mô với từng loại và quản lí từng loại nguồn tài chính đó đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ.

- Việc xác định cơ sở, căn cứ, nguyên tắc để phân bổ nguồn tài chính từ NSNN cho từng trường ĐH hoặc theo nhóm trường ĐH chưa được làm rõ, việc

phân bổ ngân sách giáo dục nói chung và ngân sách GDĐHCL nói riêng còn rất bất hợp lý, dẫn tới hiệu quả thấp.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam như hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao ngày càng quan trọng, cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Điểm cốt lõi của sự yếu kém trong hệ thống giáo dục là vấn đề về cơ chế quản lý tài chính. Như vậy, việc nghiên cứu cơ chế phân cấp quản lý và phân bổ nguồn lực tài chính từ NSNN một cách hợp lý và khoa học hơn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN cho giáo dục nói chung và GDĐHCL nói riêng là cần thiết. Theo đó, cần phải có một cơ chế quản lý tài chính cho giáo dục nói chung và GDDDDHCL nói riêng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện tại. Do đó, Luận án thực hiện nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước cho phù hợp với đổi mới GDĐHCL từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của GDĐHCL của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Kết luận Chương 1

Trong chương 1 tác giả đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu liên quan đến nội dung của Luận án trên thế giới cũng như trong nước. Theo đó, có trên thế giới có hai hướng cụ thể bao gồm: (1) Các nghiên cứu theo hướng học thuật chủ yếu nghiên cứu về tài chính công làm cơ sở cho quản lý tài chính công đối với giáo dục nói chung, ĐH nói riêng; và (2) Các nghiên cứu theo hướng tác nghiệp thường nghiên cứu về quản lý tài chính đối với một đơn vị giáo dục cụ thể. Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến cơ chế quản lý tài chính, tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào đảm bảo tính hệ thống và đưa ra các giải pháp toàn diện đối với cơ chế quản lý tài chính cho GDĐHCL ở Việt Nam. Tác giả chỉ ra được một số khoảng trống nghiên cứu, trong đó, khoảng trống nghiên cứu quan trọng nhất là cần phải có một cơ chế quản lý tài chính toàn diện, nhất quán đối với GDĐHCL nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của GDDH nói riêng, và ngành GD&ĐT nói chung.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w