Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 154 - 156)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.4. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học

4.4.3. Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự

đối với các trường đại học công lập

Mục tiêu của nhóm giải pháp là nhằm đẩy mạnh việc triển khai tự chủ tài chính trong các trường ĐHCL, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự

nghiệp công; thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển GDĐH đồng thời đổi mới phương thức phân bổ và cách thức quản lý nguồn ngân sách dành cho GDĐH theo hướng nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường ĐH.

Để đẩy mạnh việc triển khai tự chủ tài chính trong các trường ĐHCL cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước cần đổi mới cách thức quản lý tài chính ở các trường ĐH theo hướng xác định giá trị tài sản tại trường ĐH để giao cho đơn vị theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; đơn vị được vay vốn các tổ chức tín dụng; huy động của các cán bộ viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng, và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp.

Thứ hai: Các trường ĐHCL cần xây dựng các quy chế, cơ chế chính để thực hiện tự chủ tài chính trong các trường ĐHCL một cách hiệu quả, đúng quy định.

Để thực hiện tự chủ tài chính trong các trường ĐHCL một cách hiệu quả, đúng quy định, các trường ĐH cần làm tốt một số công việc như: xây dựng chính sách thu hút đội ngũ giảng dạy chất lượng cao; được quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với điều kiện và hoạt động của nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, để nâng cao uy tín và vị thế của các trường ĐH. Điều đó sẽ góp phần thu hút ngày càng nhiều sinh viên theo học và do đó các cơ sở đào tạo ĐH sẽ có điều kiện tăng nguồn thu.

Thứ ba, Nhà nước tiếp tục từng bước tăng quyền tự chủ tài chính cao hơn cho các trường ĐHCL đi cùng trao quyền tự chủ đại học.

Tăng cường tự chủ tài chính không có nghĩa là Nhà nước giảm hỗ trợ cho GDĐH mà được hiểu là phương thức giúp Nhà nước phân bổ ngân sách hỗ trợ cho GDĐH hiệu quả hơn thay vì cào bằng. Theo đó, các bước cần quan tâm là:

Bước 1: Nhà nước đẩy mạnh phê duyệt đề án tự chủ tài chính đối với một số trường ĐHCL có hiệu quả hoạt động tốt.

Theo phương án này, mức độ tự chủ là rất linh hoạt, các trường được toàn quyền đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của mình trên tất cả các phương diện có ảnh hưởng tới cân đối thu chi. Đổi lại, các trường sẽ có những cam kết cụ thể về trách nhiệm khi được tự chủ về tài chính như cam kết về chất lượng đào tạo, quy mô đào tạo

tối thiểu hoặc tối đa với từng chuyên ngành, cam kết về việc duy trì cơ sở vật chất cho sinh viên, cam kết về thu nhập của người lao động... Như vậy, với phương án này, Chính phủ sẽ chuyển từ vai trò quản lý, cấp phát sang vai trò giám sát.

Bước 2: Nhà nước từng bước giao quyền tự chủ tài chính cao hơn cho toàn khối GDĐH trên cơ sở phân tầng các trường ĐHCL.

Những trường thực hiện phương án này sẽ có quyền tự chủ tương đối cao, phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Theo giải pháp này, Nhà nước sẽ phân nhóm các trường, đồng thời quy định Khung tự chủ cho từng nhóm trường và cho phép các trường trong mỗi nhóm tự quyết định trong Khung đó.

Thứ tư, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn để thực hiện quyền tự chủ tài chính của các trường.

Hiện nay, tự chủ tài chính được lồng ghép trong rất nhiều văn bản pháp lý, từ Luật GDĐH, tới các Nghị định, thông tư hướng dẫn... Tuy nhiên, do chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ các quan QLNN nên trong quá trình thực hiện một số cơ sở ĐHCL còn bị lúng túng giữa quyền cơ sở được tự quyết định và những quyền không được tự quyết định.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w