Kinh nghiệm phân bổ ngân sách và chính sách học phí của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 66 - 69)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5. Kinh nghiệm một số nước đối với giáo dục đại học công lập và bài học

2.5.3. Kinh nghiệm phân bổ ngân sách và chính sách học phí của Nhật Bản

2.5.3.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học ở Nhật Bản

Các cơ sở GDĐH của Nhật Bản bao gồm các trường ĐH cấp bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ; các trường CĐ (junior college) cấp bằng tốt nghiệp CĐ; các trường CĐ kỹ thuật và các trường trung cấp chuyên nghiệp, cung cấp các khoá học chuyên ngành. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi 18 nhập học tại các trường ĐH và CĐ đạt trên 50%. Nếu tính cả tỉ lệ sinh viên nhập học tại các trường ĐH và CĐ kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp, tỉ lệ nhập học tại các cơ sở GDĐH sẽ là trên 70%. Từ

1 https://www.oecd-ilibrary.org/sites/9869bdbf-en/index.html?itemId=/content/component/9869bdbf- en#section-d12020e12541

thống kê này, có thể thấy hiện nay Nhật Bản đã bước vào giai đoạn phổ cập GDĐH. Các trường ĐH của Nhật Bản có thể được chia thành ba nhóm dựa trên nền tảng thành lập: các trường ĐH quốc gia, vốn được thành lập bởi Chính phủ Nhật Bản; ĐHCL, được thành lập bởi các tổ chức sáng lập là các cơ quan chính quyền địa phương; các ĐH tư thục thành lập bởi các tập đoàn giáo dục. Thời điểm hiện tại, Nhật Bản có hơn 1.200 trường ĐH và CĐ, trong đó có 137 trường cấp quốc gia, 122 trường công lập và 965 trường tư thục.

2.5.3.2. Phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học ở Nhật Bản

Theo Maruyama (2012), tỉ lệ chi tiêu công cho GDĐH ở Nhật Bản thấp nhất trong số các nước OECD, chỉ chiếm 0,5% của GDP, so với 0,7% tại Anh, 0,9% tại Đức, 1% tại Mỹ và 1,2% tại Pháp. Lý giải tỉ lệ chi tiêu công thấp ở Nhật Bản là do GDĐH tại Nhật Bản chủ yếu được khu vực tư nhân cung cấp. Khu vực tư nhân tại Nhật Bản đóng góp 64,7% tài chính cho GDĐH, trong khi mức trung bình của OECD chỉ là 30% [94].

Những khoản ngân sách cấp cho các trường ĐH ở Nhật Bản thường chia thành ba loại: ngân sách cho chi tiêu cơ bản, các khoản ngân sách cạnh tranh cho các hoạt động nghiên cứu của cá nhân các giảng viên, hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Các khoản ngân sách cho hoạt động nghiên cứu được phân bổ dự trên cơ chế cạnh tranh, nhằm khuyến khích sự phát triển của khoa học và công nghệ tại các trường ĐH. Các nỗ lực của Chính phủ được tập trung nhằm tăng các gói tài chính cạnh tranh giữa các trường ĐH bao gồm cả các trường cấp quốc gia, các trường công lập và tư thục. Sự phát triển hệ thống ngân sách này giúp các trường ĐH chuyên môn hoá vào chức năng của mình và thúc đẩy quá trình cải cách GDĐH.

Hiện nay cơ cấu ngân sách cho giáo dục tại Nhật Bản, trong đó ngân sách cho chi tiêu cơ bản có tỷ trọng cao nhất (58.3%) dành cho cả các trường ĐHCL và tư thục. Chính phủ Nhật Bản còn phân chia cụ thể các khoản chi tiêu cơ bản cho nhiều hoạt động cải cách giáo dục, hợp tác giữa các trường ĐH, giữa ĐH với doanh nghiệp và quốc tế hoá ĐH. Một điểm đáng chú ý nữa trong cách phân bổ ngân sách của Nhật Bản là ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học cá nhân là một

cấu phần quan trọng (chiếm 8.8%) và được chia thành các hạng mục theo tính chất nghiên cứu (nghiên cứu học thuật hay chiến lược), theo các đối tượng liên quan (nghiên cứu sinh, trợ lý giảng dạy, trợ lý nghiên cứu). NSNN phân bổ gián tiếp thông qua hỗ trợ tài chính cho sinh viên chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (32.9%) và hướng đến cả sinh viên trong nước cũng như sinh viên quốc tế [95].

2.5.3.3. Chính sách học phí của Nhật Bản

Theo Marcucci và Johnstone (2007) [91], chính sách học phí của GDĐH tại Nhật bản thuộc dạng học phí chung, có thể trả trước (up-front tuition fee policy). Từ cuối những năm 1970, chính sách học phí thấp cho các trường ĐH công đã được thay đổi để giúp thu hẹp khoảng cách giữa hai khu vực giáo dục công lập và tư thục; Chính phủ đã thi hành chính sách tăng học phí của các trường ĐH quốc gia trở thành các doanh nghiệp công, có quyền tự quyết định mức học phí của mình. Tuy nhiên, mức học phí của các trường này không vượt quá 110% của mức học phí tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và BTC quy định. Chính quyền các địa phương được tự xác định mức học phí tại các cơ sở giáo dục công lập tại địa phương. Đồng thời, từ cuối những năm 1970, Chính phủ Nhật Bản cũng thực hiện chương trình trợ cấp cho sinh viên nhằm làm giảm gánh nặng chi phí giáo dục cho các hộ gia đình.

Từ sau năm 1970 cho thấy sự gia tăng qua các năm của học phí tại các trường ĐH quốc gia, ĐHCL tại địa phương và ĐH tư. Tuy học phí của các trường ĐH tư cũng tăng lên qua thời gian, tỉ số giữa học phí của ĐH tư và ĐH quốc gia đã giảm đáng kể.

Như vậy, khoảng cách học phí giữa ĐH quốc gia và tư thục đã được thu hẹp. Chính sách "học phí thấp và ít trợ cấp cho sinh viên hơn". Chương trình học bổng của Tổ chức Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (Japan Student Services Organization) cung cấp các khoản vay cho sinh viên của các trường công lập và tư thục, với mức cho vay là 360.000 JPY hay 612.000 JPY cho sinh viên các trường công; 360.000 JPY hay 768.000 JPY cho sinh viên các trường tư đối với các khoản vay không lãi suất. Các khoản vay không chịu lãi suất chỉ dành cho các sinh viên có thành tích học tập cao. Các sinh viên khác có thể vay từ các khoản vay có lãi suất. Với khoản vay có

lãi suất, số tiền sinh viên được vay hàng tháng sẽ là 30.000 JPY, 50.000 JPY, 80.000 JPY, 100.000 JPY hay 120.000 JPY [95].

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w