Nhóm giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính đối với sinh

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 160 - 162)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.4. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học

4.4.6. Nhóm giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính đối với sinh

nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường

Trường ĐHCL có nhiệm vụ thực hiện công bằng xã hội, tăng khả năng tiếp cận GDĐH của các nhóm đối tượng có thu nhập thấp, đảm bảo sự phát triển đồng đều các ngành nghề trong đào tạo.

Hệ thống các chính sách, công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên phải đảm bảo tăng khả năng tiếp cận bậc ĐH của người dân đồng thời phải đảm bảo công bằng. Chính sách học phí công như hệ thống các chính sách, công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên phải được xây dựng theo hướng tăng khả năng tiếp cận bậc ĐH của người dân.

Tăng số lượng sinh viên nhập học, bảo đảm sự công bằng trong tiếp cận ĐH phản ánh qua các tiêu chí: tăng; tỷ lệ sinh viên nhập học ĐH, giảm sự khác biệt trong tỷ lệ nhập học giữa các nhóm sinh viên từ các gia đình, vùng thu nhập thấp so

với vùng thu nhập cao và giữa các nhóm dân tộc, đảm bảo điều chỉnh cơ cầu ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như của xã hội, đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho đất nước.

Các giải pháp cần thực hiện như sau:

Thứ nhất: Nhà nước cần cho phép mở rộng đối tượng được hưởng cũng như đa dạng hoá các công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên, đặc biệt là chương trình học bổng và chương trình tín dụng sinh viên.

Song song với việc tăng dần mức học phí, cần phải chú trọng phát triển và cải thiện hệ thống công cụ hỗ trợ tài chính cho sinh viên để đảm bảo khả năng tiếp cận ĐH của hầu hết các sinh viên, đặc biệt là các sinh viên thuộc các gia đình nghèo. Trong bối cảnh tăng học phí cần phải tăng mức hỗ trợ cũng như mở rộng đối tượng được hỗ trợ và hình thức hỗ trợ (cả hỗ trợ dựa trên nhu cầu lẫn hỗ trợ có điều kiện), có như vậy mới đảm bảo mục tiêu tăng số lượng người theo học ĐH. Để đảm bảo công bằng, đồng thời khuyến khích các sinh viên học giỏi, chương trình học bổng cũng như tín dụng sinh viện hay các hình thức hỗ trợ khác được cấp phát/hay cho vay cần được xây dựng dựa trên bốn tiêu chí sau: 1) địa chỉ thường trú của gia đình sinh viên, 2) mức sống của gia đình sinh viên, 3) mức độ ưu tiên của lĩnh vực đào tạo và 4) thành tích học tập của sinh viên. Cụ thể, cùng một mức sống, sinh viên Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh sẽ được hưởng mức học bổng thấp hơn những nhóm sinh viên khác. Các sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp sẽ được hưởng mức hỗ trợ cao hơn nhóm các sinh viên khác nếu như họ có cùng địa chỉ thường trú.

Ngoài việc cấp học bổng hay cho vay sinh viên dựa trên thu nhập và địa chỉ thường trú, cần phải xét đến cả mức độ ưu tiên của ngành học để góp phần làm tăng chất lượng và sự phù hợp của sản phẩm GDĐH đối với nhu cầu của đất nước. Cụ thể như: cấp học bổng cho các sinh viên theo học các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên của quốc gia; Áp dụng có các điều khoản và điều kiện ưu đãi đối với khoản vay của các sinh viên học tập trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên của quốc gia: xoá nợ cho các sinh viên tốt nghiệp ra trường làm ở các ngành, lĩnh vực ưu tiên của quốc gia bay các vùng được nhà nước khuyến khích (ví dụ: vùng sâu,

vùng xa, miền núi, hải đảo…).

Thứ hai: Ban hành những bộ tiêu chí chung về hỗ trợ tài chính áp dụng trên toàn quốc.

Về cơ chế cấp phát, để đảm bảo tính nhất quán của các chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên nhà nước nên ban hành những bộ tiêu chí chung áp dụng trên toàn quốc và việc quản lý hành chính hoạt động cấp phát hỗ trợ sinh viên nên thực hiện một cách tập trung bởi các cơ quan của Bộ TB-LĐ-XH mà không thông qua các trường.

Việc công cụ hỗ trợ và cách thức hỗ trợ phải đảm bảo minh bạch và khách quan. Thiếu minh bạch, khách quan và thiếu trách nhiệm giải trình trong thực thi các chính sách liên quan đến cấp kinh phí cho các tổ chức đào tạo cũng như các học sinh, các chính sách sẽ thất bại, không đạt được các mục tiêu tăng tính công bằng, chất lượng hay hiệu quả của GDĐH.

Thứ ba: Xây dựng hệ thống giám sát: hoạt động cấp phát hỗ trợ cho sinh viên theo hướng minh bạch và thực hiện giám sát xã hội với hoạt động này.

Khi quy mô, đối tượng cũng như hình thức hỗ trợ tài chính cho sinh viên tăng lên, hoạt động điều hành cấp phát, hỗ trợ sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, cần phải có hệ thống giám sát đối với hoạt động này để các khoản cấp phát đến được đúng đối tượng cần được hưởng.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w