Nhóm giải pháp về chính sách tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 159 - 160)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.4. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học

4.4.5. Nhóm giải pháp về chính sách tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ

Nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội, tăng cường quan hệ hợp tác giữa trường ĐH với doanh nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, nhằm tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển GDĐH, cần thiết phải đề xuất các giải pháp để tăng thu từ các hoạt động này.

Các giải pháp sẽ tập trung theo hướng đổi mới cơ chế huy động nguồn lực tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (các trường ĐH, trường CĐ…), nhằm góp phần đảm bảo chất lượng hoạt động của các đơn vị. Trên cơ sở đó, các cơ sở GDĐH chủ động thực hiện đa dạng hoá nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.

Thứ nhất: xây dựng cơ chế thu hút nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và khoa học - công nghệ

Việc thu hút nguồn thu từ các doanh nghiệp và người sử dụng các sản phẩm đào tạo và khoa học - công nghệ là điểm hạn chế rất lớn của các trường ĐH của Việt Nam nói chung và các trường ĐHCL nói riêng. Hiện nay, các doanh nghiệp được trích quỹ phát triển khoa học - công nghệ trước khi nộp thuế thu nhập, cần có các quy định cụ thể về việc sử dụng quỹ này để đầu tư trở lại cho hoạt động NCKH và đào tạo của các trường ĐH. Nhà nước cần có quy định về việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp chi phí khí sử dụng các sản phẩm của trường ĐH (ví dụ nhân lực được đào tạo, các kết quả NCKH..,): hoặc quy định về các ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng nếu đầu tư cho GDĐH. Khi có các quy định cụ thể thì các trường ĐH mới có thể tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp dành cho

hoạt động này và sẽ tăng cường sự hợp tác giữa trường ĐH và doanh nghiệp.

Thứ hai: tăng cường huy động từ nguồn thu sự nghiệp khác.

Nghiên cứu xây dựng danh mục, hình thức và mức độ ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, áp dụng tiến bộ khoa học, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới đối với các cơ sở đào tạo. Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực GDĐH; bảo đảm quyền sở hữu theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất và tinh thần của nhà đầu tư.

Trong bối cảnh quy mô đào tạo vượt quá khả năng cấp phát của nhà nước, nhà nước cần có chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư (ví dụ, khuyến khích thông qua hệ thống thuế) cho giáo dục từ các nguồn khác… trên cơ sở đó có thể tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo cũng như khả năng tiếp cận ĐH của người dân.

Khuyến khích các doanh nghiệp, Tổng Công ty, tập đoàn đầu tư thành lập cơ sở đào tạo hoặc liên kết với các trường ĐH nhằm cung cấp các dịch vụ đào tạo có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tập đoàn đó và của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w