Đổi mới cơ chế kiểm soát và giám sát Nhà nước về tài chính

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 164 - 179)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.4. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học

4.4.8. Đổi mới cơ chế kiểm soát và giám sát Nhà nước về tài chính

Khi các trường ĐHCL tự chủ, có khả năng tạo thu nhập thì cũng có nghĩa là các tổ chức này đang đứng giữa ranh giới của khu vực công và khu vực tư. Ngoài ra, với quy định tăng cường tự chủ về tài chính, các trường được linh hoạt hơn trong

sử dụng nguồn lực và hoán đổi chi tiêu cho nên cũng có thể làm "tổn hại" mục tiêu của quốc gia. Vì vậy, Nhà nước cần có sự giám sát thích hợp và cơ chế giải trình hiệu quả. Điều này cho thấy làm thế nào để quản lý quá trình tự chủ tài chính, giảm thiểu các rủi ro là vấn đề quan trọng.

Trước hết, các hoạt động kiểm soát và giám sát về tài chính của Nhà nước cần được phân định giữa chức năng quản lý vĩ mô và chức năng của Nhà nước trong vai trò chủ sở hữu, với chức năng của tổ chức trường ĐH. Từng cấp độ kiểm soát có yêu cầu và mục tiêu riêng nên cần được quy định rõ ràng để tránh chồng chéo và trùng lắp trong kiểm tra và giám sát.

Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc kiểm soát và giám sát tài chính, Nhà nước cần đặt trường ĐH trong vị trí pháp lý mà có thể kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của nó.

Biện pháp khác là tăng cường kiểm toán Nhà nước và khuyến khích kiểm toán độc lập đối với các trường. Nâng cao trách nhiệm pháp lý trong hoạt động tự kiểm soát tài chính cấp trường. Nâng quy chế chi tiêu nội bộ của các trường thành cam kết thực hiện giữa Nhà nước và nhà trường để tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các bên.

Biện pháp khác nữa là giám sát chặt chẽ việc thực hiện công khai và minh bạch tài chính của trường ĐH để giúp các bên liên quan dễ dàng giám sát chi phí và sự phù hợp trong chi tiêu. Công khai được xem là biện pháp "vàng" trong quản lý và giám sát tài chính ở hầu hết cấp độ quản lý bởi vì "ánh sáng sẽ làm vi trùng" như thường nói. Cách này không chỉ giúp Nhà nước và người dân biết được có hay không sự "thấm lại" ngân sách không mong đợi ở nơi mà dòng tài chính chảy qua mà còn giúp các cấp quản lý GDĐH biết được tiền chi tiêu có đúng mục đích hay không.

Ngoài ra, vì GDĐH là hoạt động mang tính xã hội cao cho nên để kiểm soát và giám sát tài chính, Nhà nước cần áp dụng các cơ chế phản hồi từ xã hội, thông qua khảo sát đối tượng liên quan trực tiếp đến trường ĐH.

Kết luận Chương 4

Chương 4, tác giả đã nêu ra những định hướng quan trọng đối với phát triển GDĐH, đặc biệt là ĐHCL và định hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐHCL. Đây là những tiền đề quan trọng để đưa ra những giải pháp. Kết hợp với phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng về cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐHCL, tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp quan trọng để đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐHCL nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của GDĐHCL của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Theo đó, tác giả đưa ra sáu nhóm giải pháp cơ bản liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐHCL bao gồm nhóm giải pháp về cơ chế phân cấp, nhóm giải pháp về cơ chế phân bổ, nhóm giải pháp về cơ chế quản lý, nhóm giải pháp về chính sách học phí, nhóm tăng nguồn thu, nhóm giải pháp về tăng cường chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhóm giải pháp về huy động nguồn vốn và các giải pháp liên quan đến đổi mới cơ chế kiểm soát và giám sát của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện đổi mới GDĐH trong đó trọng tâm là đổi mới GDĐHCL. Nhà nước đã đưa ra các chính sách ưu tiên đầu tư cho các trường ĐHCL nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành, các trường ĐH, Viện nghiên cứu và cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sự phát triển KT-XH của các địa phương, của cả nước thì yêu cầu phải có đủ nguồn lực tài chính cho hoạt động là rất quan trọng. Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường ĐHCL là vấn đề cần được quan tâm giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, nguồn lực tài chính được hình thành từ 2 nguồn cơ bản: nguồn từ NSNN và nguồn ngoài NSNN. Do đó, cần phải có cơ chế quản lý tài chính phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hội nhập và phát triển của Việt Nam. Luận án nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý tài chính của QLNN đối với GDĐHCL đã được tiếp cận và tập trung giải quyết được những vấn đề sau:

1. Phân tích các luận cứ khoa học cho thấy sự cần thiết đổi mới cơ chế quản lý tài chính gắn với quá trình đổi mới GDĐHCL trong quá trình phát triển và hội nhập. 2. Phân tích và đi đến thống nhất quan niệm, nội dung, cơ chế quản lý tài chính đối với

giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học công lập. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ cơ chế quản lý tài chính, nguồn tài chính cho giáo dục đại học công lập và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính.

3. Phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học công lập một cách khách quan, tổng thể để thấy được kết quả, những hạn chế, và nguyên nhân ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính của các trường ĐHCL

4. Luận án đề xuất 8 nhóm giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong và ngoài ngân sách trong các trường ĐHCL theo hướng gắn với kết quả và chất lượng đầu ra đảm bảo phát triển nguồn lực tài chính bền vững.

- Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính trong các trường đại học công lập

- Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí của Nhà nước cho giáo dục đại học

- Nhóm giải pháp về đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập

- Nhóm giải pháp về chính sách học phí

- Nhóm giải pháp về chính sách tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ

- Nhóm giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính đối với sinh viên nhằm nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường

- Nhóm giải pháp về chính sách huy động vốn và vay vốn - Đổi mới cơ chế kiểm soát và giám sát Nhà nước về tài chính

Các giải pháp đưa ra nhằm đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập, từ đó nâng cao hiệu quả trong quản lý, đào tạo, và chất lượng nhân lực trong bối cảnh Luật giáo dục đại học năm 2019 có hiệu lực và xu hướng tự chủ của các trường ĐHCL.

Có thể thấy rằng, việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong và ngoài ngân sách trong các trường ĐHCL là vấn đề mới và khá phức tạp. Bởi vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của một luận án khó tránh khỏi những hạn chế nhất định về nội dung, phương pháp tiếp cận và xử lý một số vấn đề cụ thể. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học và những người có quan tâm đến vấn đề này để kết quả nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

2. Báo cáo của UNESCO về giáo dục Việt Nam (2008).

3. Đặng Quốc Bảo (2004), "Phát triển giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường",

Báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, (21), ngày 23-5, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2011), Thông báo kết luận số 37-TB/TW của về Đề án "Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công", Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT (2005), Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2009), Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009- 2014, Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2009), Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội.

8. Bộ GD&ĐT (2013), Công văn số 8488/BGDĐT-KHTC ngày 22/11/2013 về về việc hướng dẫn thực hiện quy chế công khai năm học 2013-2014, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Báo cáo kết quả đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2015 - 2017, Hà Nội.

10. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 về việc ban hành "Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước", Hà Nội.

11. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách Nhà nước và

chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính, Hà Nội.

12. Bộ Tài chính (2005), Thông tư 21/2005/TT-BCT ngày 22/03/2005 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ, Hà Nội.

13. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 về hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, Hà Nội.

14. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

15. Bạch Thị Minh Huyền (2003), "Một số vấn đề cơ bản về tài chính công và cải cách tài chính công", Tạp chí Tài chính, (3), tr.35-36;48.

16. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

17. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập, Hà Nội.

18. Chính phủ (2010), Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, Hà Nội.

19. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP về việc Đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, Hà Nội.

20. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

21. Chính phủ (2021), Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

22. Chính phủ (2015), Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc

dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, Hà Nội.

23. Chính phủ (2021), Nghị định số 81/NĐ-CP về quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo,

Hà Nội.

24. Mai Ngọc Cường (2008), Tự chủ tài chính ở các trường ĐHCL Việt Nam hiện nay, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.

25. Đặng Văn Du (2004), "Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo ĐH ở Việt Nam" tại trang http://glcl.edu.vn/, [truy cập ngày 20/8/2004].

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng X, Hà Nội.

27. Võ Hồng Đức (2003), "Quản lý chi tiêu công trong bối cảnh cải cách thuế ở Việt Nam", Tạp chí Phát triển kinh tế, (4), tr.13-14.

28. Nguyễn Trường Giang (2014), Đổi mới cơ chế tài chính góp phần cải cách GDĐH, (Hội thảo cải cách GDĐH VED 2014), Hà Nội.

29. GDĐH Việt Nam (2003), NXB Giáo dục, Hà Nội.

30. Trần Thị Thu Hà (2003), "Đánh giá và quản lý chi tiêu công cộng ở Việt Nam", Kỷ yếu Dự án VIE/96/028: Đánh giá chi tiêu công, Hà Nội.

31. Hồng Hạnh (2011), "Cần xem lại các mô hình GDĐH hiện nay", tại trang

http://dantri.com.vn/c25/s25-476850/Can-xem-lai-cac-mo-hinh-giao-duc-dai-hoc- hien-nay.htm,

32. Vũ Duy Hào (2005), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường ĐHCL khối kinh tế ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ.

33. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, Nhà xuất bảo Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

34. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Quản lý tài chính công -lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

35. Học viện Tài chính và Học viện Tài chính tiền tệ ĐH nhân dân Trung Quốc (đồng tổ chức) (2004), Nâng cao năng lực quản lý tài chính công ở Trung Quốc và Việt Nam,

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Việt -Trung do, NXB Tài chính, Hà Nội.

36. Hội đồng quốc gia giáo dục (2004), Các báo cáo tham luận diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam "Đổi mới GDĐH và hội nhập quốc tế", Hà Nội.

37. Nguyễn Quang Huỳnh (2003), Cơ sở KT - XH và một số vấn đề GDĐH và chuyên nghiệp của Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.

38. Nguyễn Thị Hương (2015), Quản lý tài chính trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học (Trường hợp nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

39. Ngọc Minh, Giáo dục Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, 15/1/2021, https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc- song/nghi- quyet-va-cuoc-song/giao-duc-viet-nam-chu-dong-tich-cuc-hoi-nhap- quoc-te- 649292 (truy cập 26/1/2022)

40. Nguyễn Thị Hương (2014), "Quản lý tài chính các trường ĐH công - kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam", Báo Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Âu, (52), quý 1- 2014.

41. Lê Hà, Giáo dục chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, https://nhandan.vn/dien-dan-giao-duc/giao-duc-chu-dong-hoi-nhap-va-nang-cao- hieu-qua-hop-tac-quoc-te-635395/

42. Lê Chi Mai (2003), "Tăng cường cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính", Tạp chí QLNN, (93), tr.7-10.

43. Lê Phước Minh (2005), "Hoàn thiện chính sách tài chính cho GDĐH Việt Nam" tại trang http://doc.edu.vn/tailieu, [truy cập ngày 22/6/2005].

44. Lê Đình Vinh, Giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập

45. Bùi Đức Nam (2014), "Tài chính đối với cơ sở giáo dục công lập - những vấn đề

Một phần của tài liệu Cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. (Trang 164 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w