Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thiết nghiên cứu được phát biểu như sau:
Giả thiết H1 (+): Nhân tố môi trường làm việc tốt ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên TCB trên địa bàn tỉnh BRVT
Giả thiết H2 (+): Nhân tố lương, thưởng, phúc lợi tốt ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên TCB trên địa bàn tỉnh BRVT
Giả thiết H3 (+): Nhân tố cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên TCB trên địa bàn tỉnh BRVT
Giả thiết H4 (+): Nhân tố bản chất công việc tốt ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên TCB trên địa bàn tỉnh BRVT
Môi trường làm việc Lương, thưởng, phúc lợi
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Bản chất công việc
Công nhận thành tích
Động lực làm việc của nhân viên TCB địa bàn tỉnh BRVT H1
H2
H3
H4
Biến kiểm soát: - Độ tuổi - Giới tính - Trình độ học vấn - Vị trí công tác - Thâm niên công tác - Thu nhập
34
Giả thiết H5 (+): Nhân tố công nhận thành tích tốt ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân viên TCB trên địa bàn tỉnh BRVT
STT Các yếu tố ảnh hưởng
Diễn giải Căn cứ chọn
biến Kỳ vọn g 1 Môi trường làm việc
Môi trường làm viêc: bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lý.
Môi trường vật chất bao gồm cơ sở vật chất, điều kiên làm việc, máy móc, thiết bị, ánh sáng, vệ sinh nơi làm việc, công cụ làm việc,... Môi trường vật chất tốt đảm bảo an toàn làm việc cho người lao động, hiệu suất công việc cao. Môi trường tinh thần: áp lực công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, lãnh đạo, bầu không khí làm việc,… Môi trường tinh thần tốt tạo cho nhân viên tinh thần làm việc hưng phấn, vui vẻ, có động lực làm việc đạt được mục tiêu đề ra.
Kennett S. Kovach (1987), ThS Tăng Đình Sơn (2018) + 2 Lương, thưởng, phúc lợi
Adams (1963) chỉ ra rằng mức thù lao phải được chi trả xứng đáng và công bằng với công sức mà các nhân viên bỏ ra. Mức lương bao gồm cả thu nhập, phụ cấp đi kèm cần phải đảm bảo đủ trang trải chi phí sinh hoạt cho nhân viên và người thân và ngoài ra nó còn được trả xứng đáng, và công bằng với thành quả mà nhân viên mang lại.
Phúc lợi của ngưởi lao động là các loại bảo hiểm, chính sách liên quan đến sức khỏe, an
Kennett S. Kovach (1987), TS Trần Kim Dung (2005), Smith, Kendall và Hulin (1969), +
toàn và chế độ đãi ngộ của tổ chức đối với nhân viên để đảm bảo nhân viên an tâm làm việc. Nếu tổ chức có chế độ phúc lợi tốt cũng là một trong những yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên. Adams (1963) 3 Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp: đây là một trong những nhu cầu mà R.Alderfert đã nêu trong thuyết 3 nhu cầu của mình. Con người cần được đào tạo, phát huy hết khả năng,thế mạnh của mình để nâng cao giá trị bản thân có đủ tự tin và động lực làm việc hiệu quả nhất.
Mỗi nhân viên có một ưu điểm khác nhau, trong quá trình làm việc lãnh đạo và tổ chức có thể tạo điều kiện để nhân viên bộc lộ hết khả năng ưu tú của mình, và đào tạo chuyên sâu vào thế mạnh của nhân viên để họ có đủ kiến thức chuyên môn và tự tin hơn trong quá trình làm việc.
Theo Maslow, nhu cầu cao nhất của con người là được thể hiện. Khi nhân viên đạt được một trình độ cao, họ muốn mình cũng được đảm nhiệm những vị trí công việc phù hợp với khả năng của họ. Mỗi nhân viên đều có mục tiêu thăng tiến riêng để thể hiện đúng với khả năng làm việc của họ. Vì vậy, tạo điều kiền để nhân viên phát triển nghề nghiệp sẽ cũng là yếu tố tạo động lực làm việc của nhân viên. Nhân viên
Kennett S. Kovach (1987), Smith, Kendall và Hulin (1969), Spector (1985), TS Trần Kim Dung (2005), ThS Tăng Đình Sơn (2018), TS Hà Nam Khánh Giao – Lê Đăng Hoành (2019) +
36
sẽ có mục tiêu để cống hiến để đạt được vị trí làm việc mà họ mong muốn.
4 Bản chất công việc
Nhân viên làm những công việc phù hợp với khả năng, chuyên môn của bản thân thì sẽ có động lực nghiên cứu, làm việc và tiếp tục phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, những công việc có tính thách thức, kích thích sự sáng tạo cho nhân viên cũng là yếu tố tạo động lực làm việc của nhân viên. Những công việc thể hiện chiến lược phát triển của tổ chức, có kết quả hoạt động hiệu quả cũng tạo sự tin tưởng, tự tin khi nhân viên thực hiện công việc đó.
Bản chất công việc thể hiện tay nghề, chuyên môn, danh tiếng của nhân viên cũng là động lực để nhân viên làm việc
Trần Kim Dung (2005), Smith, Kendall và Hulin (1969) + 5 Công nhận thành tích
Theo Victor Vroom (1964) khi nhân viên được ghi nhận thành tích và biết được phần thưởng mà họ có thể nhận được khi hoàn thành công việc thì họ sẽ có động lực làm việc hăng say để đạt được mục đích là phần thường mà công ty mang lại có thể là vật chất hoặc tinh thần miễn sao những nỗ lực của họ được ghi nhận xứng đáng
Theo Maslow, một trong những nhu cầu bậc cao của con người là nhu cầu được kính trọng. Nếu được ghi nhận và công khai thành tích nhân viên sẽ có cảm giác mình được kính trọng
ThS Tăng Đình Sơn (2018), Kennett S. Kovach (1987), Victor Vroom (1964) +
và có động lực để tiếp tục thể hiện khả năng bản thân tốt nhất có thể.
Bảng 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
38
Tóm tắt chương 2
Nội dung Chương 2, tác giả trình bày các khái niệm và các học thuyết liên quan đến tạo động lực làm việc cho nhân viên, các bài nghiên cứu liên quan đến động lực làm việc của nhân viên trong nước và quốc tế.
Căn cứ vào khái niệm và các nghiên cứu đi trước về động lực làm việc, tính chất, điều kiện môi trường làm việc của ngành ngân hàng nói chung và tính chất, điều kiện môi trường làm việc của TCB trên địa bàn tỉnh BRVT nói riêng, tác giả xây dựng các giả thiết tạo động lực làm việc của nhân viên bao gồm: Môi trường làm việc, lương, thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, Bản chất công việc, công nhận thành tích.
Mô hình nghiên cứu đề tài gồm 5 biến độc lập: Môi trường làm việc, lương, thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, Bản chất công việc, công nhận thành tích và 1 biến phụ thuộc: động lực làm việc của nhân viên TCB trên địa bàn tỉnh BRVT, 6 biến kiểm soát: Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vị trí công tác, thâm niên công tác, thu nhập.