Các nghiên cứu về động lực làm việc

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên techcombank tại địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29)

2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài

Abby M. Brooks (2007) đã sử dụng bảng câu hỏi gồm 53 biến quan sát thực hiện phỏng vấn 181 người làm các công việc khác nhau trên nước Mỹ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp giữa hai yếu tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng trong công việc sẽ tạo động lực làm việc của nhân viên. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh

20

mẽ đến hài lòng của nhân viên bao gồm: Đánh giá hiệu quả công việc; Đào tạo; Cấp trên; Đóng góp vào tổ chức

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Abby M. Brooks (2007)

Nguồn: Abby M. Brooks (2007)

Teck-Hong và Waheed (2011) đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc dựa trên khảo sát với nhân viên bán hàng tại Malaysia. Kết quả các phân tích đã chứng minh rằng động lực quan trọng nhất là điều kiện làm việc, sự công nhận. Các bằng chứng kết luận rằng các nhân tố duy trì hiệu quả hơn nhân tố động viên trong việc tạo động lực cho nhân viên bán hàng.

Đào tạo Sự đóng góp/công nhận Thiết lập mục tiêu Tương lai Sự hài lòng Động lực làm việc Động lực làm việc Thành đạt Bản chất công việc Sự công nhận Phát triển nghề nghiệp Chính sách công ty Tiền Quan hệ với cấp trên Công việc ổn định Điều kiện làm việc Thăng tiến Quan hệ với đồng nghiệp

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu về động lực làm việc của Teck-Hong và Waheed (2011)

Nguồn: Teck-Hong và Waheed (2011))

Năm 1987 Kennett S. Kovach đã đưa ra mô hình 10 yếu tố động viên nhân viên làm việc: Công việc thú vị, được công nhận đầy đủ những công việc đã làm, sự tự chủ trong công việc, công việc ổn định, lương cao, sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, điều kiện làm việc tốt, sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị, sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân

Nghiên cứu của Smith, Kendall và Hulin (1969) của trường Đại học Cornell đã xây dựng các chỉ số mô tả công việc (JDI) để đánh giá mức độ thỏa mãn công việc của một người thông qua các nhân tố: bản chất Công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp, sự giám sát của cấp trên.

Nghiên cứu của Spector (1985) trong lĩnh vực dịch vụ đánh giá mức độ hài lòng và thái độ của nhân viên đưa ra kết quả có 9 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên đó là là: tiền lương, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, sự giám sát, đồng nghiệp, yêu thích công việc, giao tiếp thông tin, phần thưởng bất ngờ, phúc lợi.

2.2.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của TS Trần Kim Dung (2005) đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam được đăng trên Tạp chí phát triển khoa học công nghệ Đại học quốc gia TP HCM tháng 12/2005. Nghiên cứu thực hiện kiểm định thang đo Chỉ số mô tả công việc (Job Descriptions Index-JDI của Smith P.C.

22

Kendal L.M. and Hulin C.L 1969) để đo lường mức độ thỏa mãn công việc ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thể hiện 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc tại Việt Nam: bản chất công việc, phong cách lãnh đạo, cơ hội đào tạo, thăng tiến, quan hệ với đồng nghiệp, tiền lương, phúc lợi. Trong đó 2 yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất là bản chất công việc và cơ hội được đào tạo, thăng tiến.

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên NH NN&PTNT- chi nhánh Cần Thơ của PGS.TS. Bùi Văn Trịnh – Nguyễn Kim Dung năm 2010 đã đưa ra kết quả 96,9% CBNV tại đây có trình độ đại học trở lên, thâm niên công tác trung bình trên 12 năm, độ tuổi trung bình 38 tuổi với thu nhập trung bình là 12 triệu đồng/tháng (cao hơn so với thu nhập trung bình của các ngân hàng khác trên địa bàn TP Cần Thơ) chứng tỏ rằng CBNV tại đây có mức độ gắn kết và hiệu quả công việc cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng để đạt được kết quả trên do NHNN&PTNT-chi nhánh Cần Thơ đã áp dụng các chính sách tạo động lực làm việc cho nhân viên một cách đúng đắn: điều kiện làm việc tốt, chính sách đào tạo và thăng tiến rõ ràng, đưa ra những khoản thu nhập và phúc lợi hợp lý, công việc ổn định tạo tâm lý yên tâm cho người lao động trong quá trình cống hiến và gắn bó với ngân hàng hơn.

Nghiên cứu của ThS. Tăng Đình Sơn, NCS khóa 35 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng thương mại được đăng trên tạp chí tài chính trang 38,39 kỳ 2 tháng 9 năm 2019 chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đên động lực làm việc của nhân viên ngân hàng thương mại bao gồm: chính sách lương ,thưởng, tính chất công việc, môi trường làm việc, đánh giá thành tích, công tác đào tạo, và các hoạt động thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng lớn, có kết quả hoạt động kinh doanh vượt trội thường có chính sách lương, thưởng tốt góp phần động viên, khuyến khích sự đóng góp của nhân viên: VCB (37 triệu đồng/người/tháng), BIDV (29 triệu đồng/người/tháng), TCB, VIB, MBB ( bình quân 25-30 triệu đồng/người/tháng). Hiện nay, nguồn nhân lực trẻ, có kiến thức, chịu áp lực cao và ưa thích những công việc thách thức và thú vị vì vậy Ngân hàng cần tạo ra những

bảng mô tả công việc thú vị, khoa học kích thích sự sáng tạo, lôi cuốn của nhân viên. Ngoài ra, điều kiện làm việc, việc đánh giá thành tích đúng đắn và công bằng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động tinh thần tăng cường độ gắn kết giữa nhân viên và tổ chức cũng góp phần tạo động lực cho nhân viên, nhân viên làm việc hiệu quả tạo ra kết quả kinh doanh ngoài mong đợi cho tổ chức một cách bền vững.

Nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho cán bộ và nhân viên Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng của ThS Nguyễn Quang Cường năm 2016 đã tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng bao gồm thù lao, điều kiện môi trường làm việc, đào tạo, đánh giá thành tích công bằng, thăng tiến hợp lý

Nghiên cứu của TS Hà Nam Khánh Giao – Lê Đăng Hoành về đề tài “Động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Sài Gòn’’ đăng trên tạp chí công thương số 1, tháng 1/2019, trang 321-326. Bằng việc khảo sát 150 nhân viên, công cụ Cronbach’s alpha, EFA và phân tích hồi quy bội được sử dụng. Kết quả đã đưa ra được mô hình sáu (06) yếu tố có tác động dương đến Động lực làm việc, sắp theo thứ tự giảm dần: Phát triển và cơ hội thăng tiến, Điều kiện làm việc, Sự hỗ trợ của lãnh đạo, Lương thưởng và phúc lợi, Quan hệ với đồng nghiệp, Thương hiệu. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi và trình độ về động lực làm việc của nhân viên; có sự khác biệt về động lực làm việc giữa các nhóm thu nhập khác nhau và vị trí chức vụ khác nhau. STT Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

Kết quả nghiên cứu của các tác giả Kennett S. Kovach Smith, Kendall và Hulin Spector (1985) TS Trần Kim Dung ThS Tăng Đình Sơn TS Hà Nam Khánh Giao –

24 (1987) (1969) (2005) (2018) Lê Đăng Hoành (2019) 1 Công việc thú vị/Bản chất công việc x x x x x 2 Công nhận thành tích x x 3 Cảm nhận vai trò cá nhân trong công việc x 4 Sự đảm bảo trong công việc x 5 Lương cao x x x x x x 6 Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp x x x x x 7 Điều kiện làm việc tốt x x x x 8 Sự gắn bó x x x

của cấp trên với nhân viên/Phong cách lãnh đạo 9 Phê bình, kỷ luật khéo léo x 10 Sự giúp đỡ lại của cấp trên/đồng nghiệp với nhân viên x x x x x 11 Sự giám sát của cấp trên x X 12 Giao tiếp thông tin X 13 Phần thưởng bất ngờ X 14 Phúc lợi X X X X 15 Đào tạo X 16 Thương hiệu X

26

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu)

2.3 Giới thiệu chung về TCB 2.3.1 Giới thiệu chung 2.3.1 Giới thiệu chung

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Tên viết tắt: TCB

Tên tiếng anh: Vietnam Technology and Commercial Joint Stock Bank Ngành nghề: Ngân hàng

Sản phẩm: Dịch vụ tài chính

Trụ sở chính : 191 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội Ngành nghề: Ngân hàng

Sản phẩm: Dịch vụ tài chính Điện thoại: 024 39446368

Website: https://www.techcombank.com.vn HOSE: TCB

Techcombank được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND. Tính tháng 12 năm 2020, TCB có 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện, 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước Việt Nam. Techcombank luôn theo đuổi triết lý lấy khách hàng là trọng tâm. Không chỉ là khách hàng cá nhân, các khách hàng doanh nghiệp cũng được quan tâm, xây dựng một hệ sinh thái vững mạnh, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Ngoài ra, Techcombank cũng là ngân hàng luôn đón đầu xu thế, tiên phong trong các cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ vào hệ thống ngân hàng và các quy trình giao dịch để mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng nhất cho khách hàng. TCB nhận nhiều giải thưởng lớn từ các tổ chức quốc tế uy tín: Giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2016- 2018, Giải bạch kim dành cho ngân hàng nội địa tốt nhất từ FinanceAsia, Giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (2007 – 2016), Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt

Nam, Nhà tư vấn phát hành trái phiếu tốt nhất Việt Nam từ Alpha Southeast Asia, Giải thưởng Ngân hàng điện tử tốt nhất từ The Asian Banker.

TẦM NHÌN:

Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam KHÁT VỌNG:

Trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam với sự hỗ trợ của số hóa, phân tích và công nghệ.

Giá trị vốn hóa 20 tỷ USD (2021-2025) SỨ MỆNH

Đối với khách hàng: TCB trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở coi khách hàng là trọng tâm.

Đối với nhân viên: TCB tạo dựng cho CBCNV một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.

Đối với cổ đông: TCB mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh, mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

2.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của TCB

TCB cung cấp đầy đủ các sản phẩm tài chính, ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng đầy đủ các dịch vụ từ chuyển tiền trong và ngoài nước, gửi tiết kiệm, vay vốn, bảo hiểm,…

Các sản phẩm của TCB bao gồm:

Sản phẩm Thẻ TCB: Thẻ thanh toán TCB, thẻ tín dụng TCB

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm thường, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm online, tiết kiệm phát lộc online, tiết kiệm trả lãi trước

28

Sản phẩm tín dụng: vay mua sửa, nhà, vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh, vay mua ô tô

Sản phẩm Bảo hiểm kết hợp công ty bảo hiểm Manulife

Kết quả kinh doanh năm 2020 TCB đạt lợi nhuận trước thuế đạt 15,8 nghìn tỷ, tăng 23,1% so với năm 2019, cao hơn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà Đại hội cổ đông đã thông qua là 21,5%. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu của mình với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong 12 tháng đạt 3,1%. Giá trị vốn hóa hiện nay của TCB 140.136 nghìn tỷ đồng.

2.3.3. Chính sách quản trị nhân sự tại TCB

Về vấn đề nhân sự, Techcombank luôn là môi trường minh bạch một cách toàn diện. Không chỉ trong tuyển dụng cán bộ, nhân viên, mà môi trường minh bạch tạo điều kiện lý tưởng để tất cả mọi người được trải nghiệm, thử thách, thể hiện và phát huy tối đa khả năng của mình.Ở Techcombank, công tác nhân sự được đầu tư Đơn vị: triệu đồng Kết quả kinh doanh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Thu nhập lãi thuần 8,930,412 11,126,535 14,257,844 18,751,209 Chi phí hoạt động 4,698,283 5,842,507 7,312,509 8,631,154 Tổng thu nhập trước thuế 8,036,297 10,661,016 12,838,268 15,800,296

Tổng thu nhập sau thuế 6,445,595 8,473,997 10,226,209 12,582,467

Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh TCB

rất lớn và toàn diện, thể hiện qua 4 yếu tố: công tác đào tạo, phát triển nghề nghiệp, đãi ngộ và văn hóa doanh nghiệp.

Công tác đào tạo

Techcombank được đánh giá như một “trường đào tạo nhân sự” ngân hàng một cách chuyên nghiệp và bài bản. Cán bộ nhân viên Ngân hàng không chỉ được đào tạo trước khi vào làm việc mà còn liên tục được nâng cao năng lực chuyên môn qua những khóa học hàng năm, dưới nhiều hình thức.

Techcombank là ngân hàng đi đầu trong đào tạo, phát triển nhân viên. Các nhân viên mới trước khi đi làm được tham gia khóa đào tạo bắt buộc, và đào tạo nâng cao năng lực hàng năm. Techcombank đã nghiên cứu và xây dựng từng khung năng lực, gắn liền với yêu cầu vị trí công việc và đào tào nhân viên tập trung trước khi bắt đầu đảm nhận vị trí chính thức.

Chính sách phát triển nghề nghiệp

Techcombank có lộ trình nghề nghiệp rõ ràng cho từng vị trí công việc tại ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân đạt được mục tiêu đề ra. Lộ trình phát triển không chỉ chú trọng cho những nhân sự mong muốn trở thành các nhà quản lý mà còn có các con đường phát triển thành các chuyên gia. Và các chuyên gia được hưởng chính sách đãi ngộ không khách gì các nhà quản lý. Vì vậy, nhân viên có nhiều cơ hội để phát triển, định hướng nghề nghiệp của mình.

Chính sách đãi ngộ

Ngân hàng luôn chú trọng vinh danh xứng đáng những người làm việc hiệu quả cao, mang lại nhiều giá trị cho tổ chức. Mặc dù lương thưởng không phải là mục tiêu mà ngân hàng quan tâm nhiều nhất, Techcombank luôn chú trọng phát triển cá nhân nhân viên, giúp họ nâng cao giá trị của bản thân và tạo ra hiệu quả công việc tốt nhất và ngân hàng sẽ trả lương trên phần hiệu quả công việc mà nhân viên tạo ra.

Mỗi một vị trí công việc Techcombank xây dựng một khung đánh giá hiệu quả công việc rõ ràng có sự thống nhất của nhân viên. Cuối năm, căn cứ vào kết quả công việc ngân hàng sẽ đưa ra mức thưởng phù hợp

30

Hàng năm, ngoài việc được nghỉ phép, nghỉ thai sản, nghỉ ốm,… theo luật lao động nhân viên sẽ được tham gia teambuilding để tái tạo sức lao động và gắn kết các thành viên trong tổ chức. Mỗi nhân viên đều được tham gia bảo hiểm techcomcare cho người thân để bảo vệ sức khỏe cho người nhà nhân viên.

Techcombank có chính sách cho vay ưu đãi lãi suất thấp cho nhân viên mua nhà, xe, tiêu dùng để ổn định và đảm bảo cuộc sống

Techcombank luôn thiết lập dự phòng cho nhân sự trong những trường hợp xảy ra sự cố, chẳng hạn như đợt dịch COVID19 vừa rồi. Hầu hết, nhân viên các ngân hàng đề phải nghỉ hoặc giảm thời gian làm việc không lương thì Techcombak thực hiện chính sách WORK FROM HOME và mọi nhân viên vừa làm việc ở nhà nghiêm túc, chống dịch và vẫn có thu nhập.

Techcombank không chỉ chú trọng đến công việc tạo lợi nhuận, Techcombank luôn tạo ra nhiều sân chơi cho nhân viên tham gia và chính họ là người được hưởng lợi từ thành quả của mình. Chẳng hạn như mỗi sáng kiến trong công việc mà nhân

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên techcombank tại địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)