Thiết kế thang đo và mã hóa biến

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên techcombank tại địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51)

Chương 3 : Thiết kế nghiên cứu

3.1 Quy trình nghiên cứu

3.2.1.2 Thiết kế thang đo và mã hóa biến

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lường mức độ đồng ý về các phát biểu của các biến quan sát trong đề tài nghiên cứu của mình.

Thang đo likert tương ứng với sự lựa chọn theo mức độ đồng ý tăng dần, thể hiện như sau:

42 Hoàn toàn không đồng

ý

Không đồng

ý Bình thường

Đồng

ý Hoàn toàn đồng ý Thang đo gồm 20 biến với 05 tiêu chí được mã hóa sau:

STT Ký hiệu Nguồn

MT Môi trường làm việc

1

MT1

Điều kiện cơ sở vật chất nơi làm việc của anh/chị đảm bảo an toàn và hiệu quả

TS Trần Kim Dung (2005)

2

MT2 Thời gian làm việc của anh/chị hợp lý

ThS Tăng Đình Sơn (2018)

3

MT3

Đồng nghiệp của anh/chị có chuyên môn cao, luôn thân thiện, hỗ trợ lẫn nhau

Kennett S. Kovach (1987)

LT Lương, thưởng, phúc lợi

4

LT1

Lương, thưởng được chi trả đúng với mức đóng góp của nhân viên

Adams (1963)

5

LT2 Lương, thưởng được chi trả theo đúng thời gian cam kết

Smith, Kendall và Hulin (1969)

6

LT3

Chính sách phúc lợi đa dạng, phong phú thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên

Kennett S. Kovach (1987)

STT Ký hiệu Nguồn

PT Cơ hội thăng tiến và phát triển

nghề nghiệp

7

PT1

Nhân viên được đào tạo, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn

Kendall và Hulin (1969)

8

PT2 Lộ trình đào tạo thăng tiến rõ ràng

TS Trần Kim Dung (2005)

9

PT3

Ngân hàng tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện khả năng của bản thân

Spector (1985)

10

PT4 Nhân viên có cơ hội học tập và thăng tiến một cách công bằng

Kennett S. Kovach (1987)

CV Bản chất công việc

11

CV1 Công việc phù hợp với năng lực

của nhân viên Trần Kim Dung (2005), 12

CV2

Công việc thú vị, thách thức, kích thích sự sáng tạo của nhân viên.

Kennett S. Kovach (1987)

13

CV3 Bản mô tả công việc rõ ràng theo từng chức danh.

Smith, Kendall và Hulin (1969)

44

STT Ký hiệu Nguồn

14

TT1

Sự nỗ lực trong công việc được công nhận bởi lãnh đạo và tổ chức

Kennett S. Kovach (1987)

15

TT2 Nhân viên có thành tích cao

được ghi nhận kịp thời Victor Vroom (1964) 16

TT3 Nhân viên đạt thành tích cao được khen thưởng, xứng đáng

Kennett S. Kovach (1987),

17

TT4

Tất cả các thành tích trong quá trình công tác của nhân viên được ghi nhận vào lịch sử công tác và là căn cứ để đánh giá nhân sự cuối năm

ThS Tăng Đình Sơn (2018),

ĐL Động lực làm việc

18

ĐL1 Tôi luôn muốn được làm việc và

gắn bó lâu dài với tổ chức Trần Kim Dung (2005), 19

ĐL2

Tôi cam kết phấn đấu vượt trội hơn mỗi ngày để đạt được mục tiêu ngoài mong đợi của tổ chức

Trần Kim Dung (2005),

20

ĐL3 Tôi rất hài lòng, hạnh phúc khi được làm việc tại TCB

Tech-Hong & Waheed (2011)

3.2.2 Nghiên cứu định lượng 3.2.2.1 Mẫu nghiên cứu 3.2.2.1 Mẫu nghiên cứu

Phương pháp chọn mẫu: do đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân viên TCB làm việc trên địa bàn tỉnh BRVT là những thành viên mà tác giả tiếp xúc hàng ngày có thể thuận tiện trong việc phát và thu phiếu khảo sát. Vì vậy, tác giả chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thực hiện bài nghiên cứu của mình và thực hiện phát và thu phiếu khảo sát trực tiếp.

Kích thước mẫu nghiên cứu: Theo J. Hair và cộng sự (1998) để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát. Theo mô hình nghiên cứu của tác giả có 20 biến quan sát. Vì vậy, mẫu của nghiên cứu tối thiểu mà tác giả phải thu thập là 20*5=100 quan sát. Để đảm bảo hiệu quả nghiên cứu tác giả lựa chọn mẫu của nghiên cứu là 120 quan sát tương ứng 100 % nhân viên Techcombank đang làm việc trên địa bàn tỉnh BRVT

3.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả cung cấp các chỉ số cơ bản mô tả khái quát đặc điểm mẫu khảo sát. Thống kê mô tả gồm thống kê trung bình và thống kê tần số

Thống kê tần số áp dụng các biến định tính: giới tính, độ tuổi, thu nhập,… Ví dụ: thống kê tần số cho ta biết có bao nhiêu nam, nữ trong công ty, chiếm bao nhiêu phần trăm,… Kết quả thống kê tấn số cho ta biết được cơ cấu của từng biến định tính., đặc điểm của từng biến định tính, mối quan hệ biến định tính này với biến định tính khác,….

Thống kê trung bình dùng để đánh giá khái quát về nhận định chung của đối tượng khảo sát với các câu hỏi likert. Thống kê trung bình, thể hiện giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, ... Trong đó độ lệch chuẩn dùng để đo mức độ phân tán của một tập giá trị dữ liệu quanh giá trị trung bình.

Ý nghĩa giá trị Mean:

46

1-1.8 1.81-2.6 2.61-3.4 3.41-4.2 4.21-5

3.2.2.3 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha là công cụ kiểm tra xem các biên quan sát của nhân tố mẹ có đáng tin cậy hay không. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của cùng 1 nhân tố biến nào đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào cần phải loại.

Theo Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần thứ 2, trang 364: “Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn từ 0 đến 1. Hệ số này càng cao thì độ tin cậy cậy thang đo càng cao. Tuy nhiên nếu hệ số này quá lớn (>0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không khác biệt nhau hay gọi là trùng lặp thang đo”

Theo Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, Newyork, McGraw-Hill: “ Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu

Trích Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24: mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị như sau

Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt Từ 0.6 trở lên: thang đo đủ điều kiện

3.2.2.4 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá EFA để xem xét mối quan hệ giữa các biến, tất các nhân tố khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố ngay từ đầu.

Hệ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin): dùng để kiểm định sự phù hợp của các nhân tố

0.5 ≤ KMO≤1: nhân tố phân tích là phù hợp KMO < 0.5: nhân tố phân tích không phù hợp

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau không? Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê khi giá trị: sig Bartlett’s Test < 0.05, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

Trị số Eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Những nhân tố có giá trị Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số Factor Loading càng cao, nghĩa là tương quan giữa các biến quan sát đó với nhân tố càng cao và ngược lại

Theo Hair & ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition thì + Hệ số Factor Loading ±0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại + Hệ số Factor Loading ±0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt

+ Hệ số Factor Loading ±0.3: Biến quan sát có ý nghía thống kê rất tốt Đề tài nghiên cứu có kích thước mẫu là 120 mẫu, hệ số tải Factor Loading ở mức 0.5 là phù hợp.

3.2.2.5 Phương pháp phân tích tương quan, hồi quy

Phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm phát hiện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập có mối tương quan mạnh với nhau.

Tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1 (r có ý nghĩa khi sig < 0.05)

48

+ r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, tiến về 1 là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm

+ r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu + r =1: tương quan tuyến tính tuyệt đối

+ r= 0: không có mối tương quan tuyến tính

Phân tích hồi quy tuyến tính bội để xác định nhân tố nào đóng góp bao nhiêu đến sự thay đổi của biến phụ thuộc để đưa ra biện pháp phù hợp nhất.

+ Bảng Model Summary

Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh): Phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Giá trị này từ 50% trở lên thì nghiên cứu được đánh giá tốt.

Durbin-Watson (DW): để kiểm định tự tương quan chuỗi bậc nhất. Nếu không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình thì dữ liệu thu thập là tốt.

+ Bảng ANOVA: kiểm định F trong bảng ANOVA để kiểm tra mô hình hồi quy tuyến tính có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không? Giá trị sig của kiểm định F < 0.05 có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể.

+ Bảng Coefficients

Giá trị Sig ≤ 0.05: biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình, Sig > 0.05: biến độc lập cần được loại bỏ

Hệ số chuẩn hóa Beta: biến độc lập nào có Beta lớn thì biến đố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi của biến phụ thuộc. Nếu hệ số Beta dương, biên có tác động thuận và ngược lại. Khi so sánh thứ tự độ lớn ta xét giá trị tuyệt đối của hệ số Beta.

VIF: giá trị dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. VIF < 2: không có hiện tượng đa cộng tuyến

3.2.2.6 Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên của nhân viên

Kiểm định sự khác biệt trung bình biến định lượng đối với các giá trị khác nhau của biến định tính.

Sử dụng kiểm định T- TEST để kiểm tra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về động lực làm việc của nhân viên TCB trên địa bàn tỉnh BRVT có giới tính khác nhau hay không?

Sử dụng phân tích ANOVA để kiểm tra sự khác biệt có ý nghĩa thống kế về động lực làm việc của nhân viên TCB trên địa bàn tỉnh BRVT với lần lượt các yếu tố: độ tuổi, trình độ học vấn, bộ phận công tác, thâm niên công tác, thu nhập trung bình hàng tháng.

Tóm tắt chương 3

Nội dung chương 3, tác giả trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính sơ bộ, nghiên cứu định lượng.

Căn cứ vào các nghiên cứu đi trước, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 05 giám đốc, và thảo luận nhóm 10 nhân viên có thâm niên công tác trên 10 năm để xây dựng và thiết kế thang đo phù hợp đưa và bảng câu hỏi khảo sát, làm cơ sở thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu

Ngoài ra, chương 3 còn trình bày chi tiết phương pháp khảo sát ngẫu nhiên với kích thước mẫu là 120 đơn vị, các phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được sử dụng trong việc phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mêm SPSS 20 làm căn cứ đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác và phù hợp với thực tiễn

50

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính

Căn cứ vào lý thuyết, các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến động lực làm việc của nhân viên ngân hàng, tham khảo ý kiến của 05 giám đốc chi nhánh tại TCB địa bàn Tỉnh BRVT, Tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 05 yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc bao gồm: Môi trường làm việc, Lương, thưởng, phúc lợi, Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, Bản chất công việc và biến kiểm soát gồm 6 đặc điểm cá nhân: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, vị trí công tác, thâm niên công tác và thu nhập.

Sau khi có mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành thảo luận nhóm gồm 10 nhân viên làm việc tại Techcombank có thâm niên công tác trên 10 năm để xây dựng thang đo phù hợp. Sau khi thảo luân nhóm, tác giả ghi nhận ý kiến và xây dựng được thang đo dựa trên mô hình đề xuất và các nghiên cứu đi trước. Tác giả xây dựng được Thang đo gồm 1 biến phụ thuộc: động lực làm việc, 5 biến độc lập: Môi trường làm việc, Lương, thưởng, phúc lợi, Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, Bản chất công việc, Công nhận thành tích, 20 biến quan sát như sau

STT Tiêu chí STT Tên biến quan sát

1

Môi trường làm việc

1 Điều kiện cơ sở vật chất nơi làm việc của anh/chị đảm bảo an toàn và hiệu quả

2 Thời gian làm việc của anh/chị hợp lý

3 Đồng nghiệp của anh/chị có chuyên môn cao, luôn thân thiện, hỗ trợ lẫn nhau

2

Lương, thưởng, phúc lợi

4 Lương, thưởng được chi trả đúng với mức đóng góp của nhân viên

5 Lương, thưởng được chi trả theo đúng thời gian cam kết

6 Chính sách phúc lợi đa dạng, phong phú thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức đến đời sống vật

STT Tiêu chí STT Tên biến quan sát

chất, tinh thần của nhân viên 3

Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

7 Nhân viên được đào tạo, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn

8 Lộ trình đào tạo thăng tiến rõ ràng

9 Ngân hàng tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện khả năng của bản thân

10 Nhân viên có cơ hội học tập và thăng tiến một cách công bằng

4

Bản chất công việc

11 Công việc phù hợp với năng lực của nhân viên 12 Công việc thú vị, thách thức, kích thích sự sáng

tạo của nhân viên.

13 Bản mô tả công việc rõ ràng theo từng chức danh.

5

Công nhận thành tích

14 Sự nỗ lực trong công việc được công nhận bởi lãnh đạo và tổ chức

15 Nhân viên có thành tích cao được ghi nhận kịp thời

16 Nhân viên đạt thành tích cao được khen thưởng, xứng đáng

17 Tất cả các thành tích trong quá trình công tác của nhân viên được ghi nhận vào lịch sử công tác và là căn cứ để đánh giá nhân sự cuối năm

6

Động lực làm việc

18 Tôi luôn muốn được làm việc và gắn bó lâu dài với tổ chức

19 Tôi cam kết phấn đấu vượt trội hơn mỗi ngày để đạt được mục tiêu ngoài mong đợi của tổ chức

52

STT Tiêu chí STT Tên biến quan sát

20 Tôi rất hài lòng, hạnh phúc khi được làm việc tại TCB

4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng 4.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 4.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính, Tác giả tiến hành lập bảng câu hỏi khảo sát và thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi trực tiếp. Số bảng câu hỏi được phát ra cho toàn thể nhân viên TCB trên địa bàn tỉnh BRVT bao gồm nhân viên làm việc tại 05 chi nhánh, thuộc các phòng ban: bộ phận kho quỹ, dịch vụ khách hàng, phòng cá nhân và phòng doanh nghiệp. Số bảng câu hỏi phát ra 120 bảng, số bảng câu hỏi thu về hợp lệ 120 bảng, không có bảng câu hỏi nào không hợp lệ.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên techcombank tại địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)