Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 42 - 47)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế

1.4.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam

Những năm qua, công tác quản lý chất thải BV còn nhiều bất cập. Cụ thể, việc phân loại CTRYT chưa đúng quy định, trong cơ sở y tế, hầu hết cán bộ đều phải thực hiện 1 hoặc toàn bộ quy trình xử lý CTRYT. Mặc dù, các BV đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, nhưng việc kiểm tra chưa thường xuyên. Các BV chưa có phương tiện thu gom và phân loại rác thích hợp để giảm thiểu chi phí, nhân viên thu gom rác chưa có kiến thức cơ bản để phân loại rác, chưa nhận thức đúng nguy cơ của chất thải BV. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đạt tiêu chuẩn. Phương tiện vận chuyển chất thải thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng. Vận chuyển chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ BV, cơ sở y tế đến nơi xử lý, chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm.

Ngoài ra, việc xử lý và tiêu huy CTRYT nguy hại cũng gặp nhiều khó khăn, trừ một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có xí nghiệp xử lý vận hành tốt, tổ chúc thu gom và tiêu huy CTRYT nguy hại cho toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn. Còn tại các tỉnh, thành phố khác, CTRYT nguy hại được xử lý và tiêu hủy với những mức độ khác nhau. Ví dụ: Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng tốt

lò đốt trang bị cho cụm BV, chủ động chuyển giao lò đốt cho Công ty môi trường đô thị tổ chức vận hành và thu gom, xử lý CTRYT nguy hại cho toàn tỉnh, thành phố; Có nơi, lò đốt đặt tại BV tỉnh cũng xử lý CTRYT nguy hại cho các B V khác thuộc địa bàn thành phố, thị xã (Nghệ An); Một số nơi khác, việc kiểm soát khí thải lò đốt còn gặp khó khăn, do nhiều lò đốt đặt tại BV, người dân và bệnh nhân phản đối, cản trở vận hành lò đốt, vì có mùi khó chịu của khí thải (Thanh Hóa, Thái Bình...), một số lò đốt hiện phải ngừng hoạt động. Một số lò đốt không đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ buồng đốt thứ cấp và khí thải lò đốt vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như các chuyên gia cần nghiên cứu và triển khai, áp dụng các công nghệ không đốt (thiết bị khử khuẩn bằng nhiệt ướt hoặc vi sóng), thân thiện hơn với môi trường, chi phí vận hành lại rẻ hơn phương pháp đốt và tăng cơ hội tái chế chất thải. Nhưng hiện nay, ở nước ta vẫn còn thiếu các cơ sở tái chế chất thải, mặc dù, có rất nhiều những vật liệu từ chất thải BV như chai dịch truyền chứa dung dịch huyết thanh ngọt (đường glucose 5%, 20%), huyết thanh mặn (NaCl 0,9%), các dung dịch acide amine; các loại bao gói nilon và một số chất nhựa khác; các vật liệu giấy, thủy tinh... là hoàn toàn không có yếu tố nguy hại, có thể tái chế để hạn chế việc thiêu đốt chất thải gây ô nhiễm, đồng thời là nguồn thu để BV tái đầu tư cho xử lý chất thải. Trong Quy chế quản lý chất thải y tế (2007) đã bổ sung nội dung tái chế CTRYT không nguy hại làm căn cứ để các cơ sở y tế thực hiện. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy, việc quản lý tái chế các chất thải y tế không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là thiếu nguồn kinh phí đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải, trong khi tổng chi phí cho xử lý CTR là tương đối lớn. Chi phí cho vận hành xử lý chất thải y tế chiếm đến 5% ngân sách Nhà nước cấp cho cơ sở y tế. Hơn nữa, kinh phí đầu tư xây mới, cải tạo B V còn hạn chế, nên tiến độ thực hiện của các BV còn chậm.

Việt Nam là quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên điều này cũng làm nảy sinh nhiều thách thức đối với môi trường, đặc biệt tại những khu đô thị lớn chiếm 24% dân số cả nước. Năm 2010, khu vực này phát sinh khoảng 60% tổng lượng chất thải của cả nước. Lượng rác thải này đang trở thành mối nguy hại lớn của xã hội (Bảng 1.7).

Bảng 1.7. Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009 - 2010

Loại đô thị Tỉnh/Thành phố Lượng CTR y tế (tấn/năm) Tỉnh có đô thị loại I Đắk Lắk 276,3 Khánh Hòa 365 Lâm Đồng 209,3 Nam Định 488 Nghệ An 187,6 Tỉnh có đô thị loại II An Giang 320,1 Cà Mau 159,6 Đồng Nai 430,8 Phú Thọ 126,54 Tỉnh có đô thị loại III Bạc Liêu 134,8 Bình Dương 1.241 Điện Biên 79,1 Hà Giang 405 Hà Nam 967 Hậu Giang 634,8 (*) Kiên Giang 642,4 Long An 369 Quảng Nam 602,25 Quảng Trị 272,116 Sóc Trăng 266,7 Sơn La 175 TràVinh 400 (**) Vĩnh Long 340,26 Yên Bái 108,542

Đô thị loại đặc biệt

HàNội ~5000

Tp. Hồ Chí Minh 2800(**)

(Nguồn: Cục Y tế)

Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010, tổng lượng CTR y tế trong toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ngày, trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày. CTR y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.

Hình 1.2. Mức độ phát sinh CTNH y tế theo các vùng kinh tế

Trong CTR y tế, thành phần đáng quan tâm nhất là dạng CTNH, do nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh và hóa chất độc cho con người. Lượng CTNH y tế phát sinh không đồng đều tại các địa phương, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Xét theo 7 vùng kinh tế trong cả nước (trong đó vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc Bắc Bộ được gộp chung vào 1 vùng), vùng Đông Nam Bộ phát sinh lượng thải nguy hại lớn nhất trong cả nước (32%), với tổng lượng thải là 10.502,8 tấn/năm, tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 21%). Các tỉnh có mức thải CTNH lớn (> 500 tấn/năm) tính trong cả nước theo thứ tự như sau: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, An Giang, Cần Thơ, Nghệ An, Phú Thọ, Hải Phòng, Long An.

Lượng CTNH y tế phát sinh khác nhau giữa các loại cơ sở y tế khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các thành phố lớn có tỷ lệ phát sinh CTNH y tế cao nhất. Tính trong 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, tổng lượng CTNH y tế cần được xử lý trong 1 ngày là 5.122 kg, chiếm 16,2% tổng lượng CTR y tế. Trong đó, lượng CTNH y tế tính trung bình theo giường bệnh là 0,25 kg/giường/ngày. Chỉ có 4 bệnh viện có chất thải phóng xạ là bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện K. Các phương pháp xử lý đặc biệt đối với CTNH y tế đắt hơn rất nhiều so với các CTR sinh hoạt, do vậy đòi hỏi việc phân loại chất thải phải đạt hiệu quả và chính xác (Bảng 1.8).

Bảng 1.8. Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các loại cơ sở y tế khác nhau

(ĐVT: kg/giường bệnh/ngày)

Loại bệnh viện Năm 2005 Năm 2010

Bệnh viện Đa khoa TW 0,35 0,42

Bệnh viện chuyên khoa TW 0,23 - 0,29 0,28 - 0,35

Bệnh viện Đa khoa tỉnh 0,29 0,35

Bệnh viện chuyên khoa tỉnh 0,17 - 0,29 0,21 - 0,35

Bệnh viện huyện, ngành 0,17 - 0,22 0,21 - 0,28

(Nguồn: Cục Y tế)

Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế đã có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở y tế thực hiện đúng theo quy chế quản lý chất thải y tế. Nhiều bệnh viện đã xây dựng khu lưu giữ chất thải tập trung tại bệnh viện.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các ban, ngành trong việc cấp kinh phí đầu tư trang bị phương tiện cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại còn hạn chế và chưa đồng bộ.

Năm 2010, cả nước hiện có 1.087 bệnh viện (trong đó 1.023 bệnh viện Nhà Nước, 64 bệnh viện tư nhân) với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Ngoài ra còn có hơn 10.000 trạm y tế xã, hàng chục ngàn phòng khám tư nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất dược phẩm, sinh phẩm y tế. Ước tính mỗi ngày cả nước thải ra 500 tấn rác thải y tế.

Năm 2010, đã phát hiện nhiều hiện tượng đưa CTR y tế ra ngoài bán, tái chế trái phép thành các vật dụng thường ngày. Việc tái sử dụng các găng tay cao su, các vật liệu nhựa đã và đang tạo ra nhiều rủi ro cho những người trực tiếp tham gia như các nhân viên thu gom, những người thu mua và những người tái chế phế liệu. Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cho phép tái chế và tái sử dụng một số chất thải y tế thông thường theo quy trình kiểm soát các vật liệu nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phải xử lý, tiết kiệm nguyên liệu [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)