Đánh giá công tác phân loại rác thải tại các bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 74 - 77)

TT Nội dung

đánh giá Bệnh viện Đa Bệnh viện C Bệnh viện Lao và bệnh Phổi

1 Sử dụng mã

màu sắc

Thiếu mã màu trắng cho chất

thải tái chế Thực hiện tốt

Chỉ có 2 mã màu: xanh và đen. Các loại khác để lẫn nhau

2 Kiểu túi đựng chất thải

Sử dụng túi nilong thông thường, bên ngoài túi đựng không có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”

Việc ghi biểu tượng cảnh báo và hướng dẫn còn chưa tốt

Sử dụng túi nilong thông thường , bên ngoài túi đựng không có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”

3 Hộp đựng chất thải sắc nhọn

Hộp đựng có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.

Không có khả năng chống thấm. Một số không ghi dòng cảnh báo.

Hộp đựng có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.

Không có khả năng chống thấm. Một số không ghi dòng cảnh báo.

Hộp đựng có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.

Không có khả năng chống thấm. Một số không ghi dòng cảnh báo.

4 Thùng đựng

chất thải

Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa, không làm bằng nhựa PVC, có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên thùng đựng chất thải chưa đúng màu sắc, chất lượng thùng chưa đạt yêu cầu.

Túi đựng không có chữ “Không được đựng quá vạch này” và không tuân thủ hệ thống màu

Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa, không làm bằng nhựa PVC, có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên thùng đựng chất thải chưa đúng màu sắc, chất lượng thùng chưa đạt yêu cầu.

TT Nội dung

đánh giá Bệnh viện Đa Bệnh viện C Bệnh viện Lao và bệnh Phổi

5 Biểu tượng chỉ loại chất thải

Việc ghi biểu tượng ở các thùng đựng chất thải còn nhiều hạn chế

Việc ghi biểu tượng ở các thùng đựng chất thải còn nhiều hạn chế

Việc ghi biểu tượng ở các thùng đựng chất thải còn nhiều hạn chế 6 Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải Mỗi khoa, phòng có đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế. Tuy nhiên hướng dẫn cách phân loại, thu gom chất thải chưa cụ thể còn mang tính hình thức.

Thực hiện tốt

Mỗi khoa, phòng có đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế. Tuy nhiên hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải chưa cụ thể còn mang tính hình thức.

7 Phân loại rác tại nơi phát sinh

Chỉ phân loại tại các nơi có chất

thải nguy hại Thực hiện tốt

Thực hiện tương đối tốt tuy nhiên không thường xuyên

8 Số lượng thùng rác đặt tại các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải Số lượng thùng rác/tổng diện tích là 40-50 Số lượng thùng rác/tổng diện tích là 40-50 Số lượng thùng rác/tổng diện tích là 40-50 9 Tần suất thu gom

Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên bệnh viện ít nhất 01 lần/ngày

Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên bệnh viện ít nhất 01 lần/ngày

Phụ thuộc nhiều vào đơn vị hợp đồng tiêu hủy

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, trong 03 bệnh viện tiến hành nghiên cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Lao và bệnh phổi):

- Công tác tuân thủ của bệnh viện Đa khoa tỉnh tốt hơn bệnh viện Mắt và bệnh viện Lao và bệnh Phổi. Có 9 nội dung đánh giá công tác phân loại rác thải tại bệnh viện thì bệnh viện Đa khoa tỉnh có 4/9 tiêu chí được đánh giá là thực hiện tốt. Nguyên nhân của vấn đề này là do nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý chất thải, do công tác tuyên truyền, do trình độ nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường,… Công tác thu gom, phân loại và vận chuyển rác thải phát sinh từ các khoa, phòng đến nơi lưu trữ gồm có 13 người. Tại đây, chất thải được phân loại thành chất thải lây nhiễm chứa trong bao bì màu vàng, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ chứa trong bao bì màu đen, chất thải thông thường và rác sinh hoạt chứa trong bao bì màu xanh, chất thải tái chế chứa trong bao bì màu trắng. Việc thu gom và phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện hàng ngày.

- Tại bệnh viện Mắt: Trong các nội dung đánh giá công tác phân loại rác thải ở bệnh viện thì hầu như nội dung nào cũng phải bổ sung. Cụ thể như:

+ Quy định thêm về việc sử dụng mã màu sắc. + Kiểu túi đựng chất thải.

+ Thay đổi lại hộp đựng chất thải sắc nhọn.

+ Cần phải thực hiện đủ các yêu cầu về thùng đựng chất thải và phải có biểu tượng chỉ loại chất thải rõ ràng.

+ Trang bị thêm số lượng thùng rác phù hợp với diện tích mặt bằng bệnh viện.

- Tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi: Cũng tương tự như công tác phân loại rác thải tại bệnh viện Mắt, tất cả các hạng mục đều phải bổ sung và thực hiện tốt hơn. Cần nâng cao hơn nữa sự quan tâm của các khoa, các phòng ban, đặc biệt là tổ vệ sinh môi trường để thực hiện các công tác thu gom, phân loại được tốt hơn.

Đánh giá công tác phân loại và thu gom rác thải y tế tại 3 bệnh viện được tiến hành qua điều tra thực tế và qua phỏng vấn các y bác sỹ, cán bộ quản lý chất thải bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 74 - 77)