Khối lượng CTRYT của các bệnh viện tuyến tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 70)

Qua bảng 3.9 và hình 3.7 ta nhận thấy:

- Chất thải y tế thông thường: Trong giai đoạn 2016 - 2018, bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ có khối lượng CTRYT thông thường cao nhất. Nguyên nhân là do quy mô của bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ lớn nhất với tổng số giường bệnh

thực kê là 1800 giường bệnh, hiện nay bệnh viện cũng đang ngày càng khẳng định uy tín trong lĩnh vực khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cũng là đơn vị có khối lượng chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm nhiều nhất trong số 3 đơn vị bệnh viện tuyến tỉnh. Nguyên nhân cũng do tại thành phố Việt Trì chỉ có 1 bệnh viện tuyến tỉnh nên tất cả các hoạt động khám chữa bệnh của người dân trong khu vực đều tập trung tại bệnh viện này rất đông. Bệnh nhân không chỉ là người dân sống ở khu vực thành phố Việt Trì mà còn có cả người dân tại các xã, thị trấn lân cận thuộc thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, huyện Phù Ninh, huyện Ba Vì- Thành phố Hà Nội, huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó, lượng chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm tại đây là cao nhất.

3.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế tại các bệnh viện

Chất thải rắn y tế phát sinh chủ yếu từ các hoạt động khám chữa bệnh (phòng mổ, phòng tiêm, phòng cấp cứu, phòng bệnh nhân…) và hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân và nhân viên (Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Nguồn thải từ hoạt động khám chữa bệnh

Nguồn thải Loại thải

Khoa điều trị Gạc, bông dính máu, mủ tự hoại, tổ chức hoại tử đã cắt

lọc, bơm kim tiêm, ống thuốc, thuốc thừa.

Phòng mổ Bông nhiễm khuẩn, mủ, tổ chức hoại tử, các phần cắt bỏ

của cơ thể, thuốc, kim tiêm, bơm tiêm.

Phòng khám Bệnh phẩm, mủ, các tổ chức hoại tử, bông băng, gạc,

dụng cụ, quần áo nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm huyết học Chai lọ hoá chất, kim tiêm đã qua sử dụng. Xét nghiệm vi sinh, hoá

sinh Bệnh phẩm, phân, chai lọ đựng hoá chất.

Chất thải thông thường Giấy, báo, bìa cát tông, lá cây Chất thải rắn sinh hoạt Thức ăn thừa, túi nilon...

(Nguồn: Số liệu tổng hợp điều tra thực tế tại các cơ sở)

hàng ngày đều có y bác sỹ, cán bộ ở lại trực cơ quan. Sinh hoạt của họ sẽ làm phát sinh một lượng chất thải sinh hoạt tương tự như khi họ về sinh hoạt tại gia đình. Các y, bác sỹ và cán bộ, công nhân viên khác không nội trú tại cơ quan, thì hoạt động hàng ngày của họ tại đây cũng làm phát sinh một lượng CTR sinh hoạt, nhưng tải lượng phát sinh trung bình sẽ ít hơn.

Các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện, nhất là các bệnh nhân điều trị nội trú và người nhà của họ sẽ làm phát sinh một lượng CTR sinh hoạt tương đối lớn, vì mọi hoạt động sinh hoạt của các bệnh nhân nội trú thường diễn ra tại bệnh viện. Người nhà đưa bệnh nhân đến khám chữa bệnh hoặc đến thăm nom, chăm sóc bệnh nhân cũng đồng thời thải ra bệnh viện một lượng CTR sinh hoạt.

Hoạt động văn phòng của phòng hành chính, các phòng chức năng trong các cơ sở y tế làm phát sinh một lượng CTR sinh hoạt tương tự như các văn phòng, cơ quan, công sở khác.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Mắt có căng tin trong khuôn viên bệnh viện, hoạt động ăn uống, mua bán trao đổi hàng hóa của bệnh nhân và người nhà tại các căng tin này cũng làm phát sinh một lượng lớn CTR sinh hoạt.

Ngoài ra còn có một lượng nhỏ chất thải ngoại cảnh như bùn, đất đá, cành, lá cây… phát sinh trong quá trình quét dọn, làm vệ sinh khuôn viên cơ sở, cắt tỉa cây xanh.

Tất cả các cơ sở hành nghề y trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, từ cơ sở tuyến tỉnh đến tuyến huyện, tuyến xã và các cơ sở hành nghề y tư nhân trong quá trình hoạt động chuyên môn của mình sẽ thải ra một lượng CTR y tế. Nguồn phát sinh CTR y tế khác nhau tùy theo đặc thù công việc của từng loại hình cơ sở y tế.

3.2.3. Thành phần chất thải rắn y tế tại các bệnh viện

Qua quá trình điều tra khảo sát thực tế, thành phần CTYT tại 03 bệnh viện trên bao gồm các loại sau :

- Các chất nhiễm khuẩn bao gồm : những vật liệu thấm máu, thấm dịch và các chất bài tiết của người bệnh như băng gạc, bông băng, găng tay, áo choàng, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi dung dịch dẫn lưu.

- Tất cả các vật sắc nhọn bao gồm: bơm kim tiêm, kim tiêm, lưỡi dao cán mổ, cưa, các mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây vết cắt, chọc thủng, cho dù chúng có bị nhiễm khuẩn hay không.

- Các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, phát sinh từ các phòng thí nghiệm vao gồm : găng tay, lam kính, ống ngiệm, bệnh phẩm sau khi sinh thiết, xét nghiệm, nuôi cấy, túi PE đựng máu...

- Chất thải dược phẩm bao gồm : dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng, thuốc gây độc tế bào. - Các mô và cơ quan của người, động vật, bao gồm tất cả các mô cơ thể ( cho dù có bị nhiễm khuẩn hay không), các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai.

- Các chất hóa học nguy hại, các chất hóa học hỗn hợp ( các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ, các dung dịch làm vệ sinh).

- Bình chứa khí nén có áp suất : nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất như bình đựng O2, CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần... Đa số các bình chứa khí nén này thường dễ nổ, dễ cháy, nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng cách.

- Các chất thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, cán bộ y tế tại bệnh viện: giấy vụn, vỏ đồ hộp, túi nilong, thức ăn thừa, rau cỏ, trái cây,... Chất thải từ hoạt động chung tại bệnh viện như lá cây, giấy loại...

3.2.4. Công tác phân loại và thu gom CTRYT

Qua tìm hiểu thực tế, tại các bệnh viện trên địa bàn, công tác phân loại chất thải riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định chỉ đạt khoảng 60% so với quy định đề ra: Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế tại bệnh viện có sử dụng màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm; Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm; Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường. Các tiêu chí được đánh giá là quan trọng thì cũng tuân thủ, song mức độ tuân thủ cũng chỉ ở mức vừa phải. Cụ thể ở bảng 3.11 sau:

Bảng 3.11. Đánh giá công tác phân loại rác thải tại các bệnh viện

TT Nội dung

đánh giá Bệnh viện Đa Bệnh viện C Bệnh viện Lao và bệnh Phổi

1 Sử dụng mã

màu sắc

Thiếu mã màu trắng cho chất

thải tái chế Thực hiện tốt

Chỉ có 2 mã màu: xanh và đen. Các loại khác để lẫn nhau

2 Kiểu túi đựng chất thải

Sử dụng túi nilong thông thường, bên ngoài túi đựng không có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”

Việc ghi biểu tượng cảnh báo và hướng dẫn còn chưa tốt

Sử dụng túi nilong thông thường , bên ngoài túi đựng không có dòng chữ “Không được đựng quá vạch này”

3 Hộp đựng chất thải sắc nhọn

Hộp đựng có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.

Không có khả năng chống thấm. Một số không ghi dòng cảnh báo.

Hộp đựng có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.

Không có khả năng chống thấm. Một số không ghi dòng cảnh báo.

Hộp đựng có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.

Không có khả năng chống thấm. Một số không ghi dòng cảnh báo.

4 Thùng đựng

chất thải

Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa, không làm bằng nhựa PVC, có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên thùng đựng chất thải chưa đúng màu sắc, chất lượng thùng chưa đạt yêu cầu.

Túi đựng không có chữ “Không được đựng quá vạch này” và không tuân thủ hệ thống màu

Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa, không làm bằng nhựa PVC, có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên thùng đựng chất thải chưa đúng màu sắc, chất lượng thùng chưa đạt yêu cầu.

TT Nội dung

đánh giá Bệnh viện Đa Bệnh viện C Bệnh viện Lao và bệnh Phổi

5 Biểu tượng chỉ loại chất thải

Việc ghi biểu tượng ở các thùng đựng chất thải còn nhiều hạn chế

Việc ghi biểu tượng ở các thùng đựng chất thải còn nhiều hạn chế

Việc ghi biểu tượng ở các thùng đựng chất thải còn nhiều hạn chế 6 Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải Mỗi khoa, phòng có đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế. Tuy nhiên hướng dẫn cách phân loại, thu gom chất thải chưa cụ thể còn mang tính hình thức.

Thực hiện tốt

Mỗi khoa, phòng có đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế. Tuy nhiên hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải chưa cụ thể còn mang tính hình thức.

7 Phân loại rác tại nơi phát sinh

Chỉ phân loại tại các nơi có chất

thải nguy hại Thực hiện tốt

Thực hiện tương đối tốt tuy nhiên không thường xuyên

8 Số lượng thùng rác đặt tại các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải Số lượng thùng rác/tổng diện tích là 40-50 Số lượng thùng rác/tổng diện tích là 40-50 Số lượng thùng rác/tổng diện tích là 40-50 9 Tần suất thu gom

Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên bệnh viện ít nhất 01 lần/ngày

Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên bệnh viện ít nhất 01 lần/ngày

Phụ thuộc nhiều vào đơn vị hợp đồng tiêu hủy

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, trong 03 bệnh viện tiến hành nghiên cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Lao và bệnh phổi):

- Công tác tuân thủ của bệnh viện Đa khoa tỉnh tốt hơn bệnh viện Mắt và bệnh viện Lao và bệnh Phổi. Có 9 nội dung đánh giá công tác phân loại rác thải tại bệnh viện thì bệnh viện Đa khoa tỉnh có 4/9 tiêu chí được đánh giá là thực hiện tốt. Nguyên nhân của vấn đề này là do nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý chất thải, do công tác tuyên truyền, do trình độ nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường,… Công tác thu gom, phân loại và vận chuyển rác thải phát sinh từ các khoa, phòng đến nơi lưu trữ gồm có 13 người. Tại đây, chất thải được phân loại thành chất thải lây nhiễm chứa trong bao bì màu vàng, chất thải hóa học và chất thải phóng xạ chứa trong bao bì màu đen, chất thải thông thường và rác sinh hoạt chứa trong bao bì màu xanh, chất thải tái chế chứa trong bao bì màu trắng. Việc thu gom và phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện hàng ngày.

- Tại bệnh viện Mắt: Trong các nội dung đánh giá công tác phân loại rác thải ở bệnh viện thì hầu như nội dung nào cũng phải bổ sung. Cụ thể như:

+ Quy định thêm về việc sử dụng mã màu sắc. + Kiểu túi đựng chất thải.

+ Thay đổi lại hộp đựng chất thải sắc nhọn.

+ Cần phải thực hiện đủ các yêu cầu về thùng đựng chất thải và phải có biểu tượng chỉ loại chất thải rõ ràng.

+ Trang bị thêm số lượng thùng rác phù hợp với diện tích mặt bằng bệnh viện.

- Tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi: Cũng tương tự như công tác phân loại rác thải tại bệnh viện Mắt, tất cả các hạng mục đều phải bổ sung và thực hiện tốt hơn. Cần nâng cao hơn nữa sự quan tâm của các khoa, các phòng ban, đặc biệt là tổ vệ sinh môi trường để thực hiện các công tác thu gom, phân loại được tốt hơn.

Đánh giá công tác phân loại và thu gom rác thải y tế tại 3 bệnh viện được tiến hành qua điều tra thực tế và qua phỏng vấn các y bác sỹ, cán bộ quản lý chất thải bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

Bảng 3.12. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Mắt

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm

1 Phân loại rác tại nơi

phát sinh 5 4

Tất cả các khoa. Nhưng đôi khi, còn để lẫn bơm kim tiêm với chất thải lây nhiễm khác hoặc để lẫn chất thải sinh hoạt với chất thải y tế nguy hại.

2

Vật sắc nhọn được đựng trong những hộp quy chuẩn

5 3 3 khoa thực hiện; các khoa

khác sử dụng chai nhựa

3

Chất thải được đựng trong các bao bì theo mã mầu quy định

5 4

Đã phân loại rác theo mã màu quy định. Nhưng đôi khi còn để sai mã màu (bỏ chất thải GPB vào túi, thùng màu đen).

4

Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế

5 4

- Đặt thùng rác sinh hoạt tại các khoa

- Có thùng đựng rác chuyên dụng tại vị trí trung chuyển.

5 Tần suất thu gom ngày 1 lần 5 4

6 Túi đựng rác có buộc miệng 5 3

Có buộc miệng nhưng không kín và túi bị rách, làm chảy nước ra ngoài.

7

Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải 5 4 8 Vệ sinh thùng đựng chất thải hàng ngày 5 3 9 Có túi sạch thay thế 5 5 10 Đổ rác đầy tràn các

thùng, xe 5 1 Thường xuyên đầy tràn

Tại bệnh viện Mắt, CTYT đã được phân loại ngay tại nơi phát sinh là các khoa, các phòng khám, các phòng điều trị. Tuy nhiên, đôi lúc còn bị nhầm lẫn giữa các chất thải với nhau (lẫn kim tiêm vào các chất thải khác). Trang thiết bị phục vụ cho công tác phân loại tại nơi phát sinh còn nhiều thiếu thốn, có khoa đã có hộp tiêu chuẩn riêng cho những chất thải đặc biệt (như chất thải sắc nhọn) nhưng có những khoa lại không có hộp tiêu chuẩn. Đây cũng là một trong những thiếu sót của bệnh viện Mắt. Bên cạnh đó, bệnh viện đã có nhiều cố gắng trong việc phân loại bao bì đựng chất thải, tần suất thu gom hàng ngày được duy trì, có thùng rác đặt tại những nơi công cộng, giúp cho người dân đến khám chữa bệnh và người nhà bệnh nhân không vứt rác bừa bãi.

Bảng 3.13. Thực trạng thu gom, phân loại CTRYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm

1 Phân loại rác tại nơi phát sinh 5 5 2 Vật sắc nhọn được đựng trong

những hộp quy chuẩn 5 5

3 Chất thải được đựng trong các

bao bì theo mã mầu quy định 5 5

4

Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế

5 4 - Đa số đã có đầy đủ

5 Tần suất thu gom ngày 1 lần 5 5

6 Túi đựng rác có buộc miệng 5 4 - Một số túi không được

buộc miệng túi, chiếm số ít 7 Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải

tại nơi đặt thùng đựng chất thải 5 3

- Tại một vài nơi chưa có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải hoặc đã cũ, mờ, khó nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 70)