Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 77 - 78)

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm

1 Phân loại rác tại nơi

phát sinh 5 4

Tất cả các khoa. Nhưng đôi khi, còn để lẫn bơm kim tiêm với chất thải lây nhiễm khác hoặc để lẫn chất thải sinh hoạt với chất thải y tế nguy hại.

2

Vật sắc nhọn được đựng trong những hộp quy chuẩn

5 3 3 khoa thực hiện; các khoa

khác sử dụng chai nhựa

3

Chất thải được đựng trong các bao bì theo mã mầu quy định

5 4

Đã phân loại rác theo mã màu quy định. Nhưng đôi khi còn để sai mã màu (bỏ chất thải GPB vào túi, thùng màu đen).

4

Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế

5 4

- Đặt thùng rác sinh hoạt tại các khoa

- Có thùng đựng rác chuyên dụng tại vị trí trung chuyển.

5 Tần suất thu gom ngày 1 lần 5 4

6 Túi đựng rác có buộc miệng 5 3

Có buộc miệng nhưng không kín và túi bị rách, làm chảy nước ra ngoài.

7

Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải 5 4 8 Vệ sinh thùng đựng chất thải hàng ngày 5 3 9 Có túi sạch thay thế 5 5 10 Đổ rác đầy tràn các

thùng, xe 5 1 Thường xuyên đầy tràn

Tại bệnh viện Mắt, CTYT đã được phân loại ngay tại nơi phát sinh là các khoa, các phòng khám, các phòng điều trị. Tuy nhiên, đôi lúc còn bị nhầm lẫn giữa các chất thải với nhau (lẫn kim tiêm vào các chất thải khác). Trang thiết bị phục vụ cho công tác phân loại tại nơi phát sinh còn nhiều thiếu thốn, có khoa đã có hộp tiêu chuẩn riêng cho những chất thải đặc biệt (như chất thải sắc nhọn) nhưng có những khoa lại không có hộp tiêu chuẩn. Đây cũng là một trong những thiếu sót của bệnh viện Mắt. Bên cạnh đó, bệnh viện đã có nhiều cố gắng trong việc phân loại bao bì đựng chất thải, tần suất thu gom hàng ngày được duy trì, có thùng rác đặt tại những nơi công cộng, giúp cho người dân đến khám chữa bệnh và người nhà bệnh nhân không vứt rác bừa bãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)