Thực trạng thu gom, phân loại CTRYT tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 79 - 83)

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm

1 Phân loại rác tại nơi phát

sinh 5 2

Tất cả các khoa. Nhưng đôi khi, còn để lẫn bơm kim tiêm với chất thải lây nhiễm khác hoặc để lẫn chất thải sinh hoạt với chất thải y tế nguy hại.

2 Vật sắc nhọn được đựng

trong những hộp quy chuẩn 5 2

3 khoa thực hiện; các khoa khác sử dụng chai nhựa

3

Chất thải được đựng trong các bao bì theo mã mầu quy định

5 2

Đã phân loại rác theo mã màu quy định. Nhưng đôi khi còn để sai mã màu (bỏ chất thải GPB vào túi, thùng màu đen).

4

Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải y tế

5 4

- Đặt thùng rác sinh hoạt tại các khoa - Có thùng đựng rác chuyên dụng tại vị trí trung chuyển.

5 Tần suất thu gom ngày 1 lần 5 4

6 Túi đựng rác có buộc miệng 5 1 Có buộc miệng nhưng không kín và túi bị rách, làm chảy nước ra ngoài. 7

Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải

5 2

8 Vệ sinh thùng đựng chất thải

hàng ngày 5 0 Vệ sinh tuần 1 lần

9 Có túi sạch thay thế 5 2

10 Đổ rác đầy tràn các thùng, xe 5 1 Thường xuyên đầy tràn

Công tác phân loại rác thải đã được thực hiện ngay tại các khoa của bệnh viện Lao và bện Phổi. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng bơm kim tiêm để lẫn với chất thải lây nhiễm khác hoặc để lẫn chất thải sinh hoạt với chất thải y tế nguy hại. Công tác phân loại rác thải không được thực hiện một cách thường xuyên. Công tác thu gom rác thải còn nhiều vấn đề bất cập. Hiện tượng rác đầy tràn các thùng, xe diễn ra thương xuyên. Môi trường không khí tại khu vực bị ảnh hưởng (mùi hôi thối, ruồi muỗi, nước rỉ rác,...).

Từ các kết quả đánh giá của các bệnh viện cho thấy trước hết các bệnh viện đã thực hiện phân loại CTYT tại chỗ. Cụ thể là đã phân CTYT thành các nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải thông thường, chất thải hoá học nguy hại, chất thải phóng xạ. Đã tách riêng chất thải tái chế ra khỏi chất thải thông thường, tách riêng chất thải y tế sắc nhọn ra khỏi chất thải lây nhiễm. Việc thu gom rác ở bệnh viện được thực hiện 1 lần mỗi ngày. Như vậy bệnh viện đã thực hiện thu gom chất thải y tế hàng ngày theo quy định.

Tuy nhiên, để quản lý chất thải y tế đúng cách không phải chỉ là thực hiện phân loại tại chỗ mà điều quan trọng là phải phân loại đúng theo nhóm chất thải và theo mã màu bao bì dụng cụ chứa chất thải để có biện pháp quản lý phù hợp. Ở cả 03 bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, CTYT cũng đã được phân loại theo mã màu, nhưng khi khảo sát còn xảy ra việc phân loại sai quy định, để lẫn chất thải sinh hoạt với CTYT nguy hại; dùng túi màu đen để đựng chất thải giải phẫu, sử dụng các hộp đựng vật sắc nhọn không đảm bảo, không vệ sinh thùng đựng theo quy định là những thiếu sót nặng. Đánh giá kết quả thực hiện phân loại chất thải tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đạt ở mức tốt, Bệnh viện Mắt đạt mức khá và Bệnh viện Lao và bệnh Phổi đạt mức trung bình dựa vào tỷ lệ điểm đạt/tổng điểm quy chuẩn theo thang điểm định sẵn.

3.2.5. Công tác xử lý chất thải

Các bệnh viện đều hợp đồng với vận chuyển và xử lý rác thải y tế thông thường đi chôn lấp tại khu xử lý tập trung của địa phương. Đối với chất thải y tế sinh hoạt của Bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện Mắt được ký hợp động với Công ty Cổ phần Đô thị thành phố Việt Trì, bệnh viện Lao và bệnh Phổi ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Đô thị thị xã Phú Thọ. Các nhân viên vệ sinh của Công ty sẽ đi thu gom rác tại các cơ sở này hàng ngày. Rác thải sinh hoạt từ cơ sở y tế này sẽ

được chôn lấp chung cùng các nguồn rác thải sinh hoạt khác. Đối với chất thải được phép tái chế các bệnh viện đều ký hợp đồng với Công ty Phan Công Chiến.

Trong 03 bệnh viện tuyến tỉnh nghiên cứu, có 02 bệnh viện có lò đốt CTR y tế nguy hại.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ xử lý chất thải nguy hại bằng lò đốt CP100 với công suất thực tế 30kg/h. Đây là loại lò đốt nhập ngoại sử dụng công nghệ đốt gồm hai buồng đốt sơ cấp và thứ cấp, có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

Chất thải y tế nguy hại của bệnh viện được phân loại, thu gom và vận chuyển đến khu vực xử lý, tại đây chất thải được đưa vào lò đốt theo mẻ. Để quá trình đốt triệt để lò đốt có cấu tạo gồm 2 buồng đốt: buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp có điều chỉnh lượng khí cấp vào. Tại buồng sơ cấp chất thải được đốt với một lượng không khí hạn chế ở nhiệt độ 700 - 800 0C, sau đó sang buồng đốt thứ cấp, không khí được cấp vào nhiều hơn để hoàn thiện khâu oxy hóa hoàn toàn rác ở nhiệt độ 1.050 - 1.100 0C nhằm giảm tối đa khả năng phát sinh các khí độc hại như dioxin và furan, đồng thời với nhiệt độ này tốc độ phát sinh NOx cũng ở mức thấp. Đối với xử lý chất thải y tế bằng phương pháp đốt, việc không chế nhiệt độ đốt là yếu tố rất quan trọng để kiểm soát việc phát sinh các loại khí thải độc hại từ khói lò nhưng trên thực tế việc kiểm soát nhiệt độ lò đốt chưa được chặt chẽ và giám sát khí Dioxin/Furan không được thực hiện đã và đang là nguyên nhân hạn chế của công nghệ xử lý chất thải y tế bằng lò đốt

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi: được trang bị lò đốt 2 buồng với công suất 15kg/h, đạt tiêu chuẩn và đảm bảo xử lý hợp vệ sinh lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh. Tuy nhiên tại đây cũng gặp phải một số khó khăn trong vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng lò đốt. Trong đó lượng chất thải phát sinh của bệnh viện là 11.42 kg/ngày với công suất lò đốt lớn hơn so với thực tế lượng chất thải phát sinh nên hiệu quả xử lý tương đối tốt.

3.2.6. Công tác vận chuyển, lưu trữ

Công tác vận chuyển, lưu giữ CTYT tại các bệnh viện được thực hiện như sau (Bảng 3.15).

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện được đánh giá cao trong các công tác liên quan đến vấn đề môi trường và công tác quản lý CTYT trong tỉnh. Thực tế cho thấy, bệnh viện đã thực hiện vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế theo quy định. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong công tác vận chuyển và lưu trữ CTYT tại bệnh viện Đa khoa tỉnh như: cần bố trí đường vận chuyển rác thải riêng, lò đốt không được bảo dưỡng thường xuyên, có các thùng chuyên dụng đựng chất thải gây mùi hôi thối ra môi trường. Tỷ lệ điểm đạt mức khá 76,36%.

Bảng 3.15. Thực trạng vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

TT Nội dung đánh giá

Mức đánh giá Nhận xét Thang điểm Chấm điểm

1 Vận chuyển chất thải bằng xe đẩy

chuyên dụng 5 5

2 Vận chuyển theo giờ quy định 5 5

3 Có đường vận chuyển riêng chất

thải y tế 5 0

Chưa bố trí đường vận chuyển rác thải riêng.

4

Rơi vãi nước thải, rác thải, phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển

5 4

5 Có hợp đồng vận chuyển rác ra

ngoài với đơn vị có pháp nhân 5 5

Hợp đồng với Công ty TNHH MT Phú Hà

6 Chất thải y tế xử lý đúng quy định 5 3 Lò đốt không được bảo dưỡng thường xuyên

7 Lưu giữ riêng chất thải y tế 5 5

8 Thời gian lưu giữ chất thải < 48h 5 5

9 Có nhà lạnh lưu giữ chất thải 5 0

Không có nhà lạnh, hoặc các thùng chuyên dụng đựng chất thải gây mùi hôi thối ra môi trường

10 Có sổ theo dõi chất thải hàng ngày 5 5 11 Có sổ chứng từ chất thải nguy hại

và chất thải thông thường 5 5

Tổng điểm 55 42 76,36%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 79 - 83)