Lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 57 - 62)

(ĐVT: tấn/năm)

TT Cơ sở y tế

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chất thải lây nhiễm CTNH không lây nhiễm CTYT thông thường Chất thải lây nhiễm CTNH không lây nhiễm CTYT thông thường Chất thải lây nhiễm CTNH không lây nhiễm CTYT thông thường 1 Cơ sở khám chữa bệnh 275 2,92 829 300,5 4,32 1041,5 314,7 7,2 1248,8 1.1

Bệnh viện công lập: BV; TTYT 2

chức năng và BV ngành 252,2 1,7 788,2 274,6 3,1 932,7 270,9 4,8 1134,9

1.2 Bệnh viện ngoài công lập 13,6 0 36,5 16,7 0 104,5 31,4 0,4 107,5

1.3 Trạm y tế 7,7 0,5 1,61 7,7 0,5 1,61 9,7 0,6 1,7

1.4

Cơ sở khám, chữa bệnh khác

(Tư nhân) 1,5 0,72 2,7 1,5 0,72 2,7 2,7 1,4 4,7

2 Cơ sở dự phòng 0,07 0 170 0,07 0 170 0,08 0 180

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Y tế (2018) về tình hình quản lý chất thải y tế của tỉnh Phú Thọ, khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các cơ sở y tế trong toàn tỉnh như sau:

- Cơ sở khám, chữa bệnh là các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện ngành, trung tâm y tế hai chức năng: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 1.410,6 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 270,9 tấn/năm; chất thải nguy hại không lây nhiễm là 4,8 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 1.134,9 tấn/năm).

- Bệnh viện ngoài công lập: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 139,3 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 31,4 tấn/năm; chất thải nguy hại không lây nhiễm là 0,4 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 107,5 tấn/năm).

- Cơ sở là các trạm y tế xã, phường, thị trấn: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 12 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 9,7 tấn/năm; chất thải nguy hại không lây nhiễm là 0,6 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 1,7 tấn/năm).

- Các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 8,8 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 2,7 tấn/năm; chất thải nguy hại không lây nhiễm là 1,4 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 4,7 tấn/năm).

- Cơ sở dự phòng: Lượng chất thải rắn phát sinh trong năm là 180,08 tấn/năm (trong đó: chất thải lây nhiễm là 0,084 tấn/năm; chất thải y tế thông thường là 180 tấn/năm).

Lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày là 612 kg/ngày (trong đó: chất thải nguy hại là 102 kg/ngày; chất thải thông thường là 510 kg/ngày).

Như vậy, toàn tỉnh Phú Thọ có tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 1.750,78 tấn/năm (tương đương 4,79 tấn/ngày); trong đó, chất thải lây nhiễm là 314,78 tấn/năm (tương đương 0,86 tấn/ngày); chất thải nguy hại không lây nhiễm là 7,2 tấn/năm (tương đương 0,02 tấn/ngày); chất thải y tế thông thường là 1.428,8 tấn/năm (tương đương 3,92 tấn/ngày).

3.1.2. Tình hình thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường

Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước nắm được một cách khái quát tình hình phát sinh và quản lý chất thải của các cơ sở, từ đó đề ra các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường một cách phù hợp,

chặt chẽ nhất. Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế nhìn chung chưa được thực hiện một cách đồng bộ, triệt để. Một số cơ sở thực hiện khá tốt, tuy nhiên tại một số cơ sở các chương trình giám sát chất lượng môi trường, đăng ký chủ nguồn thải,… chưa được thực hiện theo quy định, việc này gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý.

3.1.2.1. Việc lập ĐTM, đề án bảo vệ môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 19 cơ sở cần phải lập báo cáo đánh giá giá động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, trong đó 14 cơ sở bệnh viện đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện y dược cổ truyền và phục hồi chức năng, TTYT huyện Phù Ninh, TTYT huyện Lâm Thao, TTYT huyện Tân Sơn, TTYT huyện Cẩm Khê, bệnh viện xây dựng Việt Trì, Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, TTYT huyện Đoan Hùng, TTYT huyện Hạ Hòa, TTYT huyện Thanh Ba, TTYT huyện Tam Nông; 05 cơ sở đã lập đề án bảo vệ môi trường, bao gồm: TTYT huyện Thanh Thủy, TTYT huyện Thanh Sơn, TTYT huyện Yên Lập, bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viện tâm thần.

Đối với các phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, trung tâm y tế tuyến huyện một chức năng, trung tâm y tế tuyến tỉnh đã thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định

3.1.2.2. Việc lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Về việc thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đầy đủ việc lập hồ sơ đăng ký. Đến nay, 19 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn đã được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, trong đo 10 cơ sở y tế được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH có hạng từ xử lý, gồm có: Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện y dược cổ truyền và phục hồi chức năng, TTYT huyện Phù Ninh, TTYT huyện Lâm Thao, TTYT huyện Tân Sơn, TTYT huyện Cẩm Khê, bệnh viện xây dựng Việt Trì, Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, TTYT huyện Đoan Hùng, TTYT huyện Hạ Hòa, TTYT huyện Thanh Ba, TTYT huyện Tam Nông (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Danh sách các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

STT Tên cơ sở Địa chỉ Mã số CTNH Ngày cấp

1 Bệnh viện đa khoa tỉnh P.Tân Dân, tp Việt Trì 25.000082.Tx 23/01/2014 2 Bệnh viện Mắt P. Nông Trang, tp Việt Trì 25.000376.T 24/6/2019 3 Bệnh viện Lao và

bệnh phổi P.Thanh Vinh, tx Phú Thọ 25.000024.Tx 21/10/2014

4 Bệnh viện Tâm thần P. Cao Bằng, tx Phú Thọ 25.000095.Tx 11/9/2014 5 Bệnh viện y dược cổ truyền và phục hồi chức năng P. Gia Cẩm, tp Việt Trì 25.000023.T 11/3/2019 6 Bệnh viện xây dựng

Việt Trì P. Thọ Sơn, TP Việt Trì 25.000153.T 8/4/2011

7 Bệnh viện đa khoa thị

xã Phú Thọ P. Cao Bằng, tx Phú Thọ 25.000027.T 5/8/2019

8 Trung tâm Y tế huyện

Lâm Thao TT Lâm Thao, H.Lâm Thao 25.000066.T 28/11/2018

9 Trung tâm Y tế huyện

Thanh Thủy TT Thanh Thủy, H.Thanh Thủy 25.000054.Tx 12/3/2019 10 Trung tâm Y tế huyện

Thanh Sơn TT. Thanh Sơn, H.Thanh Sơn 25.000083.T 28/8/2018

11 Trung tâm Y tế huyện

Tân Sơn Xã Tân Phú, H. Tân Sơn 25.000325.T 21/12/2016

12 Trung tâm Y tế huyện

Yên Lập TT Yên Lập, H.Yên Lập 25.000053.Tx 29/10/2012

13 Trung tâm Y tế huyện

Cẩm Khê TT Cầm Khê, H.Cẩm Khê 25.000075.T 21/01/2019

14 Trung tâm Y tế huyện

Hạ Hòa TT Hạ Hòa, H.Hạ Hòa 25.000055.Tx 25/4/2014

15 Trung tâm Y tế huyện

Đoan Hùng TT Đoan Hùng, H.Đoan Hùng 25.000063.T 24/9/2018

16 Trung tâm Y tế huyện

Thanh Ba TT. Thanh Ba, H.Thanh Ba 25.000022.T 20/10/2017

17 Trung tâm Y tế huyện

Phù Ninh Xã Phú Lộc, H.Phù Ninh 25.000039.T 28/11/2018

18 Trung tâm Y tế huyện

Tam Nông Xã Cổ Tiết, H.Tam Nông 25.000028.Tx 6/12/2017

19 Bệnh viện đa khoa

Hùng Vương Xã Chí Đám, H. Đoan Hùng 25.000262.Tx 23/4/2014

3.1.2.3. Việc lập hồ sơ cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại

Nhằm đẩy mạnh phát triển, chuyển giao công nghệ xử lý, tiêu hủy chất thải y tế theo Quyết định số 170/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư dự án xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm bệnh viện đến năm 2015 và tập trung cho toàn tỉnh đến năm 2025 qua đó đảm bảo đến năm 2020, 100% các cơ sở y tế các tuyến thực hiện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Tính đến nay các cụm xử lý chất thải y tế đã được kiểm định và báo cáo đánh giá độc lập các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu quy chuẩn môi trường. Đồng thời, để tăng đảm bảo công tác xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ tiếp tục triển khai mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế tại Xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ do Công ty TNHH Môi trường Phú Hà thực hiện và đầu tư “xây dựng khu xử lý rác thải y tế tập trung bằng công nghệ đốt áp suất âm không khói” tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ của Công ty cổ phần Sara Phú Thọ đầu tư.

3.1.2.4. Việc thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường triệt để

Căn cứ Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1788/QĐ-TTg, ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Có 11/19 bệnh viện (BV ĐK huyện Cẩm khê; Hạ Hòa; Đoan Hùng; Yên Lập; Tân Sơn; Thanh Ba và Tam Nông, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ, bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi) nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến nay 100% bệnh viện đã được chứng nhận hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

3.1.2.5. Việc thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ

Giám sát môi trường định kỳ nhằm phát hiện những vấn đề về môi trường, các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm, các thông số ô nhiễm, nhằm từ đó đưa ra biện pháp giảm thiểu hoặc phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các sự cố môi trường có thể xảy ra. Tuy nhiên cho đến nay, việc giám sát môi trường định kỳ chưa được các

cơ sở y tế quan tâm đúng mức, việc thực hiện giám sát môi trường và gửi báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa thường xuyên (Bảng 3.4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh phú thọ​ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)