NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải rắn y tế bao gồm: Chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải thông thường.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Lao và bệnh phổi.
- Thời gian: Thời gian thực hiện từ tháng 4/2018 - tháng 4/2019.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Thực trạng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế tỉnh Phú Thọ
- Quy mô y tế tỉnh Phú Thọ.
- Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn trong lĩnh vực y tế tại tỉnh Phú Thọ.
- Tình hình thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế từ năm 2016-2018.
2.3.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 03 bệnh viện
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Lao và bệnh phổi. - Tải lượng phát sinh chất thải rắn y tế tại các bệnh viện.
- Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế tại các bệnh viện. - Thành phần và phân loại chất thải rắn y tế tại các bệnh viện. - Công tác thu gom và xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện.
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại khu vực nghiên cứu
- Giải pháp thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu trữ; - Giải pháp giảm thiểu;
- Giải pháp kiểm soát ô nhiễm; - Một số giải pháp khác.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại 03 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Lao và bệnh phổi.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Nhằm thu thập tất cả các tài liệu hiện có liên quan. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ kế thừa những thông tin, số liệu khoa học và công trình nghiên cứu về các bệnh viện đã được công bố một cách có chọn lọc để phục vụ thiết thực cho đề tài.
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
* Điều tra ngoại nghiệp
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa, khảo sát tại hiện trường khu vực các bệnh viện để so sánh, đối chiếu các khu vực khác nhau; kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình phân tích hay tính toán; thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại các khu vực nghiên cứu điển hình.
* Điều tra phỏng vấn
- Với nội dung nghiên cứu đề ra thì cần có bảng hỏi để bổ sung thông tin chi tiết về hiện trạng quản lý CTRYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Lao và bệnh phổi. Qua khảo sát thực tế và những tài liệu, báo cáo về quản lý CTRYT của các đơn vị nghiên cứu khác, luận văn đưa ra phiếu câu hỏi trọng tâm vào các vấn đề:
+ Tổng khối lượng CTRYT nguy hại;
+ Thực hành phân loại thu gom, cách tái chế, xử lý; + Biện pháp đào tạo cán bộ về quản lý CTR tại cơ sở; + Nhận thức về quy chế quản lý CRTYT.
- Phiếu điều tra sẽ dành để phỏng vấn giám đốc bệnh viện, trưởng khoa chống nhiễm khuẩn, hoặc y tá trưởng và cán bộ quản lý lò đốt, phòng hành chính tổng hợp, gồm 12 phiếu điều tra của 3 bệnh viện (trong đó mỗi bệnh viện lấy 01 phiếu: Lãnh đạo Bệnh viện, khoa nhiễm khuẩn, y tá trưởng, cán bộ vận hành lò đốt).
- Phiếu điều tra dành cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân đã nằm viện 2 ngày trở lên nhằm thu thập thông tin đánh giá nhận thức của người dân về vấn đề chất thải y tế, đánh giá công tác quản lý chất thải y tế của Bệnh viện khoảng 65. Tổng số phiếu điều tra là 77 phiếu.
- Cách điều tra: phát phiếu và phỏng vấn trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện Mắt và Bệnh viện Lao và bệnh phổi.
2.4.3. Các phương pháp nội nghiệp
* Phương pháp chuyên gia:
Trao đổi xin ý kiến các cán bộ chuyên môn, quản lý của các đơn vị chức năng có liên quan (phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Y tế…), các Viện, các Trung tâm, các sở ban ngành của tỉnh Phú Thọ có liên quan đến đề tài nghiên cứu v.v.
* Phân tích và xử lý số liệu:
Sử dụng phầm mềm Word và Excel để xử lý thông tin số liệu và được thể hiện dưới các dạng bảng, biểu, sơ đồ, biểu đồ…
Thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu của đề tài.
2.5. Chỉ số nghiên cứu
2.5.1. Các chỉ số về thực trạng quản lý chất thải rắn y tế
- Tổng lượng chất thải rắn y tế/ngày
- Khối lượng chất thải y tế kg/giường bệnh/ngày.
- Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại kg/giường bệnh/ngày. - Tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại/chất thải rắn y tế.
- Sơ đồ hệ thống quản lý CTRYT của bệnh viện.
- Thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải rắn.
2.5.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế
- Nhân viên trực tiếp quản lý chất thải y tế là những người hàng ngày thực hiện công việc thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện.
- Kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế, về quy chế quản lý chất thải y tế theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế, gồm:
+ Kiến thức về phân loại chất thải y tế theo nhóm, mã màu quy định dụng cụ chứa chất thải y tế.
+ Hiểu biết về tác hại của CTYT đối với môi trường, sức khỏe và các đối tượng có nguy cơ dễ bị ảnh hưởng bởi CTYT.
+ Nhận thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân và người nhà về vệ sinh bệnh viện. + Tình hình thương tích của nhân viên y tế do chất thải y tế sắc nhọn gây ra trong quá trình thực hiện quản lý CTYT.
+ Phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, các thùng (túi) đựng chất thải, xe đẩy, nhà lưu giữ chất thải.