Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên
1.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn một số
1.2.2.1. Tình hình lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay
Để tạo cơ sở đề ra các giải pháp về việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, ta đi xem xét một số vần đề cơ bản về tình hình lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay với một số nét cơ bản sau:
- Tỷ lệ lao động nông thôn ở nước ta hiện nay là rất lớn trong tổng nguồn lao động xã hội
Nước ta vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu. Nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong GDP, đặc biệt lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn lực lượng lao động xã hội. Theo Tổng cục thống kê 2013, dân số cả nước là 89.708,9 ngàn người. Trong đó dân số nông thôn là 60.834 ngàn người chiếm 67,81 % tổng dân số cả nước. Dân số thành thị chiếm 32,19%. Như vậy, dân số nông thôn chiếm đại bộ phận dân số. Trong cơ cấu lao động giữa các ngành thì lao động trong nông lâm ngư nghiệp chiếm 55,7% tổng lao động xã hội. Điều đó cho thấy cơ cấu lao động trong nền kinh tế nước ta là bất hợp lý, trình độ công nghiệp hoá còn thấp. Sức ép về dân số, việc làm và thu nhập ở nông thôn là rất lớn (Hương Liên, 1998).
- Phân bố lao động và dân cư không đồng đều theo vùng lãnh thổ là một đặc điểm nổi bật đối với lao động nông thôn nước ta. Có những địa phương có mật độ dân số rất cao như Hải Phòng 1260 người/ km2, Hưng Yên 1244 người /km2, Bắc Ninh 1354 người /km2, Hải Dương 1055 người /km2 thì cũng có những tỉnh có mật độ dân cư rất thấp như Lai Châu 45 người /km2, Kon Tum 49 người/km2, Điện Biên 55 người/ km2. Thực trạng phân bố dân cư rất không đều sẽ dẫn tới không có khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng phát triển ở những vùng mật độ dân số và lao động thấp. Ngược lại, những vùng có mật độ dân số cao sẽ tạo sức ép lớn về lao động và việc làm. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có kế hoạch phát triển kinh tế miền núi nhằm phân bố lại lao động và dân cư trên địa bàn cả nước.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Nam Định là tỉnh đông dân, dân số hơn 2 triệu người, diện tích tự nhiên 163,7ha, mật độ dân số cao: bình quân 1.164 người/km2. Trước thời kỳ đổi mới, Nam Định là tỉnh có ngành công nghiệp nhẹ khá phát triển, đặc biệt là công nghiệp dệt may; đã thu hút tạo mở việc làm đảm bảo đời sống cho trên 2 vạn lao động (chưa tính đến số người ăn theo) (Phan Thanh Tâm, 2000).
Từ năm 1996 (sau 10 năm đổi mới), đặc biệt là những năm gần đây, tỉnh Nam Định đã có nhiều chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế, tạo mở việc làm, bước đầu đã thu được một số kết quả quan trọng. Có thể khái quát kinh nghiệm tạo việc làm của Nam Định như sau:
- Chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhiều thành phần kinh tế.
- Khôi phục, phát triển làng nghề, khuyến khích thành lập doanh nghiệp mới. - Tập trung xây dựng cụm công nghiệp, điểm công nghiệp nông thôn. - Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản dưới nhiều loại hình tổ chức sản xuất, quy mô phù hợp.
1.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, dân số 3,405 triệu người, 80% số dân sống ở nông thôn, cơ cấu lao động trẻ, lực lượng lao động dồi dào, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4% (Nguyễn Lê Minh, 2000).
Hàng năm, toàn tỉnh có trên 3 vạn người đến độ tuổi lao động chưa có việc làm, chưa kể số lao động của năm trước chuyển sang. Tình trạng
thiếu việc làm ở nông thôn rất lớn, mới sử dụng 70% quỹ thời gian làm việc trong năm.
Kinh nghiệm tạo việc làm của Thanh Hóa có thể khái quát như sau: - Tập trung đầu tư đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, khôi phục các ngành nghề truyền thống; khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở dạy nghề.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm, gắn kết chương trình giải quyết việc làm với các chương trình kinh tế - xã hội.
- Xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm mới như: cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế 5 năm thời kỳ đầu đối với các ngành nghề mới, cho thuê, mượn mặt bằng để tổ chức sản xuất.
- Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, phân vùng ruộng đất ở những nơi sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp, điều hòa lợi ích giữa những người sản xuất nguyên liệu với bên chế biến ra thành phẩm
- Có kế hoạch và quy hoạch di dân từ các vùng có mật độ dân số đông đến các vùng có mật độ dân số ít; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động có hiệu quả.
1.2.2.4. Kinh nghiệm của Nghệ An
Đề án đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp - làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 - 2015 là một chính sách có ý nghĩa an sinh xã hội góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người lao động và xây dựng nông thôn mới. Qua 7 năm thực hiện, đã xây dựng thêm 68 làng nghề và trên 3000 làng có nghề, nhiều ngành nghề truyền thống được bảo tồn và phát huy. Bên cạnh
án, hơn 85% học viên sau khi học nghề đã có việc làm và tự tạo việc làm ổn định tại các làng nghề, làng có nghề, hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ.