Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Nông nghiệp
Mặc dù có những ảnh hưởng bởi yếu tố bất lợi về diễn biến điều kiện khí hậu thời tiết và giá cả thị trường, nhưng kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung. Bước đầu thực hiện có kết quả việc
chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá, tập trung vào những cây trồng chủ lực, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
* Về trồng trọt:
Năm 2018 tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt là 6.849,06 ha, sản lượng đạt 31.159,8 tấn, giảm 1.698,5 tấn so với năm 2017. Cây dong riềng 288,76 ha, sản lượng đạt 20.213,2 tấn. Phát triển sản xuất các loại cây rau màu (cả 3 vụ) với tổng diện tích 445,13 ha, sản lượng đạt 5.119 tấn. Trồng cây đậu tương với diện tích 159,78 ha, sản lượng đạt 271,6 tấn. Trồng cây lạc năm 2018 đạt 52,97 ha, sản lượng đạt 88,46 tấn. Ngoài ra, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây nhân dân trên địa bàn huyện cũng trú trọng trồng mới các loại cây ăn quả (như: hồng không hạt, cam, quýt, lê, mận sớm, đào chín sớm) với diện tích 114,04 ha năm 2017 và 45 ha vào năm 2018.
Bảng 2.1. Một số cây trồng chính của huyện từ 2016 - 2018
Loại cây
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha)SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) 1. Lúa 4.250,34 49,5 21.039,2 4.355,25 49,3 21.471,4 4.383,27 46,9 20.565,4 2. Ngô 2.450,5 43,2 10.586,2 2.560 44,48 11.386,9 2.465,79 42,9 10.594,4 3. Dong riềng 131,71 600 7.902,6 200,19 700 14.013,3 288,76 700 20.213,2 4. Rau các loại 406,22 113 4.590,3 373,25 117 4.370,2 445,13 115 5.119 5. Đậu tương 163,26 16,8 274,3 172,13 16,5 284 159,78 17 271,6 6. Lạc 54,32 16,5 89,63 57,41 17,2 98,75 52,97 16,7 88,46
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ba Bể, năm 2016, 2017, 2018)
* Về chăn nuôi:
Chăn nuôi được giữ vững và phát triển. Thế mạnh của huyện là chăn nuôi trâu bò, song thời gian qua chưa có bước đột phá nhanh. Năm 2018 tổng đàn trâu có 10.326 con; Đàn bò có 5.064 con. Tốc độ tăng đàn đạt bình quân 3,5%/năm; Đàn lợn đến năm 2018 đạt 41.179 con, tốc độ tăng đàn bình quân
5%/năm; Đàn gia cầm có khoảng 207,1 nghìn con. Đàn dê có tốc độ tăng đàn nhanh nhất, bình quân đạt 8%/năm. Đến năm 2018, tổng đàn dê có 8.036 con. Công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm được tăng cường, tình hình dịch bệnh cơ bản ổn định. Khả năng phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi, nhất là chăn nuôi đại gia súc, trâu bò, dê tuy nhiên còn nhiều bất cập, trong đó quan trọng là chưa đề cập đến việc quy hoạch nơi chăn thả (UBND tỉnh Bắc Kạn, 2018).
* Nuôi trồng thủy sản:
Là huyện miền núi, diện tích thuỷ sản huyện Ba Bể nhỏ, manh mún, năm 2018 diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện đạt 133,75 ha. Sản xuất thuỷ sản ở quy mô rất nhỏ, phương thức nuôi quảng canh là chính nên năng suất thấp (bình quân 2,02 tấn/ ha mặt nước). Sản lượng thủy sản năm 2018 đạt 270 tấn, chủ yếu phục vụ tiêu dùng trên địa bàn.
2.1.2.2. Lâm nghiệp
Là huyện vùng núi cao còn nhiều rừng và diện tích đất rừng khá lớn, đặc biệt trên địa bàn huyện có Vườn quốc gia Ba Bể, nên lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện. Diện tích đất có rừng chiếm tỷ trọng khá lớn so với diện tích tự nhiên. Hiện nay nhiều chương trình trồng rừng của nhà nước cùng các dự án do nước ngoài tài trợ như chương trình PAM, chương trình Việt Nam - Phần Lan... Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được các cấp các ngành quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ nên đã không xảy ra hiện tượng phá rừng bừa bãi. Độ che phủ rừng đã được nâng lên, năm 2005 độ che phủ là 56% thì đến năm 2015 đã đạt 65,3%.
2.1.2.3. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về công thương nghiệp, xây dựng cơ bản theo đúng quy định. Các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã có bước phát triển cả về số lượng và quy mô gắn với phát triển nông nghiệp,
nông thôn và tập trung vào các lĩnh vực huyện có ưu thế như: sản xuất VLXD, khai thác khoáng sản cát, sỏi phục vụ nhu cầu xây dựng và một số cơ sở chế biến gỗ.
2.1.2.4. Thương mại - dịch vụ - du lịch * Thương mại:
Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nông sản, thực phẩm. Thị trường trao đổi hàng hoá trong những năm qua khá sôi động, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định không có sự tăng đột biến hoặc khan hiếm về hàng hoá. Các mặt hàng chính sách được cửa hàng thương nghiệp huyện cung ứng đầy đủ đến các trung tâm xã, cụm dân cư. Doanh số trao đổi hàng hàng hoá tăng đều qua các năm.
Huyện có 08 chợ nông thôn đã được xây dựng kiên cố, rộng rãi, gồm: chợ xã Hà Hiệu, Chu Hương, Yến Dương, Cao Thượng, Khang Ninh, Quảng Khê; tại thị trấn Chợ Rã có 2 chợ: chợ Trung tâm huyện và chợ Pác Co cũng đã được đầu tư xây dựng.
* Dịch vụ:
Thu ngân sách trên địa bàn tăng đều qua các năm, năm 2016 đạt 19,652 tỷ đồng, năm 2018 đạt 26,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản thu không ổn định, nguồn thu nhỏ lẻ, chủ yếu tận thu; các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ phát triển chưa đáng kể. Hệ thống doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, sức cạnh tranh yếu … vì vậy tỷ lệ tăng thu hàng năm chưa đáng kể.
* Du lịch:
Có thể nói du lịch là một trong những tiềm năng kinh tế của huyện Ba Bể, trong thời gian qua do được sự quan tâm của các cấp các ngành du lịch đã
có bước phát triển các loại hình du lịch danh thắng, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, từng bước cải tạo, nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, giới thiệu, quảng bá du lịch làng nghề, các điểm du lịch sinh thái kết hợp di tích lịch sử văn hoá.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn và huyện Ba Bể, năm 2011 số khách du lịch đến hồ Ba Bể đạt 24,8 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế là 4,648 nghìn lượt), năm 2015 có 41,8 nghìn lượt (có 8,36 nghìn lượt khách quốc tế); đến năm 2017, lượng khách du lịch đến với Ba Bể đã lên tới 61,287 nghìn lượt (tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2016). Khách quốc tế đến đây chủ yếu là khách du lịch theo tour với mục đích tham quan vãn cảnh thiên nhiên trên sông, hồ, leo núi, nghỉ bản.... Do cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên khách du lịch thường không ở lại lâu.
2.1.2.5. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật * Thủy lợi, cấp thoát nước:
Phát triển hệ thống thuỷ lợi để phục vụ cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng vào mùa khô và thoát nước, lũ vào mùa mưa. Hệ thống thuỷ lợi của huyện gồm có: 1 hồ chứa (Hồ Ba Bể); 264 công trình phai, đập (105 đập xây, 46 phai rọ thép, 113 phai tạm), 73,6 km kênh mương (trong đó 48,2 km kênh mương xây kiên cố; 25,4 kênh mương đất). Nhìn chung cơ bản đáp ứng được nhu cầu cấp thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
* Y tế:
Cơ sở mạng lưới y tế trên địa bàn huyện bao gồm: Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở dịch vụ về y tế, các trạm y tế xã. Theo số liệu thống kê toàn huyện có 1 Bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng, 16 trạm y tế của 15 xã và 1 thị trấn. Trong đó có 16/16 trạm y tế xã, thị trấn được công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu, nhất là ở khu vực trung tâm huyện, đủ điều kiện để người
* Giáo dục - đào tạo:
Theo số liệu thống kê, toàn huyện có 52 cơ sở đào tạo phục vụ cho phát triển giáo dục của huyện. Trong đó: cấp Trung học phổ thông có 2 trường (Thị trấn, Quảng Khê); Trường Trung học cơ sở có 16 trường trên địa bàn 16 xã, thị trấn; Trường Tiểu học có 16 trường trên địa bàn 16 xã, thị trấn; Trường Mầm Non có 16 trường trên địa bàn 16 xã, thị trấn; ngoài ra, còn có Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, trường dân tộc nội trú. Nhìn chung hệ thống cơ sở đào tạo cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của các con, em trong độ tuổi đi học được đến trường.
* Chương trình thực hiện xây dựng Nông thôn mới:
Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm thường xuyên chỉ đạo thực hiện. Các sở, ngành của tỉnh và các cơ quan, chi - đảng bộ trên địa bàn huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai giúp đỡ các xã, nhất là xã Cao Trĩ. Bình quân số tiêu chí đạt chuẩn 8,13 tiêu chí/xã (tăng 0,53 tiêu chí/xã so với cùng kỳ năm 2016). Xã Cao Trĩ đạt 17 tiêu chí; xã Địa Linh đạt 11 tiêu chí; số xã đạt 10 tiêu chí, gồm 04 xã (Hà Hiệu, Khang Ninh, Thượng Giáo); số xã đạt 8 tiêu chí, gồm 2 xã (Mỹ Phương, Yến Dương); số xã đạt 7 tiêu chí, gồm 2 xã (Phúc Lộc, Nam Mẫu); số xã đạt 6 tiêu chí, gồm 5 xã (Chu Hương, Hoàng Trĩ, Quảng Khê, Đồng Phúc); số xã đạt 5 tiêu chí, gồm 2 xã (Cao Thượng, Bành Trạch).
* Chương trình 135:
- Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa mô hình sinh kế: Kinh phí được phân bổ: 2.830.000.000 đồng; đã triển khai thực hiện các dự án với kinh phí thực hiện là 2.718.205.540 đồng. Cụ thể:
+ Thực hiện 9 dự án chăn nuôi (trong đó: 5 dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa, 3 dự án chăn nuôi gà thả vườn, 01 dự án chăn nuôi trâu cái sinh sản)
+ Thực hiện 6 dự án trồng trọt với các cây trồng: Mận sớm, hồng không hạt, lê xanh, đào chín sớm, chuối tây Thái Lan, chè san tuyết
- Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất:
Kinh phí được phân bổ: 5.931.000.000 đồng, đã triển khai thực hiện các dự án với kinh phí thực hiện là 5.827.333.496 đồng. Cụ thể:
+ Thực hiện 19 dự án chăn nuôi (trong đó: 7 dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa, 01 dự án chăn nuôi gà thả vườn, 03 dự án chăn nuôi trâu cái sinh sản, 04 dự án chăn nuôi bò sinh sản, 03 dự án dê cái sinh sản, 01 dự án nuôi vỗ béo trâu bò)
+ Thực hiện 13 dự án trồng trọt (trong đó: 04 dự án trồng hồng không hạt, 02 dự án trồng mận sớm, 01 dự án trồng na dai, 01 dự án trồng rau bò khai, 02 dự án trồng chè cành, 01 dự án trồng gừng, 01 dự án trồng cam xã Đoài, 01 dự án trồng khoai môn tím).