Nguyên nhân thiếu việc làm vùng ở vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn​ (Trang 68 - 69)

Đề tìm hiểu đúng nguyên nhân vì sao các lao động vùng điều tra thiếu việc làm, bảng 3.13 trình bày kết quả điều tra nguyên nhân thiếu việc làm của các hộ.

Bảng 3.13. Nguyên nhân thiếu việc làm vùng ở vùng nghiên cứu Nguyên nhân thiếu Nguyên nhân thiếu

việc làm Số người Tỷ lệ (%) Yến Dương Khang Ninh Hiệu Thiếu đất canh tác 7 9,2 3 2 2 Không có tay nghề 17 22,4 9 4 4

Thiếu các cơ sở tạo việc làm 21 27,6 5 4 12

Thiếu vốn sản xuất 28 36,8 12 6 10

Khác 3 3,9 - 1 2

Cộng 76 100 29 17 30

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018)

Các nguyên nhân thiếu việc làm chủ yếu tại 3 xã được thể hiện như ở sơ đồ hình 3.2.

Hình 3.2. Nguyên nhân thiếu việc làm

Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số người trả lời thiếu việc làm thì nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm nhiều nhất là do thiếu vốn sản xuất (chiếm 36,8%), thiếu các cơ sở tạo việc làm (27,6%), không có tay nghề (22,4%), thiếu đất canh tác (9,2%) và 3,9% lao động thiếu việc làm do các nguyên nhân khác như sức khỏe không đảm bảo,... Điều này phản ánh thực trạng thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, chưa có nhiều người lao động được đào tạo nghề, thiếu đất để người dân canh tác.

- Công việc làm thêm:

Trong số 146 người được hỏi, có 75 người trả lời có làm thêm để tăng thu nhập, chiếm 51,4%; có 71 người trả lời không làm thêm, chiếm 48,6%. Các công việc làm thêm chủ yếu là xây dựng, buôn bán nhỏ lẻ, bốc vác, vận chuyển, cày thuê, trồng rừng, đào măng rừng, gánh thuê nông sản, tham gia trong các tổ nhóm sản xuất cây giống, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn​ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)