Trình độ chuyên môn kỹ thuật ở vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn​ (Trang 64 - 66)

ĐVT: Người

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tổng số Tỷ lệ (%) Yến Dương Khang Ninh Hiệu Không có CMKT 68 46,58 21 24 23 Có CMKT nhưng không có bằng cấp 33 22,60 13 11 9 Học nghề ngắn hạn 22 15,07 9 6 7 Học nghề dài hạn 5 3,42 2 1 2

Trung học chuyên nghiệp 9 6,16 2 4 3

Cao đẳng 7 4,79 2 2 3

Đại học 2 1,37 0 1 1

Tổng số 146 100 49 49 48

(Nguồn: Số liệu điều tra 2018)

Kết quả điều tra ở bảng 3.10 cho thấy, số lao động không có chuyên môn kỹ thuật (CMKT) là 68 người (chiếm 46,58%), có CMKT nhưng không

có bằng là 33 người (chiếm 22,6%); nghề ngắn hạn là 22 người (chiếm 15,07%); nghề dài hạn là 5 người chiếm 3,44%. Trung học chuyên nghiệp là 9 người chiếm 6,16%; Số lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học có 9 người. Từ biểu đồ 3.2 và bảng 3.8, so sánh giữa các xã cho thấy trình độ văn hóa và chuyên môn ở các xã không khác nhau nhiều.

Đa số các lao động ở các hộ thuần nông là không qua đào tạo và không có CMKT. Các hộ này chủ yếu thu nhập từ canh tác trồng trọt và làm rừng. Các lao động có tham gia các lớp học nghề ngắn hạn chiếm và dài hạn đã giúp người lao động có công việc ổn định hơn như nghề may mặc, trồng nấm, chăn nuôi, sửa chữa máy nông nghiệp,…

Như vậy, có thể nhận thấy độ tuổi của chủ hộ được điều tra còn nằm trong độ tuổi lao động, đây sẽ là nguồn lao động dồi dào cho huyện trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên đa số lao động ở khu vực nông thôn có trình độ văn hóa, trình độ CMKT hạn chế, nhất là đào tạo dài hạn hoặc trình độ cao rất ít, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lao động sản xuất và khả năng chuyển đổi nghề trong tương lai. Qua trao đổi trực tiếp cấp ủy, chính quyền các xã và trực tiếp người dân địa phương thì trên thực tế, số người có trình độ CMKT, qua đào tạo trình độ cao nhiều hơn song họ không làm việc tại địa phương mà lại tham gia lao động, công tác ở các khu vực khác của tỉnh hoặc các tỉnh khác. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy huyện cần có chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư, thúc đẩy các chương trình giáo dục đào tạo về nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật tạo điều kiện cho lực lượng lao động nông thôn có cơ hội thay đổi việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực.

3.2.3. Thực trạng việc làm trong vùng điều tra

- Lĩnh vực sản xuất:

Kết quả điều tra ở bảng 3.11 cho thấy, trong số các lao động điều tra thì lao động thuần nông có 105 người, chiếm 71,9%; dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp (TTCN) có 34 người, chiếm 23,3%; ngành nghề khác 7 người, chiếm 4,8%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn​ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)