Từ biểu đồ hình 3.4 có thể thấy rằng nhóm lao động không có CMKT có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao 72,06%; thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng/tháng chiếm 22,06%, chỉ có 5,88% thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng. Nhóm lao động có CMKT thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng chỉ có 10,26 %, thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng/tháng chiếm 58,97%, và thu nhập
Qua đây cho thấy trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và thu nhập của lao động. Trình độ chuyên môn càng cao thì việc làm đầy đủ, thu nhập cao. Vì vậy, để GQVL, nâng cao thu nhập cho lao động, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
3.2.5.2. Độ tuổi lao động
Nhóm tuổi từ 15 - 24 là 24 người, chiếm 16,44%; từ 25 - 34 là 58 người, chiếm 36,61%; từ 35 - 44 là 33 người, chiếm 22,69%; từ 45 - 54 là 25 người chiếm 17,12%; từ 55 - 60 là 6 người, chiếm 4,11%.
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của độ tuổi đến việc làm và thu nhập của người lao động
Độ tuổi Tổng số người Việc làm Thu nhập (VND/tháng) Đủ việc làm Tỷ lệ % Thiếu việc làm Tỷ lệ % Dưới 1 triệu Tỷ lệ % Từ 1- 2 triệu Tỷ lệ % Trên 2 triệu Tỷ lệ % 15-24 24 10 41,67 14 58,33 9 37,50 12 50,0 3 12,5 25-34 58 34 58,62 24 41,38 19 32,76 25 43,1 14 24,14 35-44 33 16 48,48 17 51,52 13 39,39 11 33,33 9 27,27 45-54 25 9 36,00 16 64,00 11 44,0 12 48,0 2 8,0 55-60 6 1 16,67 5 83,33 5 83,33 1 16,67 - - Cộng 146 70 76 57 61 28
(Nguồn: Số liệu điều tra 2018)
Kết quả điều tra ở bảng 3.17 cho thấy:
- Về việc làm:
Tỷ lệ thiếu việc làm: Cao nhất là nhóm tuổi từ 55 - 60 tuổi (83,33%) thiếu việc làm; tiếp đến là nhóm có độ tuổi từ 45 - 54 tuổi (64%) nhóm thiếu việc làm ít nhất là 25 - 34 tuổi (41,38%).
Tỷ lệ đủ việc làm: Nhóm người độ tuổi 25-34 cao nhất (58,62%); độ tuổi 35-44 là 48,48%; độ tuổi 15 - 24 là 41,67%; độ tuổi 45-55 là 36%; từ 55 - 60 là 16,67%.
- Về thu nhập:
Đối với thu nhập dưới 1 triệu: Cao nhất là nhóm có độ tuổi từ 55 - 60 (83,3%), thấp nhất là nhóm 25 - 34 tuổi (32,76%).
Đối với thu nhập trên 1 triệu đồng: Cao nhất là nhóm tuổi 25-34 (66,67%); Nhóm tuổi 55 - 60 không có người nào thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng.
Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng: Độ tuổi càng cao thì việc làm và thu nhập càng giảm. Tuy nhiên, riêng ở độ tuổi từ 15 - 24 số người đủ việc làm thấp hơn độ tuổi 25 - 34; 35 - 44; 45 - 55 và thu nhập dưới 1 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao. Qua tìm hiểu được biết là do ở độ tuổi này nhiều người vừa mới tốt nghiệp phổ thông, chưa có CMKT, còn được gia đình bao cấp nên chưa tập trung lao động sản xuất.
3.2.5.3. Vốn sản xuất
Vốn của người dân sử dụng cho sản xuất từ 2 nguồn: Vốn tự có và vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
Về vốn vay từ Ngân hàng, các tổ chức tín dụng: Trong tổng số 146 lao động được hỏi thì có 122 người trả lời không vay vốn để SXKD, chỉ có 28 người trả lời có vay vốn để SXKD. Trong đó: Mức vay dưới 10 triệu đồng có 5 người, từ 10 đến 20 triệu đồng có 9 người, trên 20 triệu đồng có 10 người.
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của vốn vay đến sản xuất và thu nhập Vốn vay Vốn vay sản xuất, kinh doanh Tổng số người Việc làm Thu nhập Đủ việc làm Tỷ lệ % Thiếu việc làm Tỷ lệ % Dưới 1 triệu Tỷ lệ % Từ 1-2 triệu Tỷ lệ % Trên 2 triệu Tỷ lệ % Có vay vốn 28 28 100% 0 0 0 0 12 42,86% 19 57,14%
Trong 28 lao động được vay vốn thì số vốn đó đều được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do vậy đã cơ bản giải quyết thêm việc làm và tăng thu nhập, cụ thể: 100% đủ việc làm, có 19 người có thu nhập trung bình quân tháng trên 2 triệu đồng, chiếm 12,84%, 10 người có thu nhập từ 1- 2 triệu đồng/tháng, chiếm 57,14%.
3.2.5.4. Cơ sở tạo việc làm
Trong số lao động được hỏi, có 21 người trả lời nguyên nhân thiếu việc làm do thiếu các cơ sở tạo việc làm, chiếm 27,6%. (số liệu bảng 3.13).
Đến hết năm 2018, trên địa bàn huyện Ba Bể có 42 doanh nghiệp hoạt động với 383 lao động (Niên giám thống kê huyện Ba Bể năm 2018). Như vậy, trung bình mỗi doanh nghiệp giải quyết việc làm cho 9,12 lao động.
Có 5 hợp tác xã với 82 lao động làm việc trong hợp tác xã trên địa bàn toàn huyện (Niên giám thống kê huyện Ba Bể năm 2018). Năm 2018, toàn huyện Ba Bể có 1.998 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản với 2.925 lao động hoạt động các lĩnh vực chủ yếu là cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác; vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú, ăn uống, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, tài chính tiền tệ.... Hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, mang tính quy mô gia đình, vì thế mỗi cơ sở chỉ giải quyết được việc làm cho rất ít lao động, tính trung bình mỗi cơ sở giải quyết được việc làm cho khoảng 1,46 lao động.
Về công tác dạy nghề của UBND huyện: Năm 2018, UBND huyện Ba Bể đã hoàn thành 6 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 180 học viên, đạt 45% kế hoạch giao (nguyên nhân không đạt kế hoạch giao là do nguồn kinh phí thuộc Sở Lao động - TB&XH, Sở NN&PTNT thực hiện chỉ phân bổ cho huyện Ba Bể thực hiện 06 lớp, trong khi đó nhu cầu học nghề trên địa
bàn huyện còn cao). Nhìn chung, sau khi kết thúc khóa học, các học viên đều biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn như chăm sóc vườn cây ăn quả, tự tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm… góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Báo cáo tổng kết năm 2018 của UBND huyện Ba Bể).
Như vậy, tình trạng thiếu các cơ sở thu hút lao động và thiếu các hoạt động dạy nghề thường xuyên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm của huyện nói chung và các xã nghiên cứu nói riêng. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới đối với huyện cần có các chính sách phù hợp để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn huyện, hình thành các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với quy mô lớn để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
3.2.5.5. Tiếp cận các chính sách giải quyết việc làm
Trong quá trình phỏng vấn, khi được hỏi về các thông tin chính sách giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động nông thôn của chính quyền thì có 67 người (chiếm 45,9%) trả lời có biết các chính sách về GQVL cho lao động nông thôn, có 79 người (chiếm 54,1%) không biết các chính sách GQVL cho lao động nông thôn. Trong số người được hỏi biết đến các chính sách về GQVL cho lao động nông thôn thì họ trả lời chủ yếu biết qua ti vi, đài phát thanh 36 người, chiếm 59,02%; 19 người biết qua việc tuyên truyền của các cơ quan nhà nước, tờ rơi, báo chiếm 31,15%; 6 người biết qua người quen, chiếm 9,84%.
Qua đây có thể thấy rằng việc tuyên truyền triển khai các chính sách GQVL của các cơ quan nhà nước trên địa bàn còn hạn chế, vì vậy huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện.
3.2.5.6. Các nhân tố khác
Kết quả điều tra nguyên nhân thiếu việc làm ở bảng 3.13 cho thấy, có 3/146 người trong số đó trả lời thiếu việc làm do những nguyên nhân khác, chiếm 3,9% tổng số người thiếu việc làm được điều tra. Khi phỏng vấn trực
tiếp họ cho biết nguyên nhân chủ yếu là do tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt; dịch bệnh; đất canh tác bị bạc màu...
3.3. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới việc làm cho lao động nông thôn huyện Ba Bể, Bắc Kạn động nông thôn huyện Ba Bể, Bắc Kạn
3.3.1. Những thuận lợi
Theo báo cáo “Công tác chỉ đạo, điều hành; kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2017” của UBND huyện Ba Bể: Năm 2017 là năm thứ hai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2021, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội cả nước có những yếu tố thuận lợi, song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển khá toàn diện. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì và phát triển. Hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng. Thị trường hàng hóa đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách tăng cao. Các hoạt động thăm quan, du lịch khá sôi động, đặc biệt là các tua du lịch sinh thái, du lịch Homestay, du lịch khám phá và trải nghiệm; tổng lượng khách du lịch ước đạt 61.287 lượt (tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2016). Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm thường xuyên chỉ đạo thực hiện. Các sở, ngành của tỉnh và các cơ quan, chi - đảng bộ trên địa bàn huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai giúp đỡ các xã, nhất là xã Cao Trĩ. Bình quân số tiêu chí đạt chuẩn 8,13 tiêu chí/xã (tăng 0,53 tiêu chí/xã so với cùng kỳ năm 2016). Xã Cao Trĩ đạt 17 tiêu chí; xã Địa Linh đạt 11 tiêu chí; số xã đạt 10 tiêu chí, gồm 04 xã (Hà Hiệu, Khang Ninh, Thượng Giáo); số xã đạt 8 tiêu chí, gồm 2 xã (Mỹ Phương, Yến Dương); số xã đạt 7 tiêu chí, gồm 2 xã (Phúc Lộc, Nam Mẫu); số xã đạt 6 tiêu chí, gồm 5 xã (Chu Hương, Hoàng Trĩ, Quảng Khê, Đồng Phúc); số xã đạt 5 tiêu chí, gồm 2 xã (Cao Thượng, Bành Trạch).
Một số thuận lợi giúp công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện tốt hơn có thể kể đến như:
- Về chính sách:
+ Ba Bể là huyện được hưởng lợi từ Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/CP, Chương trình 135/CP của Chính phủ, cùng với sự hỗ trợ của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi về nguồn lực đầu tư trực tiếp để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống
+ Quyết tâm thực hiện xây dựng các xã đạt nông thôn mới và áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp làm quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn từng bước phát triển tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho người dân sản xuất kinh doanh. Huyện cũng ngày càng chú trọng đến hỗ trợ người dân trong việc vay vốn, khoa học kỹ thuật để giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo để nâng cao kiến thức cho người dân, để tự họ tạo việc làm cho bản thân, gia đình, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
+ Thực hiện đề án hỗ trợ xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020, huyện đã tạo cơ hội cho nhiều lao động trên địa bàn tham gia xuất khẩu tại một số nước và đã có thu nhập đáng kể.
- Về lao động: Huyện có nguồn lao động dồi dào. Đây là lực lượng lao động chính tạo ra giá trị và là một trong những yếu tố thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới.
- Về việc làm: Có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, việc làm ở khu vực nông thôn không chỉ dừng lại ở những việc làm thuần nông mà phát triển với nhiều lĩnh vực mới, ngành nghề mới, đa dạng và phong phú
hơn, góp phần giải quyết được ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm mang tính hàng hóa và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động.
- Chương trình giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và mọi tầng lớp dân cư.
- Các hình thức đào tạo nghề, hỗ trợ sản xuất, cho vay tín dụng cho người nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho người lao động
3.3.2. Những khó khăn và tồn tại
3.3.2.1. Khó khăn
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng chậm, thiếu đồng bộ, sản xuất hàng hóa cũng nhỏ lẻ, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây giá trị kinh tế cao chiếm tỷ lệ thấp. Chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của tài nguyên.
- Việc chuyển giao các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn cũng như việc xây dựng các mô hình tiên tiến cũng hạn chế.
Mặc dù nguồn lao động dồi dào, trẻ khỏe, song số lao động có trình độ CMKT lại rất hạn chế. Vì vậy mà việc vận dụng tiến bộ của khoa học, đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới, sử dụng các máy móc và nông cụ phục vụ cho quá trình sản xuất chưa phù hợp nên năng suất lao động, hiệu quả kinh tế chưa cao. Mặt khác, đặc trưng của vùng miền núi phần lớn lao động nông thôn làm việc theo thói quen và kinh nghiệm chính vì vậy mà sản phẩm nông nghiệp tạo ra chưa đa dạng, phong phú, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.
- Công tác đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của lao đông nông thôn, một số ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với địa bàn (trên 25% số
lao động sau khi đào tạo chưa có việc làm ổn định). Đào tạo vẫn chủ yếu theo hướng cung, thiếu thông tin thị trường lao động, cơ sở chưa dạy những cái mà thị trường cần.
- Chưa phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm. Các hình thức tư vấn việc làm chưa được mở rộng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng hóa của thị trường lao động...
3.3.2.2. Những tồn tại trong giải quyết việc làm
- Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng cả về nội dung lẫn cơ sở vật chất cho nên người lao động vẫn chưa khai thác được cơ hội tìm kiếm việc làm.
- Tiếp cận thông tin kinh tế của hộ cũng thấp: chủ yếu tiếp xúc với nguồn thông tin từ bạn bè, hàng xóm, chính quyền địa phương, báo chí, đài.
- Nguồn cung lao động tại chỗ tiếp tục tăng năng gây sức ép lớn về nhu cầu việc làm ở nông thôn.
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
- Do thiếu hiểu biết trình độ chuyên môn, chỉ biết làm những công việc giản đơn dẫn tới chất lượng lao động yếu kém.
- Công tác đánh giá cũng như tuyên truyền cho người dân theo học các lớp đào tạo nghề cũng yếu, cán bộ giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Sự gắn kết giữa các trung tâm, trường trong quá trình hoạt động và mối liên hệ giữa Trung tâm giới thiệu việc làm, Trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề với doanh nghiệp cũng lỏng lẻo.
- Kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn cũng nhiều bất cập là do nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bị hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ phát triển và từ ngân sách của trung ương.
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến qui mô phát triển của các ngành thương mại dịch vụ chủ yếu là thiếu vốn và thiếu trình độ.
- Do ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển hệ thống thủy lợi, giao