Tổng quan các công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn​ (Trang 34 - 38)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.3.1. Trên thế giới

Trên thế giới, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc làm và giải quyết việc làm. Các nghiên cứu này tập trung vào những vấn đề cơ bản như: thực trạng việc làm, giải quyết việc làm, những khó khăn thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm.

Theo Asian Productivity Organization (1992), Các chương trình và

chính sách tạo việc làm cho nông thôn các nước châu Á. Tokyo đã phân tích

những vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở các nước châu Á và đề xuất một số ý kiến cho chính sách Asian Producttivity Organization (1992).

JB Behrman đã có bài viết về “Vấn đề về giới và việc làm ở châu Á” (1995). Bài viết này cho biết thêm quan điểm về vấn đề giới và việc làm tại các nước đang phát triền ở châu Á, một số bằng chứng vi mô về kích thước lựa chọn của châu Á được tóm tắt: tăng nữ so với nam giới trở lại để học tại các thị trường lao động ở các cấp học cao hơn, các thị trường lao động nông thôn và các giới hạn tác động của việc nỗ lực cơ hội bình đẳng.

Asian Productivity Organization. 2000. Các phương thức tạo việc làm

cho nông thôn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tokyo. đã đề cập những

nội dung về ngành nghề mới nhằm tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người nông dân. Asian Productivity Oraganization (2000).

Năm 2000, Mahendra trong bài ”Tự do hóa kinh tế và việc làm ở Nam Á”. Mục tiêu chính của bài này là để kiểm tra tác động của tự do hóa kinh tế lao động việc làm và thu nhập ở Nam Á. Cụ thể, nó xem xét đến các tác động

đến việc làm và tăng trưởng, thất nghiệp, bất bình đẳng tiền lương giữa có tay nghề và không có tay nghề trong công nhân, việc làm giữa phụ nữ và trẻ em...

Abby Liua và Geoffrey Wallb (2005) trong bài viết “Kế hoạch du lịch việc làm: một quan điểm phát triển đất nước” đã cho rằng kế hoạch du lịch nên được quy hoạch cho người dân cũng như cho du khách. Nếu du lịch là để được một lực lượng tích cực trong cuộc sống của người dân địa phương, đó là phụ thuộc vào sự tham gia của địa phương, đáp ứng và hỗ trợ.

1.3.2. Ở Việt Nam

Ở nước ta, trong những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể:

Năm 1999, Nguyễn Sinh Cúc đã viết bài Giải pháp tạo việc làm ở nông

thôn thời kỳ CNH, HĐH”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra các đánh

giá nhận xét về các chính sách của nhà nước đối với vấn đề tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội: các chính sách chưa đủ mạnh; thiếu chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động nông thôn, chưa có kế hoạch đào tạo dạy nghề, sử dụng lao động tại chỗ... Nguyễn Sinh Cúc (1999).

Năm 2001 đề tài “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với

giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” do

tác giả Trần Văn Chứ làm chủ nhiệm đề tài. Các cộng tác viên của đề tài đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các tác giả cho rằng việc nâng cao chất lượng nguồn lao động không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển mà còn góp phần giải quyết việc làm và thất nghiệp.

Năm 2008, Viện chính sách và chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đã thực hiện đề tài ”Thực trạng và giải pháp về lao động và việc làm

nông nghiệp nông thôn” do Vũ Thị Kim Mão làm chủ nhiệm đề tài, nghiên

cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng về lao động và việc làm trong nông nghiệp nông thôn, nguyên nhân của tình trạng thiếu việc làm hiện

đang phổ biến ở khu vực nông thôn, từ đó đề xuất các biện pháp giải quyết (Vũ Thị Kim Mão, 2008).

* Đánh giá chung về một số công trình nghiên cứu

Các tác giả đều cho rằng vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động ở nông thôn là một trong những vấn đề quan trọng và cần được quan tâm hàng đầu, từ đó đề ra phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống những khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam. Từ đó, các tác giả đã đề xuất hệ thống các quan điểm, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm, đồng thời khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm và giải quyết việc làm ở nước ta. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả mới chỉ phân tích vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung hoặc trên địa bàn nông thôn Việt Nam nói riêng chưa nghiên cứu cụ thể các vấn đề trên đối với từng địa phương cụ thể. Do đó, hệ thống giải pháp mà các tác giả đưa ra mang tính tổng quát, vĩ mô chưa sát với thực tế từng địa phương.

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu tổng quan cho huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động, giải quyết việc làm ở một số quốc gia trong thời gian qua có thể rút ra bài học kinh nghiệm và vận dụng cho giải quyết việc làm, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta nói chung và huyện Ba Bể nói riêng như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần phải có chính sách vĩ mô về vai trò quản lý Nhà nước nhằm hạn chế tỉ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi. Những giải pháp và chính sách đó hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bằng được phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết việc làm.

Thứ hai, Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suốt cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, phân công lại lao động, tạo việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn.

Thứ ba, Đa dạng hóa các hình thức giải quyết việc làm. Phát triển kinh tế - xã hội tạo việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển hệ thống dịch vụ và chất lượng tìm việc làm của người lao động. Xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội và toàn thể nhân dân Thứ tư, Đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, nhất là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng cao và khu vực thu hút nhiều lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện ba bể tỉnh bắc kạn​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)