giai đoạn 2016 - 2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 26.903 100 27.145 100 27.748 100 Trong đó: Trình độ tiểu học 6.954 26,34 6.007 22,13 5.081 18,31 Trình độ THCS 14.741 55,83 15.245 56,16 14.435 52,02 Trình độ THPT 4.708 17,83 5.893 21,71 8.232 29,67
(Nguồn: Thống kê huyện Ba Bể, 2018)
Nhìn vào bảng 3.4. ta thấy trình độ học vấn của huyện ngày càng được nâng cao qua các năm thông qua nguồn lao động được đi học, đầu tư chuyên môn cao, ý thức được xác định rõ ràng. Trong những năm gần đây, tỷ lệ số lao động có trình độ THPT ngày càng được nâng lên. Năm 2016 chỉ có 17,83% số
lao động có trình độ THPT thì đến năm 2018 số lao động có trình độ THPT là 29,67%, tăng 11,84% qua 3 năm. Đây cũng là xu hướng chung về nâng cao trình độ học vấn của lao động cả nước khi mà số người trẻ bước vào tuổi lao động được tạo điều kiện nhiều hơn trong học tập. Bên cạnh đó, số lao động có trình độ tiểu học giảm đáng kể, giảm từ 26,34% số lao động năm 2016 xuống còn 18,31% số lao động có trình độ tiểu học vào năm 2018. Lực lượng lao động có trình độ THCS cao nhất, chiếm 52,02% (năm 2018).
Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn như đã nêu trên sẽ tạo thêm không ít thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động trong những năm tới. Do vậy, nếu không có những chính sách và giải pháp hỗ trợ tích cực, đồng bộ và có hiệu quả để tăng nhanh hơn nữa số lượng lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp THCS và cấp THPT; kết hợp vừa đào tạo nghề vừa nâng cao trình độ học vấn cho lao động nông thôn thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu gia tăng về số lượng và chất lượng lao động có trình độ chuyên môn để đáp ứng kịp nhu cầu về đội ngũ nhân lực phục vụ sự nghiệp tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để đạt được mục tiêu nâng cao trình độ của người lao động nói riêng và người dân toàn tỉnh nói chung, thực hiện Quyết định số: 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” và Công văn số: 822/BCĐQG-XHHT ngày 30/01/2013 của Ban Chỉ đạo Quốc gia xây dựng xã hội học tập về việc triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập
giai đoạn 2012 - 2020” trên địa bàn toàn tỉnh. Đến năm 2015, tỉnh đã thực hiện được mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.
Chất lượng nguồn lao động nhìn chung đã được cải thiện nhiều nhưng cung về chất lượng không đáp ứng được cầu về cả hai mặt thể lực và trí lực. Đó là tình trạng thiếu hụt kỹ năng của người lao động, lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật thiếu do đầu tư cho giáo dục chưa đủ, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, thiếu cơ sở định hướng, không xuất phát từ nhu cầu thị trường lao động của huyện.
3.1.4. Thực trạng lao động theo trình độ chuyên môn
Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ nên rất cần có trình độ chuyên môn để có thể áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cho nên năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào trình độ, chuyên môn kỹ thuật của lao động đó. Với đại đa số lao động trong huyện là lao động nông nghiệp, việc giải quyết công ăn việc làm cho người la động gặp nhiều khó khăn nếu vấn đề nâng cao chất lượng của lực lượng lao động trong huyện không được quan tâm thực hiện.
Tổng số lao động có trình độ chuyên môn của huyện Ba Bể không ngừng tăng qua các năm (Bảng 3.5).
Bảng 3.5 Trình độ chuyên môn của người lao động huyện Ba Bể (2016 - 2018)
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Chưa qua đào tạo 80,5 79,8 78,7
Sơ cấp nghề 5,4 5,1 4,9
Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp 7,3 7,2 6,8
Cao đẳng 2,8 3,2 3,6
Đại học trở lên 2,1 2,2 2,5
(Nguồn: Thống kê huyện Ba Bể, 2018)
Số lao động có chuyên môn qua các năm ngày càng được nâng cao chiếm tỷ trọng cao so với lao động trong độ tuổi. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động của huyện có chất lượng ngày càng cao và có xu hướng tích cực.
Kết quả điều tra ở bảng 3.5 cho thấy số lao động có trình độ chuyên môn của huyện tăng lên trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 thể hiện qua số người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của huyện Ba Bể còn rất nhiều khó khăn và bất cập nên số lao động học lên trình độ cao còn ít, chủ yếu dừng lại ở cấp THPT và THCS. Số người lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm đại đa số (chiếm từ 78,7% đến 80,5%). Những người này ngoài làm nông nghiệp, còn làm thêm các nghề phụ như thợ xây, sửa chữa đồ gia dụng, may mặc,… tuy nhiên chủ yếu thông qua kinh nghiệm và học nghề trong quá trình đi làm thuê, tự học chứ không qua đào tạo chính quy.
Số lao động đã qua đào tạo và có bằng trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp đứng thứ hai, từ 6,8 - 7,3%. Các ngành nghề chủ yếu như trung cấp dược, nông nghiệp, sửa chữa điện máy,… Tuy nhiên, đây lại là lực lượng có công việc và thu nhập ổn định do có tay nghề và chuyên môn được đào tạo.
Trong những năm gần đây, số lượng người lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng nghề tăng đáng kể, từ 1,9% năm 2016 lên 3,5% vào năm 2018. Số lao động tốt nghiệp đại học trở lên chiếm tỷ lệ từ 2,1% đến 2,5%. Trong huyện hàng năm cũng có một số sinh viên tốt nghiệp ở một số trường đại học, cao đẳng nhưng có nhiều trường hợp lập nghiệp ở các thành phố mà không về quê làm việc. Do đó huyện cần có các chính sách thu hút và các chương trình việc làm thích hợp để thu hút số lao động này nhằm nâng cao
Thực tế cho thấy nếu người lao động không có trình độ chuyên môn thì sẽ gây cản trở rất lớn cho việc tạo việc làm cho người lao động hiện nay. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người lao động nông thôn.
3.1.5. Lao động tham gia làm việc theo các nhóm ngành kinh tế
Những năm gần đây vấn đề việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã có chương trình cho vay vốn để tạo việc làm, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Công tác đào tạo nghề cho người lao động được chú trọng như các ngành nghề lưu trú, du lịch, chăn nuôi thú y, trồng trọt, công nghiệp chế biến,…
Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn. Lực lượng lao động chủ yếu đang làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp. Số người lao động trong nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ lớn nhất qua các năm. Đối với Ba Bể sản xuất nông - lâm nghiệp là ngành chủ yếu để tạo ra việc làm cho người lao động. Điều này thể hiện qua bảng sau: