Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Số liệu thu thập được sẽ được xử lý trên Excel theo các tiêu thức phù hợp với yêu cầu của đề tài.
2.3.3.1. Phương pháp phân tích thống kê kinh tế
Sau khi tổng hợp các tài liệu sơ cấp và thứ cấp, dùng công cụ thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện của hộ. Căn cứ vào các số liệu thống kê đã thu thập được phân tích tình hình lao động việc làm hiện tại của các nhóm hộ điều tra, từ đó xem xét nhu cầu việc làm của các nhóm hộ và có giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn lao động, giải quyết việc làm cho các nhóm hộ.
Dùng phương pháp so sánh để xem xét một số chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh theo thời gian, theo ngành nghề, theo độ tuổi lao động, theo cơ cấu kinh tế... để xác định xu hướng mức biến động của chỉ tiêu phân tích, phân tích tài liệu được khoa học, khách quan.
2.3.3.3. Phương pháp cân đối
Dùng trong cân đối số lao động sử dụng trong hộ và số lao động thừa thiếu giữa các xã. Từ đó đề ra giải pháp sử dụng lao động hợp lý và đầy đủ giữa các xã và trong hộ
2.3.3.4. Phương pháp ma trận SWOT
Thực chất của phương pháp này là dựa trên ý kiến của các chuyên gia kết hợp với ý kiến cá nhân để phân tích những mặt mạnh (S - Strengths), những mặt yếu (W - Weaknesses), các cơ hội (opportunities) và các nguy cơ (T- Threats), phối hợp các mặt đó để xác định, lựa chọn chiến lược tạo việc làm phù hợp cho người lao động nông thôn. Sau khi xác định yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, có thể tiến hành lập một ma trận SWOT.
Bảng 2.2. Ma trận SWOT
Ma trận SWOT Cơ hội (O) Nguy cơ
Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Tận dụng điểm mạnh để nắm bắt cơ hội Phối hợp S/T Tận dụng điểm mạnh để hạn chế nguy cơ Điểm yếu (W) Phối hợp W/O
Giảm điểm yếu để nắm bắt cơ hội
Phối hợp W/T
Tối thiểu điểm yếu để ngăn chặn nguy cơ