Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 38 - 41)

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lạc Thủy nằm phía tây nam tỉnh Hòa Bình có tọa độ địa lý: + Vĩ độ bắc: Từ 200 22’ – 200 36’

+ Kinh độ đông: Từ 1050 41’ – 1050 53’

- Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp huyện Kim Bôi. - Phía Đông Nam giáp huyện Yên Thủy.

- Phía Tây Bắc giáp huyện Tân Lạc.

- Phía Nam giáp huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

Trung tâm huyện cách Hà Nội 130 km, cách thành phố Hòa Bình 75 km, cách Nho Quan tỉnh Ninh Bình 20 km.

3.1.2. Địa hình, địa thế

Huyện Lạc Thủy có kiểu địa hình núi thấp, độ cao tuyệt đối trung bình 150m, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, có độ cao trung bình từ 200 – 400m.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

- Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới, gió mùa; có 2 mùa rõ rệt: + Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn tập trung vào các tháng 5 đến tháng 7, 8, 9; lượng mưa 1480 mm chiếm 88% tổng lượng mưa cả năm.

+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; lượng mưa 210 mm chiếm 12% lượng mưa cả năm.

30

- Nhiệt độ không khí: bình quân trong năm 2400C, cao nhất 28,20C, thấp nhất 170C.

- Độ ẩm không khí trung bình cả năm 86% - Gió bão:

+ Mùa hè có gió Đông Nam là chủ yếu, gió nóng xuất hiện không thường xuyên thành từng đợt, mỗi đợt từ 3 – 5 ngày, mỗi năm có 5 – 7 đợt.

+ Mùa đông có gió Đông Bắc mang theo không khí lạnh thổi từng đợt, mỗi đợt từ 3 – 5 ngày gây rét đậm, rét hại.

Nhìn chung gió nóng và gió Đông Bắc hàng năm phần nào gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và gia súc, trở ngại cho việc gieo trồng các loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

3.1.3.2. Thủy văn

Khu vực nghiên cứu có sông Bôi là con sông lớn nhất huyện Lạc Thủy chảy qua hầu hết các xã trong huyện thuận lợi cho việc vận tải đường thủy và nguồn nước tưới tiêu cho hoa màu. Tuy nhiên, hàng năm lượng mưa lớn tập trung, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn ngày càng nghèo kiệt. Vì vậy, vào mùa mưa thường lũ lụt gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống cho nhân dân.

3.1.4. Điều kiện thổ nhưỡng

Phần lớn diện tích là núi đá và núi đất lẫn đá; trong khu vực nghiên cứu có các loại đá mẹ chủ yếu: Đá vôi, đá Sa Thạch, Phiến Thạch và đá Mắc Ma.

* Đất: có 3 loại nhóm đất:

- Nhóm đất núi: (độ cao từ 300 – 400m)

+ Nhóm đất Feralit màu nâu đỏ phát triển trên đá vôi, có thành phần cơ giới thịt trung bình, thấm nước tốt, tỷ lệ mùn 3 – 5 %, độ dốc >250, độ dày tầng đất >60cm thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp phát triển.

31

+ Nhóm đất Feralit phát triển trên đá Sa Thạch màu sáng, có thành phần cơ giới thịt nhẹ và thịt pha cát, kết cấu rời rạc, dễ bị rửa trôi, tỷ lệ đá lẫn 10 – 20%, độ dày tầng đất >50cm đối với nhóm đất này chỉ thích hợp trồng các loài cây phát triển nhanh chóng, chịu hạn tốt như Keo, Thông.

- Nhóm đất đồi (có độ cao tuyệt đối < 300m) có các loại đất:

+ Đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét, biến chất; thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình.

+ Đất Feralit màu vàng nhạt trên đá Sa Thạch. + Đất màu nâu thẫm phát triển trên đá vôi. - Nhóm đất ruộng:

+ Đất Feralit màu nâu hình thành trên phù sa cổ, phân bố theo dải gò đồi độ dốc < 200.

+ Đất phù sa được bồi đắp phân bố theo dải 2 bên bờ sông Bôi. + Đất thung lũng ảnh hưởng cacbonnat

3.1.5. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng

3.1.5.1. Tiềm năng đất rừng và rừng

Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích tự nhiên là 31.952,6 ha, trong đó tổng diện tích rừng sản xuất rà soát năm 2010 là 9.603,7 ha.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện là 21.438,9 ha trong đó: - Đất có rừng: 19.703,9 ha

+ Rừng tự nhiên: 10.011,3 ha + Rừng trồng: 9.692,6 ha - Đất chưa có rừng: 1.735 ha - Đất khác: 10.513,7 ha

Có thể thấy tiềm năng đất đai của huyện khá lớn, đất còn khá tốt và thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây ngắn ngày và chăn nuôi.

32

3.1.5.2. Thực vật rừng

- Thực vật rừng khu vực nghiên cứu thuộc kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố chủ yếu, chiếm diện tích lớn trong khu vực. Thực vật chủ yếu là rừng trồng thuần loài keo lai, keo tai tượng, lát hoa, sấu, trám... Các khu rừng phục hồi thường gặp các loài cây gỗ lớn, gỗ nhỡ thuộc các họ chủ yếu như: Re, Dẻ, Xoan,... tầng cây bụi có họ Cam, Mua, Đỏ ngọn, họ phụ Tre trúc. Tầng thảm tươi có các loài phổ biến ở họ Cỏ, Gừng và các loài Dương xỉ.

- Trữ lượng rừng: Trữ lượng cây đứng bình quân đối với loài Keo lai và Bạch đàn đạt 80 m3/ha/7 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của một số mô hình rừng trồng sản xuất và đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng bền vững tại huyện lạc thủy tỉnh hòa bình​ (Trang 38 - 41)